Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm được sử dụng khá phổ biến. Cùng GiaiNgo soạn bài Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm ngắn gọn để hiểu rõ hơn về chúng nhé!
Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm là hai thành phần quan trọng trong đoạn văn. Trước khi vào phần soạn bài Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm thì chúng ta hãy tìm hiểu sơ lược về hai loại dấu này nhé!
Dấu ngoặc đơn dùng để giải thích một ngụ ý nào đó và nhấn mạnh hơn ý mà tác giả muốn đề cập đến. Dấu ngoặc đơn giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề, dễ hình dung hơn.
Ví dụ: Ngày mai tôi và bác Hai (anh trai của bố tôi) sẽ ra Mỹ Khê (bãi biển ở Đà Nẵng) tắm biển.
Dấu hai chấm dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp hoặc lời đối thoại. Dấu hai chấm là một lời báo trước, khi nhìn vào đó sẽ giúp chúng ta hình dung được nội dung, diễn biến của phần phía sau.
Ví dụ: Vừa thấy tôi đi về đầu ngõ, Hoa hớt hải gọi to:
Ê Phương, mi đi đâu đấy, đợi ta với.
Đọc những đoạn trích và trả lời câu hỏi (trang 134 SGK Ngữ văn 8 tập 1)
a) Đùng một cái, họ (những người bản xứ) được phong cho cái danh hiệu tối cao là “chiến sĩ bảo vệ công lí tự do”.
(Nguyễn Ái Quốc, Thuế máu)
b) Gọi là kênh Ba Khía vì ở đó hai bên bờ tập trung toàn những con ba khía, chúng bám đặc sệt quanh các gốc cây (ba khía là một loại còng biển lai cua, càng sắc tím đỏ, làm mắm xe ra trộn tỏi ớt ăn rất ngon).
(Theo Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam)
c) Lí Bạch (701 – 762), nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc đời Đường, tự Thái Bạch, hiệu Thanh Liên cư sĩ, quê ở Cam Túc; lúc mới năm tuổi, gia đình về định cư ở làng Thanh Liên, huyện Xương Long thuộc Miên Châu (Tứ Xuyên).
(Ngữ văn 7, tập 1)
Dấu ngoặc đơn trong những đoạn trích trên dùng để làm gì?
Nếu bỏ phần trong dấu ngoặc đơn thì ý nghĩa cơ bản của đoạn trích trên có thay đổi không?
Trả lời:
Dấu ngoặc đơn trong những đoạn trích:
a) Dùng để đánh dấu phần giải thích nhằm làm rõ họ ngụ ý chỉ ai (những người bản xứ). Phần này ngoài chức năng chú thích nhiều khi còn có tác dụng nhấn mạnh.
b) Dùng để đánh dấu phần thuyết minh về một loài động vật. Tên của nó (ba khía) được dùng để gọi tên một con kênh, giúp người đọc hiểu rõ hơn về đặc điểm của con kênh.
c) Dùng để đánh dấu phần bổ sung thêm thông tin về năm sinh, năm mất của thi sĩ Lí Bạch. Dấu ngoặc đơn thứ hai cho người đọc biết thêm Miên Châu thuộc tỉnh Tứ Xuyên.
Phần trong đầu ngoặc đơn chỉ là phần chú thích thêm, nó không thuộc phần nghĩa cơ bản. Vì vậy nếu bỏ thì nghĩa cơ bản của những đoạn trích không thay đổi.
Trả lời câu hỏi (trang 134 SGK Ngữ văn 8 tập 1)
Dấu hai chấm trong những đoạn trích trên dùng để làm gì?
a) Rồi Dế Choắt loanh quanh, băn khoăn. Tôi phải bảo:
– Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.
Dế Choắt nhìn tôi mà rằng:
– Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang…
(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
b) Như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất.
Người xưa có câu: “Trúc dẫu cháy, đốt ngay vẫn thẳng”. Tre là thẳng thắn, bất khuất!
(Thép Mới, Cây tre Việt Nam)
c) Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng chúng tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
(Thanh Tịnh, Tôi đi học)
Trả lời
a. Dùng để đánh dấu (báo trước) lời đối thoại của Dế Mèn và Dế Choắt.
b. Dùng để đánh dấu (báo trước) lời dẫn trực tiếp (Thép Mới ) dẫn lại lời của người xưa.
c. Dùng để đánh dấu phần giải thích lí do thay đổi tâm trạng của tác giả trong ngày đầu tiên đi học.
Dấu ngoặc đơn dùng để đánh dấu phần chú thích (giải thích, thuyết minh, bổ sung thêm).
Dấu hai chấm dùng để:
Câu 1 trang 134 SGK Ngữ văn 8 tập 1
Giải thích công dụng của dấu ngoặc đơn trong những đoạn trích trang 134 SGK Ngữ văn 8.
a) Đánh dấu phần giải thích ý nghĩa của các cụm từ trong ngoặc kép.
b) Đánh dấu phần thuyết minh nhằm giúp người đọc hiểu rõ trong 2290m chiều dài của cầu có tính cả phần câu dẫn.
c) Đánh dấu phần bổ sung. Phần này có quan hệ lựa chọn với phần được chú thích (có phần này thì không có phần kia). Người tiếp nhận hoặc là người đọc, hoặc là người nghe.
Câu 2 trang 136 SGK Ngữ văn 8 tập 1
Giải thích công dụng của dấu hai chấm trong những đoạn trích trang 136 SGK Ngữ văn 8.
a) Đánh dấu (báo trước) phần giải thích cho ý: họ thách nặng quá.
b) Đánh dấu (báo trước) lời đối thoại (của Dế Choắt nói với Dế Mèn) và phần thuyết minh nội dung mà Dế Choắt khuyên Dế Mèn.
c) Đánh dấu (báo trước) phần thuyết minh cho ý: đủ màu là những màu nào.
Câu 3 trang 136 SGK Ngữ văn 8 tập 1
Có thể bỏ dấu hai chấm trong đoạn trích sau được không? Trong đoạn trích này, tác giả dùng dấu hai chấm nhằm mục đích gì?
Sau từ “rằng” có thể sử dụng hoặc bỏ dấu hai chấm :
– Khi sử dụng: dấu hai chấm sẽ dẫn ra lời nói trực tiếp, hoặc gián tiếp với mục đích nhấn mạnh, trình bày thông tin.
– Khi không sử dụng: phần đứng sau không được nhấn mạnh nữa.
Câu 4 trang 137 SGK Ngữ văn 8 tập 1
Quan sát câu trong câu 4 trang 137 SGK Ngữ văn 8 và trả lời câu hỏi.
Có thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn. Khi thay, ý nghĩa cơ bản của câu không thay đổi, phần trong dấu ngoặc đơn chỉ là phần bổ sung thêm thông tin.
Nếu viết lại là Phong Nha gồm: Động khô và Động nước thì không thể thay dấu hai chấm bằng dấu ngoặc đơn được. Vì trong câu này vế “Động khô và Động nước” không thể coi là thuộc phần chú thích mà là thành phần chính, có tác dụng liệt kê.
Câu 5 trang 137 SGK Ngữ văn 8 tập 1
Bạn học sinh chép lại đoạn văn của Thanh Tịnh như thế là sai. Vì dấu ngoặc đơn (cả ngoặc kép) bao giờ cũng dùng thành cặp. Dấu chấm cuối cùng phải đặt sau dấu ngoặc đơn thứ hai.
Phần được đánh dấu bằng dấu ngoặc đơn chỉ để báo trước cho phần giải thích, thuyết minh cho một phần trước đó.
Câu 6 trang 137 SGK Ngữ văn 8 tập 1
Dựa vào nội dung đã học ở văn bản Bài toán dân số, hãy viết một đoạn văn ngắn về sự cần thiết phải hạn chế việc gia tăng dân số; trong đoạn văn có dùng dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm.
Văn bản Bài toán dân số (Theo Thái An, Báo Giáo dục & Thời đại Chủ nhật) đã đặt ra nhiều vấn đề về dân số. Đây là một vấn đề cấp thiết của việc hạn chế sự gia tăng dân số. Bởi vì gia tăng dân số là điều đáng lo ngại, nó sẽ kéo theo sự thụt lùi về kinh tế, thiếu cái ăn, chỗ ngủ. Từ một câu chuyện bài toán cổ về cấp số nhân, tác giả đã khiến người đọc phải suy nghĩ về vấn đề này. Và thực sự cần có lời giải hợp lý cho: Bài toán dân số.
Xem thêm: Soạn bài Dấu ngoặc kép chương trình Ngữ văn 8 chi tiết Soạn bài xây dựng đoạn văn trong văn bản chi tiết nhất
Xem thêm:
Vậy là chúng ta đã cùng nhau soạn bài Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm xong. Giờ thì, các bạn học sinh đã tự tin hơn khi soạn bài rồi đúng không? Hãy theo dõi GiaiNgo để có nhiều bài soạn bổ ích hơn nhé!