Nhắc đến câu tục ngữ ”Sống chết mặc bay”, chắc hẳn ai nấy đều nghĩ ngay đến tác phẩm cùng tên của Phạm Duy Tốn. Vậy để hiểu rõ hơn về văn bản này, hãy cùng GiaiNgo soạn bài Sống chết mặc bay nhé!
Để hiểu rõ hơn về cách soạn bài Sống chết mặc bay, hãy lướt ngay xuống dưới đây để cùng nhau tìm hiểu chung về tác giả và tác phẩm nhé!
Phạm Duy Tốn sinh năm 1883 và mất năm 1924. Ông sinh ra và lớn lên tại thủ đô Hà Nội. Phạm Duy Tốn là một trong những nhà văn mở đầu cho văn xuôi hiện đại Việt Nam đầu thế kỉ XX. Ông là cha đẻ của nhà văn, nhà báo Phạm Duy Khiêm và nhạc sĩ Phạm Duy.
Các đề tài mà ông thường viết chủ yếu là để phơi bày thực trạng thối nát, bất công của xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Ông có một số tác phẩm tiêu biểu như:
Văn bản Sống chết mặc bay được sáng tác vào tháng 7 năm 1918. Tác phẩm Sống chết mặc bay được in lần đầu trên tạp chí Nam Phong, số 18 xuất bản năm 1918.
Đây được xem như là một trong những tác phẩm thành công nhất của Phạm Duy Tốn. Sở dĩ như vậy là vì Sống chết mặc bay là một trong những truyện ngắn đầu tiên của nền văn xuôi Việt Nam được viết bằng chữ Quốc ngữ. Tác phẩm được coi như là bông hoa đầu mùa của nền văn xuôi hiện đại VN.
Ý nghĩa nhan đề bài Sống chết mặc bay mang đậm chất sâu xa và nhân văn. Tác giả đã vô cùng khéo léo khi đặt tên nhan đề dựa trên một câu tục ngữ trong dân gian. Điều này thể hiện được phong cách và lối sống mới mẻ của tác giả.
Sống chết mặc bay là câu tục ngữ dùng để chỉ những người ích kỉ, vô tâm. Họ chỉ biết nghĩ cho bản thân mà không quan tâm đến những người xung quanh. Cách đặt nhan đề của nhà văn vô cùng độc đáo nhằm tạo nên sự kỳ thú, hấp dẫn người đọc, người nghe.
Tóm tắt bài Sống chết mặc bay:
Trời đã về đêm, khúc đê yếu với hai ba đoạn đã bị thấm lâu đã không còn trụ được. Trong khi đấy nước vẫn cứ dâng cao và mưa vẫn cứ tầm tã. Ở hoàn cảnh “ngàn cân treo sợi tóc” ấy, người dân đã dùng hết mọi sức lực, khẩn trương cứu lấy làng mạc, nhà cửa. Trong khi đó, những tên quan lại đang vui vẻ chơi tổ tôm với nhau cùng những đồ ăn và đồ dùng xa xỉ.
Khi nguy cơ vỡ đê càng đến gần hơn, lính canh và con dân càng đến thông báo, van xin. Nhưng trong lúc ấy, ván bài của quan lại càng lớn, càng giục giã và không quan tâm. Đến khi quan ù ván bài lớn cùng là khi nhân dân rơi vào tình cảnh thảm sầu không kể xiết trong cảnh đê vỡ: “khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết, kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn”.
Chủ đề liên quan:
Chúng ta hãy cùng nhau đi vào phần trả lời các câu hỏi bài Sống chết mặc bay nhé!
Câu 1 (trang 81 SGK Ngữ văn 7 tập 2): Sống chết mặc bay có thể chia làm mấy đoạn? Mỗi đoạn nói gì?
Truyện ngắn Sống chết mặc bay có thể chia làm 3 đoạn:
Đoạn 1 (từ đầu… khúc đê này hỏng mất): Nhân dân gồng mình chống lại con đê sắp vỡ.
Phần 2 (tiếp… điếu mày): Những tên quan lại vô trách nhiệm mải mê đánh tổ tôm mà bỏ mặc dân chúng.
Phần 3 (còn lại): Đê vỡ, nhân dân hối hả chạy để bảo toàn mạng sống của mình.
Với cách chia đoạn như thế này, chúng ta có thể dễ dàng tập trung phân tích từng phân cảnh một cách chi tiết và đầy đủ nhất.
Câu 2 (trang 81 SGK Ngữ văn 7 tập 2):
a. Hai mặt tương phản cơ bản trong truyện “Sống chết mặc bay”:
*Người dân vật lộn, chống chọi với mưa gió hết sức căng thẳng, vất vả:
Những người dân hộ đê: hàng trăm nghìn người, làm việc từ chiều, bì bõm dưới bùn lầy, người nào người nấy ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử.
*Quan đi hộ đê: ngồi trong chỗ an toàn nhất “đình ấy cũng trên mặt đê, nhưng cao mà vững chãi, dẫu nước to thế nữa, cũng không việc gì”, nhàn nhã, chơi tổ tôm, không cho phép ai quấy rầy lúc chơi bài, coi việc đánh bài là trên hết, mặc dân sống chết ra sao khi mà đê vỡ.
c. Quan đi hộ đê: uy nghi, chễm chện ngồi, có người gãi chân, kẻ quạt mát, hầu bài.
d. Dụng ý của tác giả trong việc dựng hai cảnh tương phản này nhằm mục đích so sánh, làm nổi bật sự đối lập.
a. Hai mặt tương phản trong văn bản là: bọn quan lại và dân chúng. Trong khi nhân dân đang gồng mình vật lộn với bão lũ và tìm cách để cứu sống con đê, bọn quan lại chỉ biết ngồi chơi đánh tổ tôm nhàn hạ. Chúng bỏ mặc người dân, không quan tâm đến hoàn cảnh của nhân dân ngoài kia.
b. Để làm rõ sự tương phản, chúng ta có thể thông qua các chi tiết như sau:
Tâm trạng của người dân vô cùng hoang mang lo sợ trước cảnh tượng bão lũ. Điều này được thể hiện qua chi tiết “người dân bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử”; “mưa tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên”. Thảm cảnh người dân chống cơn nước lũ vô cùng náo loạn và căng thẳng.
Trong khi ấy, bọn quan lại đang vô cùng nhàn hạ và an toàn. Chi tiết “quan lại ngồi nơi cao ráo, vững chãi, quây đánh tổ tôm”; “cảnh trong đình nhàn nhã, đường bệ, nguy nga” đã thể hiện rõ điều đó. Bọn quan lại vô trách nhiệm, tham làm, không biết nghĩ cho toàn nhân dân mà chỉ biết nghĩ cho chính bản thân mình.
c. Thông qua hai mặt tương phản, hình ảnh những tên quan hộ đê bỏ mặc dân đã được khắc họa lên rất rõ nét:
Những chi tiết cụ thể trên đã làm nổi bật lên sự đê tiện, tham lam của tên quan vô lại. Chúng được hưởng thụ những của cải, vật chất, đồ dùng sinh hoạt đầy đủ nhất thể hiện cuộc sống xa hoa. Hoàn cảnh này trái ngược hoàn toàn với người dân đang cố gắng chống lũ.
d. Tác giả cố tình dựng lên cảnh tương phản này là để lên án thái độ vô trách nhiệm, lòng lang dạ thú của bọn quan lại. Bên cạnh đó, tác giả Phạm Duy Tốn đã rất sáng suốt trong việc nhấn mạnh hai khung cảnh hoàn toàn trái ngược nhau. Một bên là cảnh tuyệt vọng của người dân khi chống chọi bão lũ, một bên là những tên quan lại đang hăng say đánh bài.
Câu 3 (trang 82 SGK Ngữ văn 7 tập 2):
Trong nghệ thuật văn chương còn có phép tăng cấp (lần lượt đưa thêm chi tiết và chi tiết sau phải cao hơn chi tiết trước), qua đó làm rõ thêm bản chất một sự việc, một hiện tượng muốn nói. Trong Sống chết mặc bay, tác giả đã kết hợp khéo léo phép tương phản và phép tăng cấp để bộc lộ rõ nét tính cách của nhân vật.
Em hãy phân tích, chứng minh ý kiến trên bằng cách trả lời các câu hỏi sau:
a) Sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ của trời mưa, của độ nước sông dâng cao, của nguy cơ vỡ đê, của cảnh vỡ đê vất vả, căng thẳng của người dân (trong đó có mức độ của tiếng trống đánh, ốc thổi, tiếng người gọi nhau sang hộ đê) là thế nào?
b) Sự tăng cấp trong việc miêu tả mức độ đam mê bài bạc của tên quan như thế nào?
c*) Hãy nhận xét về tác dụng của sự kết hợp hai nghệ thuật tương phản và tăng cấp trong việc vạch trần bản chất “lòng lang dạ thú” của tên quan phủ trước sinh mạng của người dân.
Phép tăng cấp được thể hiện ở cả chi tiết tên quan lại và những người dân khốn khổ:
a. Trước hết, phép tăng cấp trong cảnh người dân hộ đê tăng theo mức độ nguy cấp “mưa tầm tã, vẫn mưa tầm tã trút xuống, nước sông dâng lên to quá”.
b. Phép tăng cấp trong văn bản còn được dùng để miêu tả thái độ vô trách nhiệm, lòng dạ lang thú của viên quan. Những tên quan lại ngồi nơi vững chãi, an toàn và có kẻ hầu người hạ xung quanh. Không những thế chúng còn la mắng, dọa dẫm những người bẩm báo đê vỡ.
c. Nghệ thuật tăng cấp đã được tác giả thể hiện rất tinh tế và mang nhiều ý nghĩa sâu xa. Biện pháp này đã tố cáo, lên án thái độ thờ ơ, tắc trách của quan hộ đê.
Câu 4 (trang 82 SGK ngữ văn 6 tập 2):
Hãy phát biểu chung về giá trị hiện thực, nhân đạo và nghệ thuật (ngôn ngữ và hình tượng nhân vật,…) của truyện Sống chết mặc bay.
Về giá trị hiện thực, tác phẩm phản ánh giai cấp thống trị vô trách nhiệm, đặc biệt là những tên quan phụ mẫu hộ đê. Bên cạnh đó, văn bản Sống chết mặc bay cũng đem lại giá trị nhân đạo. Tác giả đã nhấn mạnh sự cảm thông với những vất vả, khốn khổ của người lao động trước cảnh thiên nhiên.
Hơn thế nữa, giá trị nghệ thuật vẫn là điểm nhấn không thể thiếu trong thể loại truyện ngắn. Sống chết mặc bay được viết bằng chữ quốc ngữ và các nhân vật trong truyện bắt đầu có tính cách. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng thành công biện pháp tương phản, tăng cấp nhằm trực tiếp phê phán bản chất xấu xa của bọn quan lại thú tính.
Tham khảo thêm:
Câu 1 (trang 83 SGK Ngữ văn 7 tập 2):
Những hình thức ngôn ngữ đã được vận dụng trong truyện Sống chết mặc bay là:
Câu 2 (trang 83 SGK Ngữ văn 7 tập 2):
Qua ngôn ngữ đối thoại của quan phủ, em thấy tính cách của nhân vật đó như thế nào? Hãy nêu nhận xét về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tính cách nhân vật.
Ngôn ngữ phản ánh tính cách của từng nhân vật. Ngôn ngữ đối thoại của tên quan phủ ngắn, gọn thể hiện sự hống hách, độc đoán và vô trách nhiệm của những tên quan lại.
Như vậy, qua bài viết trên, chắc hẳn các bạn cũng đã biết cách soạn bài Sống chết mặc bay rồi phải không nào? Vậy thì còn chần chờ gì nữa, hãy theo dõi GiaiNgo ngay để cập nhật thêm nhiều thông tin mới mẻ và bổ ích nhé!