Vợ nhặt là một tác phẩm nổi bật của nhà văn Kim Lân. Vậy ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt là gì? Tình huống trong truyện Vợ nhặt là gì? Mọi thắc mắc của các bạn sẽ được GiaiNgo giải đáp trong bài viết dưới đây. Mời độc giả cùng tham khảo.
Dưới đây là top 7 ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt:
Nhan đề Vợ nhặt đã thâu tóm được giá trị cốt lõi và nội dung tư tưởng của toàn bộ tác phẩm. Nhặt có nghĩa là lấy đi những thứ không có giá trị. Điều này thể hiện thân phận con người rẻ rúng như cái rơm, cái rác, có thể “nhặt” ở bất kì đâu.
Đáng lẽ vợ là một người rất quan trọng trong gia đình, có trách nhiệm vuông vắn tổ ấm. Người ta hỏi vợ, cưới vợ còn Tràng lại “nhặt” vợ. Vợ ở đây không được trân trọng, thể hiện tột cùng sự éo le của hoàn cảnh.
Có thể thấy, nhan đề Vợ nhặt phản ánh sự khốn khổ của người dân trong nạn đói năm 1945. Đồng thời, Vợ nhặt còn thể hiện sự cưu mang và khát vọng hướng tới cuộc sống, gia đình, niềm tin của con người trong cảnh khốn cùng.
Nhan đề Vợ nhặt vừa có tính hài hước, bông đùa vừa thể hiện tính xót xa, chua chát. Thông thường, người ta sẽ nhặt đồ vật nào đó, chứ không ai nhặt con người về làm vợ. Chuyện tưởng như rất vui tai nhưng đằng sau đó là những suy ngẫm, trăn trở của tác giả trước giá trị thấp kém của con người.
Nhan đề này là lời kết án đanh thép của nhà văn Kim Lân đối với chế độ Thực dân Pháp và tay sai. Chúng đã đẩy người nông dân vào thế bi kịch và đói khát đến mức “chết như ngả rạ”. Trong tình cảnh này, thân phận con người không có giá trị nên mới dẫn đến chuyện nhặt vợ.
Tấm lòng nhân đạo của nhà văn Kim Lân cũng được thể hiện qua tác phẩm này. Ông đồng cảm xót xa cho cảnh ngộ của người nông dân trong nạn đói năm 1945. Mặc dù trong tình cảnh éo le nhưng Kim Lân vẫn trân trọng, khao khát về mái ấm hạnh phúc gia đình của người nông dân.
Nhan đề Vợ nhặt hàm chứa rất nhiều ý nghĩa. Đây là một tựa đề độc đáo, gây sự chú ý, tò mò và lôi cuốn cho người đọc. Nhặt thường chỉ được dùng để lượm lặt đồ vật chứ không ai nhặt vợ. Thế mà Tràng lại nhặt được vợ.
Điều đáng nói ở đây là nghèo và xấu trai như Tràng mà cũng lấy được vợ, đặc biệt anh còn là dân ngụ cư nữa. Mới đầu cả xóm không ai tin Tràng lấy vợ, ai nấy cũng đều ngạc nhiên và xem đó là điều vô lý.
Đến bà cụ Tứ là mẹ của Tràng cũng không tin. Ngay cả Tràng cũng không tin bản thân mình đã có vợ.
Lấy vợ là chuyện hệ trọng đánh dấu bước ngoặt lớn trong cuộc đời của một người đàn ông. Do đó, cưới vợ sẽ được tổ chức long trọng có sự chứng kiến của bà con hai bên họ hàng đến chúc mừng. Thế nhưng trong Vợ nhặt, với vài câu bông đùa Tràng đã có vợ.
Chỉ vài bát bánh đúc và không cần của hồi môn, vợ đã theo không Tràng về nhà. Trong cuộc hôn nhân này không có bất cứ sính lễ, cỗ cưới cũng như sự chúc mừng của hai bên họ hàng. Việc Tràng lấy vợ diễn ra rất nhanh chóng, tình cờ khiến ai cũng không khỏi ngỡ ngàng.
Đáng lẽ lấy vợ là niềm hạnh phúc lớn lao. Thế nhưng trong hoàn cảnh này, niềm hạnh phúc quá nhỏ so với nỗi lo về miếng ăn. Thêm một miệng ăn là thêm một nỗi lo lắng.
Qua nhan đề Vợ nhặt ta thấy rõ hơn tình cảnh và thân phận của người nông dân nghèo trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. Cái đói, cái rét làm mất đi nhu cầu hạnh phúc của con người. Từ đó, họ phải làm mọi cách để bám víu cuộc sống, để có cái ăn, cái mặc.
Nhan đề Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân gắn liền với hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. Đó là số phận thê thảm của những người phụ nữ trong nạn đói kinh khủng năm 1945. Chỉ vỏn vẹn 2 lần gặp gỡ, 4 bát bánh đúc và những câu nói tầm phơ tầm phào mà Tràng đã lấy được vợ.
Tác phẩm có sức mạnh tố cáo xã hội phong kiến và bọn thực dân đã đẩy con người đến bước đường cùng. Nhưng bên cạnh đó, Vợ nhặt cũng bộc lộ vẻ đẹp của người nông dân, vẫn có niềm tin vào cuộc sống. Đây cũng chính là giá trị nhân đạo mà nhà văn Kim Lân muốn gửi gắm trong bài.
Tác phẩm Vợ nhặt vừa thể hiện ý nghĩa hiện thực vừa bộc lộ ý nghĩa nhân đạo to lớn. Từ “nhặt” trong Vợ nhặt là một động từ. Dựng vợ gả chồng là một chuyện hết sức đại sự. Thế nhưng việc lấy vợ của Tràng chỉ là nhặt nhạnh như nhặt cái rơm, cái rác ngoài đường.
Thân phận con người từ bao giờ lại trở nên rẻ rúng đến như vậy. Vì cái đói, cái khát mà họ đã bỏ qua thể diện của bản thân để theo không về làm vợ người ta.
Thẳm sâu của câu chuyện này còn là sự khát khao về mái ấm gia đình, là tình yêu thương, đùm bọc của người dân lao động. Dù trong tận cùng của bi kịch, họ vẫn luôn hướng về ánh sáng và có niềm tin ở tương lai về một cuộc sống tốt đẹp.
Nhan đề Vợ nhặt dùng để định danh một loại vợ. Đó là vợ theo không, người vợ không mai mối, không lễ nghĩa cưới xin đàng hoàng. Điều này thể hiện thân phận thấp bé, rẻ rúng của con người trong nạn đói lịch sử năm 1945.
Chính xã hội phong kiến và bọn thực dân tàn ác đã đẩy con người vào tình cảnh khốn cùng, lay lắt. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh bi thảm đó, người nông dân vẫn không bỏ mặc nhau. Họ đồng cảm và không ngừng vươn lên, tin tưởng mãnh liệt về những điều tốt đẹp sẽ xảy đến trong tương lai.
Chắc hẳn qua top 7 ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt ngắn gọn ở trên bạn đã hiểu rõ hơn về câu chuyện này. Tiếp đến nội dung của bài viết là tình huống của truyện Vợ nhặt. Mời bạn đọc cùng theo dõi.
Chủ đề tham khảo:
Để hình dung và nắm rõ được tình huống trong truyện Vơ nhặt bạn nên vẽ một sơ đồ tư duy. Điểm gây cấn trong tác phẩm Vợ nhặt của nhà văn Kim Lân là xây dựng một cuộc hôn nhân oái ăm, kì lạ.
Tình huống của câu chuyện là kể về nhân vật Tràng. Anh là một nông dân nghèo thô kệch, dân ngụ cư bỗng “nhặt” được vợ trong nạn đói khủng khiếp năm 1945.
Việc lấy vợ dễ dàng của Tràng khiến không ít người dân trong xóm bất ngờ. Ngay chính bà Tứ là mẹ của anh cũng ngỡ ngàng không kém. Thậm chí cả bản thân Tràng vẫn không tin là mình đã có vợ.
Hoàn cảnh ra đời của truyện sẽ được GiaiNgo bật mí trong nội dung sau của bài viết ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Truyện Vợ nhặt có nguồn gốc ban đầu từ tiểu thuyết Xóm ngụ cư. Tác phẩm được nhà văn Kim Lân viết ngay sau cách mạng tháng Tám. Tuy nhiên tác phẩm đang soạn dang dở thì bị mất bản thảo.
Sau hoà bình lập lại năm 1954, Kim Lân dựa vào phần cốt truyện cũ và viết lại thành truyện Vợ nhặt. Tác phẩm này được in trong tập truyện Con chó xấu xí. Toàn bộ truyện Vợ nhặt tái hiện lại bức tranh nạn đói năm 1945. Qua đó, thể hiện tấm lòng cảm thông sâu sắc tác giả đối với con người trong nạn đói.
Phần nội dung tiếp theo của bài viết ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt là những thông tin về nhà văn Kim Lân. Mời bạn đọc theo dõi bài viết của GiaiNgo để biết thêm chi tiết.
Nhà văn Kim Lân có tên thật là Nguyễn Văn Tài, sinh năm 1920 và mất năm 2007. Ông quê ở Tân Hồng, Từ Sơn, Bắc Ninh. Do gia cảnh khó khăn nên ông chỉ học hết tiểu học. Sau đó, ông vừa làm thợ sơn guốc, khắc tranh bình phong, vừa viết văn.
Năm 1944, nhà văn Kim Lân – tác giả của Vợ nhặt tham gia Hội văn hóa cứu quốc. Ở thời điểm đó, ông thường xuyên hoạt động văn nghệ phục vụ kháng chiến và cách mạng. Chẳng hạn như viết văn, làm báo, diễn kịch và đóng phim.
Kim Lân là một cây bút chuyên viết truyện ngắn. Ông thường viết về nông thôn và người nông dân. Văn phong của ông rất giản dị nhưng không kém phần hấp dẫn, gợi cảm.
Dưới đây là một số tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Kim Lân:
Qua nội dung tóm tắt trên chắc hẳn bạn đọc đã biết được nhan đề vợ nhặt có ý nghĩa gì rồi đúng không nào. Hi vọng bài viết ý nghĩa nhan đề Vợ nhặt của GiaiNgo có thể giúp bạn có thêm cái nhìn sâu sắc về tác phẩm này. Hẹn gặp bạn ở những bài viết tiếp theo.