Đã bao giờ bạn nghe đến tên gọi Lăng Cha Cả khi ghé đến Sài Gòn chưa? Bạn có thắc mắc Lăng Cha Cả ở đâu? Tại sao lại gọi là Lăng Cha Cả? Tất cả sẽ được GiaiNgo giải đáp ngay sau đây!
Lăng Cha Cả là một địa điểm cũ ở Sài Gòn. Đây là tên gọi khu lăng mộ của Giám mục Bá Đa Lộc (người xưa gọi là Cha Cả).
Ngôi mộ xưa là một di tích lịch sử, bao gồm cả khu vực xung quanh khu lăng mộ. Địa điểm này thuộc địa phận phường 4, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh.
Khu lăng mộ đã được giải tỏa trong thập niên 1980. Hiện nay, nơi đây là một nút giao thông quan trọng dưới hình thức một vòng xoay giao thông, ở giữa có đặt quả địa cầu lớn.
Vòng xoay Lăng Cha Cả nằm ở phường 4, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh. Đây là nút giao thông quan trọng của thành phố.
Vòng xoay là điểm giao cắt của các trục đường lớn như Cộng Hòa, Hoàng Văn Thụ, Trần Quốc Hoàn, Lê Văn Sỹ, Bùi Thị Xuân. Vòng xoay nổi bật với quả địa cầu hai màu xanh – đỏ, có đường kính khoảng 2 mét.
Vòng xoay Lăng Cha Cả hiện nay vốn là khu lăng mộ của giám mục người Pháp Bá Đa Lộc. Ông có công trong việc dựng nên triều đình nhà Nguyễn.
Lăng Cha Cả hiện nay không còn tồn tại nữa. Phần sót lại duy nhất là điểm tròn làm vòng xoay (bùng binh) ở trên đường Hoàng Văn Thụ.
Lăng Cha Cả được xây dựng ở khu Tân Sơn Nhứt ngày xưa. Theo thời gian, khu vực này dần phát triển buộc khu lăng mộ bị thu hẹp lại. Tuy nhiên, khu mộ vẫn được giữ gìn đến hết thời Việt Nam Cộng hòa.
Năm 1980, Chính phủ ban hành lệnh giải tỏa Lăng Cha Cả. Đến năm 1983, ngôi lăng mộ này bị phá hủy. Khu lăng mộ biến mất nhường chỗ cho một đô thị Sài Gòn phát triển.
Cha Cả chính là tên gọi của Giám mục Thượng sư Bá Đa Lộc. Tên đầy đủ của ông là Pierre Joseph Georges Pigneau de Behaine, thường viết là Pigneau de Behaine.
Ông sinh ngày 02/02/1741, mất ngày 09/10/1799. Bá Đa Lộc là một giáo sĩ người Pháp được Nguyễn Ánh (vua Gia Long) coi trọng.
Năm 1765, sau khi được sắc phong linh mục, ông sang Việt Nam truyền giáo. Ông có công lớn trong việc phò trợ Nguyễn Ánh chống lại quân Tây Sơn.
Trong trận vây thành Quy Nhơn – Thị Nại năm 1799, Bá Đa Lộc qua đời. Ông được đưa về an táng ở gần nhà cũ tỉnh Gia Định.
Giám mục Bá Đa Lộc mất năm 1799 ở Thị Nại. Vì được vua Gia Long trọng vọng, ông được đưa về an táng ở gần ngôi nhà cũ ở thành Gia Định. Địa điểm là khu Vườn Xoài, Tân Sơn Nhứt nằm ở phía Tây Bắc Sài Gòn. Việc xây mộ được triều đình giao cho linh mục Barthélemy Sang.
Mặc dù Giám mục Bá Đa Lộc là người Pháp nhưng mộ ông được xây theo kiểu kiến trúc Việt Nam. Lăng Cha Cả được xây trên khu đất rộng khoảng 2000m²; gồm một dãy nhà lợp ngói, cột và vách bằng gỗ quý, ở trước có bia đá lớn. Khu mộ có bình phong, bái đường và hậu cung.
Vào thế kỷ XX, khu Tân Sơn Nhứt phát triển lên, hòa nhập vào khu ngoại ô Sài Gòn. Ở phía Bắc lăng có phi trường quốc tế Tân Sơn Nhứt và Bộ Tổng tham mưu Việt Nam Cộng hòa. Ở phía Tây có bến xe đò khá lớn.
Với sự thay đổi và phát triển liên tục đó, khu lăng mộ dần bị thu hẹp thành điểm tròn nằm lọt giữa đường Võ Tánh. Tuy nhiên, khu mộ vẫn tồn tại đến hết thời Việt Nam Cộng hòa.
Năm 1980, Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban lệnh giải tỏa lăng mộ. Ngày 2/3/1983, Lăng Cha Cả bị san bằng và cải táng hoàn tất. Di hài của Giám mục Bá Đa Lộc được giao lại cho tổng lãnh sự Pháp để đưa về nước Pháp.
Toàn bộ khu lăng mộ bao gồm mấy nếp nhà cũ bị phá hủy. Chỉ còn lại duy nhất điểm tròn làm vòng xoay (bùng binh) ở trên đường Hoàng Văn Thụ ngày nay. Tại đây, cũng đã có một cầu vượt thép được khởi công xây dựng và hoàn thành năm 2013.
Kiến trúc đặc biệt của Lăng Cha Cả ở chỗ, Cha Cả là người Pháp nhưng lăng mộ của ông thì được xây theo kiểu Việt Nam. Tổng diện tích khu lăng mộ rộng khoảng 2000m².
Kiến trúc của Lăng Cha Cả được xây hoàn toàn theo phong cách Việt Nam. Lăng kín như kiểu một cái đình với bình phong, nơi bái đường và hậu cung.
Tổng thể lăng gồm một nhà lợp ngói, cột và vách bằng gỗ quý. Ở trước có bia đá lớn ghi lại công đức của giám mục. Chính mộ là cái sập đá to, xung quanh đặt các cửa gỗ bao kín. Lăng mái lợp ngói âm dương.
Theo thông tin ngoài lề, lúc mất Bá Đa Lộc có thể được chôn cất tại Nha Trang (Khánh Hòa) chứ không phải ở Lăng Cha Cả. Việc xây dựng ngôi mộ gió ở đây là cách để ngụy trang phòng ngừa trường hợp xấu nhất.
Mời các bạn độc giả của GiaiNgo ngắm nhìn những hình ảnh Lăng Cha Cả của Sài Gòn xưa. Từ đó, chúng ta có thể thêm phần hình dung về khu lăng mộ mang kiến trúc điển hình Á Đông đã từng tồn tại một thời.
Qua bài viết trên, chúng ta đã biết được Lăng Cha Cả ở đâu cũng như thông tin về khu lăng mộ cũ này. Nếu tới Sài Gòn, bạn hãy thử bắt chuyến xe buýt khu vực này nhé! Đừng quên chia sẻ bài viết của GiaiNgo nhé!