Sân bay Long Thành đang trong quá trình xây dựng được xem là cảng hàng không quốc tế lớn nhất của nước ta trong tương lai gần. Vậy sân bay Long Thành ở đâu? Cùng GiaiNgo khám phá những thông tin xoay quanh sân bay quốc tế này!
Sân bay Long Thành là một sân bay quốc tế nằm ở tỉnh Đồng Nai. Với công suất lên đến 100 triệu hành khách/năm khi hoàn tất cả xây dựng, đây sẽ là sân bay lớn nhất Việt Nam trong tương lai.
Theo quy hoạch tổng thể, vị trí địa lí sân bay Long Thành nằm tại xã Bình Sơn, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai. Sân bay cách Thành phố Hồ Chí Minh 40 km về phía Đông; cách thành phố Biên Hòa 30 km về phía Đông Nam; cách thành phố Vũng Tàu 70 km về phía Bắc.
Sân bay cũng nằm cạnh quốc lộ 51A gần thị trấn Long Thành; cách cửa ngõ vào khu đô thị công nghiệp Nhơn Trạch 5 km và cách Sân bay Tân Sơn Nhất 43 km. Tọa độ 10.746710, 106.967939.
Sân Bay Long Thành nằm ở vị trí trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là đầu mối của những tuyến đường giao thông quan trọng nhất trong vùng Long Thành: TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, Long Thành – Cái Mép.
Địa thế của sân bay Long Thành được cho là hiếm có trên thế giới. Đây là sân bay quốc tế quy mô lớn lại nằm gần những khu công nghiệp và cảng biển quan trọng của nước ta. Sân bay Long Thành có thể kết nối các cảng biển lớn như Vũng Tàu, Cát Lái, Sài Gòn, Cái Mép,… Đồng thời, có ảnh hưởng lớn đến các điểm du lịch như: Nha Trang, Vũng Tàu, Phan Thiết,…
Với vị trí địa lí thuận lợi như vậy, sau khi hoàn thành xây dựng, sân bay Long Thành sẽ trở thành cảng hàng không đông đúc nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong tương lai gần. Đây hứa hẹn sẽ đem đến sự phát triển cho cả khu vực kinh tế phía Nam và cả nước ta.
Ngày 11 tháng 11 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ký Quyết định số 1777/QĐ-TTg phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1.
Trong giai đoạn này, dự kiến sẽ xây dựng một nhà ga công suất 25 triệu khách/năm, một đường cất hạ cánh 4000m x 75m, một đài kiểm soát không lưu cao khoảng 123m và các công trình liên quan khác. Thời gian dự kiến triển khai công tác thiết kế và hoàn thành xây dựng trong giai đoạn 2020 – 2025.
Ngày 5 tháng 1 năm 2021, dự án sân bay Long Thành chính thức khởi công xây dựng giai đoạn 1 với sự tham dự của Thủ Tướng Chính Phủ, Bộ GTVT và các ban ngành liên quan. Giai đoạn 1 của dự án này dự kiến sẽ được khánh thành năm 2025.
Theo quy hoạch tổng thể, sân bay Long Thành sẽ có bốn đường cất hạ cánh đạt tiêu chuẩn quốc tế mới nhất (dài 4000m, rộng 60m) để phục vụ các loại máy bay 2 tầng khổng lồ như Airbus A380, Boeing 747. Sân bay có bốn nhà ga rộng lớn và hiện đại với tổng công suất phục vụ 100 triệu khách/năm.
Tổng diện tích sàn 373.000m². Xây dựng đài kiểm soát không lưu cao khoảng 123m. Xây dựng các công trình phụ trợ như: nhà để xe; khu cung cấp suất ăn hàng không; các cơ sở bảo trì trang thiết bị, vệ sinh máy bay; trạm cung cấp nhiên liệu, thoát và xử lý nước thải,…
Nhà ga hàng hóa công suất 5 triệu tấn/năm. Diện tích đất quanh sân bay vào khoảng 25.000 ha (trong đó diện tích cảng hàng không quốc tế Long Thành vào khoảng 5.000 ha).
Theo kế hoạch thì sân bay Long Thành sẽ là một cảng trung chuyển hàng không của Việt Nam và quốc tế. Sân bay Long Thành sẽ là sân bay cấp 4F – cấp cao nhất theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hàng không Dân dụng quốc tế hoặc có thể là cao hơn theo tiêu chuẩn ICAO.
Dự án xây dựng sân bay Long Thành được triển khai theo 3 giai đoạn chính: 2019 – 2025, 2025 – 2035, 2035 – 2050 và sau 2050. Hiện tại, quy hoạch dự án đã được Chính phủ Việt Nam phê duyệt tại Quyết định số 909/QĐ-TTg ngày 14 tháng 06 năm 2011 do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ký.
Việt Nam hiện nay cần phải có một sân bay quy mô lớn nhằm cạnh tranh với các sân bay lớn khác trên quốc tế và khu vực. Đồng thời xem xét TP. Hồ Chí Minh – Đồng Nai có vị trí quá thuận lợi, thích hợp để xây dựng một cảnh hàng không quốc tế.
Chính vì vậy, Chính phủ đã định hướng sân bay Long Thành sẽ là một cảng trung chuyển hàng không và là thủ phủ hàng không của cả nước cũng như trên quốc tế. Mục đích là thu hút khách quá cảnh và các chuyến bay trung chuyển tại đây để thu lợi kinh tế.
Ngoài ra, đây sẽ là khu trung tâm dịch vụ hàng không trên quốc tế với nhiều dịch vụ như cung ứng xăng dầu, bảo trì, nâng cấp, sửa chữa máy bay,… cho các hãng hàng không trong nước và quốc tế. Do đó khả năng đóng góp phát triển kinh tế của sân bay Long Thành là rất lớn, theo nghiên cứu thì sân bay Long Thành sẽ đóng góp được 3 – 5% GDP cả nước.
Khi sân bay Long Thành đi vào hoạt động thì sẽ đảm nhiệm 80% tổng lượng khách quốc tế. Số lượng này tính luôn cả khách quá cảnh trên các chuyến bay quốc tế và 20% khách quốc nội.
Trong khi đó, sân bay Tân Sơn Nhất sẽ chủ yếu phục vụ các chuyến bay quốc nội với việc đảm nhận 80% khách quốc nội và 20% khách quốc tế. Tuy nhiên, sân bay này không đảm nhận các chuyến bay trung chuyển cũng như khách quá cảnh trên các chuyến bay quốc tế.
Sân bay quốc tế Long Thành dự kiến triển khai qua ba giai đoạn. Tổng mức đầu tư cho toàn bộ ba giai đoạn của dự án là 336.600 tỉ đồng (tương đương 16,03 tỉ đô la Mỹ, áp dụng đơn giá của năm 2014). Trong đó, riêng giai đoạn 1 là 114.450 tỉ đồng (tương đương 5,45 tỉ đô la Mỹ).
Mục tiêu mà Bộ GTVT đề ra là sẽ khởi công sân bay Long Thành vào năm 2020, hoàn thành vào năm 2024 và đầu năm 2025 đưa vào khai thác giai đoạn 1.
Giai đoạn 1
Giai đoạn 1 sẽ đầu tư một đường băng và một nhà ga hành khách, mục đích là giảm tải cho sân bay Tân Sơn Nhất. Tổng mức đầu tư của giai đoạn 1 là 114.451 tỉ đồng (tương đương 5,45 tỉ đô la Mỹ).
Cùng xây dựng là các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu hành khách và 1,2 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Chậm nhất đến năm 2025 sẽ hoàn thành và đưa vào khai thác giai đoạn 1.
Giai đoạn 2
Giai đoạn 2 tiếp tục đầu tư xây dựng thêm một đường băng cấu hình mở và một nhà ga hành khách, nâng quy mô sức chứa đến 50 triệu khách và 1,5 triệu tấn hàng hóa. Giai đoạn 2 dự kiến triển khai từ năm 2025 đến 2035.
Giai đoạn 3
Giai đoạn 3, sẽ hoàn thành các hạng mục của dự án để đạt công suất 100 triệu hành khách/năm và 5 triệu tấn hàng hóa/năm. Khi hoàn thành, sân bay sẽ có bốn nhà ga và bốn đường băng.
Giai đoạn 3 dự kiến triển khai từ năm 2035 đến năm 2050.
Sân bay Long Thành được thiết kế với hình ảnh bông sen cách điệu. Đây là thiết kế được lựa chọn từ Trung tâm triển lãm nghệ thuật Việt Nam (Hà Nội) trưng cầu ý kiến người dân và các chuyên gia.
Hình ảnh bông sen được sử dụng xuyên suốt trong quá trình thiết kế, mái, phối cảnh mặt chính nhà ga, nội thất khu vực quầy làm thủ tục. Khu vực nhà để xe ngoài trời, trên mái sử dụng làm công viên cây xanh kết hợp với hồ nước lớn tại vị trí trung tâm cũng lấy ý tưởng hoa sen làm điểm nhấn.
Phương án bố trí mái sảnh chính với độ vươn lớn. Ngoài ra, việc bố trí mái nhỏ tại khu vực cầu cạn tương đối hài hòa (giống như những lớp xếp của bông hoa sen), mang lại cho du khách quốc tế một cảm nhận ban đầu, ấn tượng, lưu giữ về hình ảnh của quốc hoa Việt Nam.
Sau khi hoàn thành, theo quy hoạch thì sân bay Long Thành sẽ có bốn đường băng. Hạ cánh chuẩn quốc tế mới nhất (dài 4000m, rộng 60m) có thể phục vụ các loại máy bay 2 tầng khổng lồ như Airbus A380, Boeing 747.
Sân bay có bốn nhà ga rộng lớn, hiện đại. Công suất phục vụ tối đa có thể đạt 100 triệu khách mỗi năm. Nhà ga hàng hóa có công suất 5 triệu tấn một năm.
Diện tích đất xung quanh khoảng 25.000 ha ( diện tích của cảng hàng không quốc tế Long Thành là 5000 ha). Theo kế hoạch, sân bay Long Thành sẽ là cảng trung chuyển hàng không của Việt Nam và quốc tế.
Công ty Heerim Architects & Planners (Hàn Quốc) là đơn vị thiết kế. Công ty này cũng thiết kế nhiều nhà ga lớn như:
Như vậy, chúng ta đã biết được sân bay Long Thành ở đâu. Trong tương lai, sân bay Long Thành sẽ trở thành một trong những cảng hàng không quốc tế lớn nhất khu vực cũng như đem lại không ít lợi ích kinh tế cho đất nước. Cùng GiaiNgo chờ đón một ngày không xa, sân bay Long Thành đi vào hoạt động!