Chắc hẳn văn bản Sống chết mặc bay đã quá quen thuộc với tất cả chúng ta rồi phải không? Vậy ý nghĩa nhan đề Sống chết mặc bay là gì? Hãy cùng GiaiNgo tìm hiểu và khám phá ngay về ý nghĩa nhan đề Sống chết mặc bay và nhiều thông tin thú vị xoay quanh tác phẩm này nhé!
Sống chết mặc bay là gì? Ý nghĩa nhan đề Sống chết mặc bay là gì? Hãy lướt ngay xuống bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu về văn bản này nhé!
Sống chết mặc bay là nhan đề của một văn bản thuộc chương trình lớp 7. Tác giả của tác phẩm này là Phạm Duy Tốn. Ông là một trong số những người có thành tựu về thể loại truyện ngắn hiện đại.
Ông sáng tác Sống chết mặc bay vào tháng 7 năm 1918. Đây cũng được coi là một trong những tác phẩm thành công nhất của ông.
Sống chết mặc bay cũng là một câu tục ngữ từ xa xưa của ông cha ta. Cây tục ngữ này mang ý nghĩa thể hiện sự ích kỉ, chỉ nghĩ đến bản thân mình mà không nghĩ đến người khác.
Theo em, Sống chết mặc bay nghĩa là mặc sự đời, chỉ quan tâm đến bản thân mình. Câu tục ngữ mang nghĩa sâu xa, để chỉ những người sống vô trách nhiệm và chỉ biết hưởng lợi cho bản thân. Từ xa xưa, lối sống đã luôn bị lên án và phê phán bởi đây là lối sống tiêu cực, ích kỉ.
Câu tục ngữ Sống chết mặc bay dùng để chỉ những người ích kỉ, không quan tâm đến mọi người xung quanh. Cụ thể hơn, từ “mặc” nghĩa là mặc kệ, không quan tâm. Sống chết mặc bay là dù cho “bay” (chúng mày) có sống chết thế nào cũng không quan tâm.
Tác phẩm Sống chết mặc bay của tác giả Phạm Duy Tốn là một trong những tác phẩm được rất nhiều người yêu thích. Về tác giả, Phạm Duy Tốn sinh năm 1883 và mất năm 1924. Quê ông ở Thường Tín, tỉnh Hà Tây (Hà Nội ngày nay).
Ông là một trong số những nhà văn mở đường cho truyện ngắn hiện đại Việt Nam. Thể loại truyện ngắn ông thường viết là về hiện thực xã hội đương thời.
Về tác phẩm, Sống chết mặc bay được sáng tác tháng 7 năm 1918 và được xem như là tác phẩm thành công nhất của Phạm Duy Tốn.
Ý nghĩa nhan đề Sống chết mặc bay là gì? Nhan đề Sống chết mặc bay mang rất nhiều ý nghĩa sâu xa và đậm chất nhân văn. Tác giả đã vô cùng khéo léo khi đặt tên nhan đề dựa trên một câu tục ngữ trong dân gian. Điều này thể hiện được phong cách và lối sống mới mẻ của tác giả.
Trước hết, Sống chết mặc bay là câu tục ngữ dùng để chỉ những người ích kỉ, vô tâm. Họ chỉ biết nghĩ cho bản thân mà không quan tâm đến những người xung quanh. Cách đặt nhan đề của nhà văn vô cùng độc đáo nhằm tạo nên sự kỳ thú, hấp dẫn người đọc, người nghe.
Đặc biệt hơn nữa, tác giả Phạm Duy Tốn còn sử dụng phép tương phản và tăng cấp trong văn tự sự. Điều này làm nổi bật lên tiếng nói phê phán và sự lên án hiện thực sâu sắc. Đồng thời, nhan đề còn thể hiện rõ ràng ý nghĩa nhân đạo xuyên suốt tác phẩm.
Nhan đề Sống chết mặc bay chính là ”điểm sáng” của toàn bài. Nó làm nổi bật lên ý chính và khái quát được những đặc điểm nổi bật tiêu biểu của nhân vật tên quan phụ mẫu.
Kiến thức hữu ích:
Tác phẩm Sống chết mặc bay mang lại rất nhiều giá trị nhân đạo. Trước tiên, tác phẩm thể hiện, lên án gay gắt thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm, chỉ biết nghĩ cho bản thân mình của tên quan phủ ”lòng lang dạ thú”.
Bên cạnh đó, tác phẩm còn mang lại giá trị nhân đạo, bày tỏ niềm thương cảm trước tình cảnh khổ cực của nhân dân do thiên tai; do sự vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.
Ngoài cái tên Sống chết mặc bay chúng ta có thể đặt một số tên khác như:
Tuy nhiên, cái tên Sống chết mặc bay là cái tên phù hợp nhất để đặt nhan đề cho tác phẩm.
Như vậy, thông qua bài viết trên, chắc hẳn các bạn cũng đã biết ý nghĩa nhan đề Sống chết mặc bay là gì rồi phải không nào? Vậy thì còn chần chừ gì nữa, hãy theo dõi GiaiNgo ngay để cập nhật thêm nhiều thông tin mới mẻ và bổ ích nhé!