Xuất xứ hay xuất sứ? Từ nào mới đúng chính tả tiếng Việt?

Một trong những lỗi chính tả thường gặp đó là nhầm lẫn âm x/s. Xuất xứ hay xuất sứ là cặp từ điển hình. Vậy xuất xứ hay xuất sứ mới đúng chính tả? Cùng GiaiNgo tìm hiểu nhé!

Xuất xứ hay xuất sứ mới đúng chính tả?

Trước khi giải đáp câu hỏi xuất xứ hay xuất sứ, ta hãy cùng tìm hiểu khái niệm của từng từ xuất xứ – xuất sứ nhé!

Xuất xứ là gì?

Theo từ điển tiếng Việt, xuất xứ được định nghĩa là nguồn gốc của một văn bản hoặc một tài liệu được trích dẫn ra. Ví dụ như xuất xứ của bài thơ.

Ngoài ra, từ xuất xứ cũng được dùng để chỉ nguồn gốc hình thành của sản phẩm. Ví dụ như chiếc bình gồm này có xuất xứ ở Trung Quốc, hàng không rõ xuất xứ,…

Xuất xứ hay xuất sứ?

Xuất sứ là gì?

Từ điển tiếng Việt không có nghĩa của từ xuất sứ. Tuy nhiên, khi tách ra thành “xuất” và “sứ” thì có nghĩa như sau:

  • Xuất: nghĩa là điểm bắt đầu. Ví dụ như xuất phát.
  • Sứ: nghĩa là một chất liệu được tạo ra từ đất nung. Ví dụ như chén sứ.

Xuất xứ hay xuất sứ đúng chính tả?

Với phân tích trên thì ta đã biết rõ từ “xuất xứ” đúng chính tả, còn “xuất sứ” thì không có nghĩa. Đây là cách viết sai chính tả vì nhầm lẫn phụ âm x/s.

Nguyên nhân của lỗi sai chính tả này có thể do không đọc rõ âm x/s và không nắm nghĩa của từ, dẫn đến sai cách phát âm và sai trong cách viết. Bạn lưu ý rằng “xuất xứ” mới là từ đúng nhé!

Xuất xứ hay xuất sứ?

Một số khái niệm liên quan đến xuất xứ

Vậy là bạn đã có đáp án cho câu hỏi xuất xứ hay xuất sứ. Từ đúng chính tả  “xuất xứ” được sử dụng rộng rãi trong đời sống hằng ngày.

Cùng GiaiNgo tìm hiểu một số khái niệm liên quan đến từ xuất xứ nhé!

Xuất xứ hàng hóa là gì?

Xuất xứ hàng hóa là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa; trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.

Xuất xứ hay xuất sứ?

Giấy chứng nhận xuất xứ là gì?

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (tiếng Anh: Certificate of Origin, viết tắt là C/O) là văn bản hoặc các hình thức có giá trị pháp lý tương đương do cơ quan; tổ chức thuộc nước hoặc vùng lãnh thổ xuất khẩu hàng hóa cấp.

Dựa trên quy định và yêu cầu liên quan về xuất xứ, chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa đó.

Xuất xứ hay xuất sứ?

Phân biệt xuất xứ và nơi sản xuất hàng hóa

Liên quan đến xuất xứ, có một khái niệm khác cũng thường bị nhầm lẫn với xuất xứ đó là nơi sản xuất hàng hóa. Cùng GiaiNgo phân biệt 2 khái niệm này dựa trên những tiêu chí sau nhé!

Khái niệm

  • Xuất xứ hàng hóa: Là nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cuối cùng đối với hàng hóa.
  • Nơi sản xuất hàng hóa: Chỉ khu vực sản xuất, chế biến ra sản phẩm đó, được người tiêu dùng xem là nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.

Bản chất:

  • Xuất xứ hàng hóa: Chứng nhận nơi xuất xứ hàng hóa để được hưởng các ưu đãi từ thuế.
  • Nơi sản xuất hàng hóa: Cung cấp thông tin cho người tiêu dùng về nơi sản xuất ra hàng hóa.

Giá trị pháp lý:

  • Xuất xứ hàng hóa: Được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Bắt buộc phải ghi trên nhãn hàng hóa (theo khoản 1 Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP).
  • Nơi sản xuất hàng hóa: Không có giá trị pháp ý, chỉ có giá trị thương mại nhằm khẳng định nơi sản xuất hàng hóa để thu hút người tiêu dùng.

Xuất xứ hay xuất sứ?

Xem thêm:

Bài viết trên của GiaiNgo đã giúp bạn giải đáp câu hỏi xuất xứ hay xuất sứ là từ đúng chính tả cùng giải thích một số khái niệm liên quan. Theo dõi GiaiNgo để cập nhật những tin tức mới nhất nhé!