Vương Ngữ Yên là một trong những mỹ nhân được yêu thích nhất trong loạt tiểu thuyết của cố nhà văn Kim Dung. Nhân vật này được miêu tả là có nhan sắc xinh đẹp tuyệt trần và trí tuệ hơn người. Vậy Vương Ngữ Yên là ai? Hãy cùng GiaiNgo khám phá nhé!
Vương Ngữ Yên là một nhân vật trong tiểu thuyết Thiên Long Bát Bộ. Trong tiểu thuyết này, cố nhà văn Kim Dung miêu tả Vương Ngữ Yên được trời phú cho một dung mạo mỹ miều và trí tuệ mẫn tiệp hơn người. Cô thuộc làu hầu như mọi kinh sách võ thuật trong thiên hạ.
Ai đánh một chiêu thức nào cô đều gọi đúng tên chiêu thức đó. Đồng thời cô còn biết luôn cả cách phá giải. Vì lẽ đó, cô vô tình trở thành quyển từ điển sống võ học. Do cô không hề biết võ công, nên luôn có nhiều thế lực lăm le bắt cóc cô hòng làm áp lực với họ Mộ Dung; và để cô dạy cho mình những đòn thế võ công thất truyền.
Không chỉ là nhân vật Vương Ngữ Yên, các nhân vật nữ chính trong tác phẩm của Kim Dung đều lấy cảm hứng từ một người phụ nữ mà cả đời Kim Dung vương vấn.
Mỗi người đàn ông đều giữ trong tim một người không thể quên, Kim Dung cũng không ngoại lệ. Vào năm 1950, một cô gái 17 tuổi đến từ Hồng Kông đã khiến Kim Dung xao xuyến; và đem lòng yêu say đắm, đó chính là Hạ Mộng.
Cô gái này có nhan sắc xinh đẹp, dáng người cao ráo, khí chất thanh thoát và tính cách trầm tĩnh. Chính nhờ vậy, ngay khi bước chân vào làng giải trí, Hạ Mộng đã có cơ hội tham gia nhiều bộ phim. Sau đó, cô nhanh chóng trở thành ngôi sao nổi tiếng.
Kim Dung đã theo đuổi nữ thần này một cách cuồng si, bất chấp chuyện cô ấy đã có chồng. Để theo đuổi người trong mộng của mình, Kim Dung bắt đầu viết kịch bản phim; và xin vào làm một vị trí biên tập nhỏ tại công ty Great Wall Movie. Sau này, khi ông trở thành đạo diễn, Hạ Mộng luôn được ưu tiên đảm nhận vai chính trong phim.
Trong một lần lấy hết can đảm, Kim Dung đã bày tỏ tình cảm của mình với Hạ Mộng. Hạ Mộng đã từ chối lời bày tỏ của Kim Dung vì lúc đấy cô đã có gia đình viên mãn. Tuy nhiên, cô cũng để lại lời hứa hẹn kiếp sau với Kim Dung.
Kim Dung lúc đó không thể làm gì khác ngoài chuyện gửi gắm tình cảm của mình dành cho Hạ Mộng vào những con chữ. Chính vì vậy mà những nhân vật nữ chính trong tác phẩm của ông đều mang hình bóng của Hạ Mộng.
Vương Ngữ Yên là con gái của Đoàn Chính Thuần. Trong tiểu thuyết Thiên Long Bát Bộ, Đoàn Chính Thuần là em trai của đương kim hoàng đế nước Đại Lý Bảo Định Đế. Ông giữ chức vụ Trấn Nam vương, tước hiệu Hoàng Thái đệ.
Đoàn Chính Thuần là một con người có tính cách khá đặc biệt. Ông có quan hệ tình cảm với rất nhiều phụ nữ, nhiều đến nỗi ông không thể nhớ hết được. Những người phụ nữ liên quan đến cuộc đời ông đều là tuyệt thế giai nhân.
Bên cạnh đó, Đoàn Chính Thuần còn là một nam tử Hán đại trượng phu. Ông khá quân tử, dám làm dám chịu, mang ơn đền ơn rõ ràng.
Mẹ của Vương Ngữ Yên là Lý Thanh La, còn được gọi là Vương Phu Nhân. Bà là chủ nhân của Mạn Đà sơn trang và là con gái của Lý Thu Thủy và Vô Nhai Tử.
Lý Thanh La có niềm đam mê lớn đối với hoa trà. Bà đã bỏ rất nhiều công sức để đi tìm và đem về sơn trang của mình những loại hoa trà quý và đặt tên là Mạn Đà trang.
Sau khi biết được thói trăng hoa của Đoàn Chính Thuần, bà trở nên rất căm ghét, khinh thường đàn ông. Vì vậy, bà đã ban ra một luật lệ rất quái gở là giết bất cứ người đàn ông nào đi ngang qua sơn trang của mình.
Bà ngoại của Vương Ngữ Yên là Lý Thu Thủy. Lý Thu Thủy là một trong ba đệ tử chân truyền của Tiêu Dao Tử. Bà cùng với Vô Nhai Tử và Thiên Sơn Đồng Mỗ được Tiêu Dao Tử thu nhận và truyền cho tuyệt kỹ của mình. Võ công của Lý Thu Thủy đạt đến mức thượng thừa trong chốn võ lâm và ít ai là đối thủ.
Bà có mối tình với Vô Nhai Tử (là ông ngoại của Vương Ngữ Yên). Vô Nhai Tử là nhị đệ tử của Tiêu Dao Tử, tổ sư Tiêu Dao Phái. Vô Nhai Tử là một người tuấn tú tao nhã, cầm kỳ thi họa mọi thứ đều có đủ. Thiên Sơn Đồng Lão và Lý Thu Thủy đều đem lòng yêu Vô Nhai Tử. Tuy nhiên trong lòng Vô Nhai Tử chỉ có hình bóng về người em gái của Lý Thu Thủy.
Vì không muốn để hai sư tỷ muội của mình thù oán càng sâu; ông dẫn theo Lý Thu Thủy đến một hang động dưới Vô Lượng sơn ở Đại Lý. Hai người chung sống với nhau và có một đứa con gái tên là Lý Thanh La (mẹ của Vương Ngữ Yên).
Trong bản gốc, Vương Ngữ Yên cùng Đoàn Dự trở về Đại Lý và sống bên cạnh nhau. Đoàn Dự sở hữu diện mạo khôi ngô tuấn tú, dáng vẻ thư sinh, nho nhã. Xung quanh Đoàn Dự luôn có rất nhiều mỹ nhân vây quanh, nhưng chàng chỉ một lòng si tình với Vương Ngữ Yên.
Tuy nhiên, trong bản tiểu thuyết sửa đổi năm 2009, cố nhà văn Kim Dung đã chỉnh sửa lại kết cục của cặp đôi này. Theo đó, Vương Ngữ Yên không theo Đoàn Dự mà trở về chăm sóc Mộ Dung Phục. Mộ Dung Phục là hậu duệ của gia đình hoàng gia nước Yên thời Thập lục quốc. Mộ Dung Phục được xem là thiên hạ đệ nhất anh tuấn, khí phách hiển hách, võ công cao cường. Hắn còn là một người đầy âm mưu, tàn nhẫn và ích kỷ. Hắn sẵn sàng dùng đủ mọi cách để khôi phục lại triều đại của mình và trở thành hoàng đế.
Có lẽ khán giả yêu thích điện ảnh Hoa Ngữ không ai là không biết đến Trần Ngọc Liên. Người đẹp có nhan sắc băng thanh ngọc khiết đến cả “thiên vương” Lưu Đức Hoa cũng phải thầm thương trộm nhớ. Nhờ được trời phú cho vẻ ngoài thoát tục ấy, Trần Ngọc Liên vinh dự trở thành Vương Ngữ Yên đầu tiên trên màn ảnh.
Vương Ngữ Yên phiên bản Trần Ngọc Liên toát lên khí chất tao nhã, thanh thuần đúng như miêu tả trong nguyên tác của Kim Dung. Tuy nhiên, vai diễn này vẫn chưa thể lột tả hết vẻ đẹp sắc nước hương trời của Trần Ngọc Liên. Phải đến khi cô vào vai Tiểu Long Nữ trong phim Thần Điêu Đại Hiệp; công chúng mới thật sự công nhận nhan sắc xứng danh đại mỹ nhân của cô.
Từ lâu Lý Nhược Đồng đã nổi tiếng khắp gần xa bởi nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành. Đó cũng chính là lý do cô được chọn mặt gửi vàng cho vai diễn Vương Ngữ Yên trong Thiên Long Bát Bộ năm 1997. Trước đó, cô đã để lại dấu ấn mạnh mẽ trong lòng khán giả với vai Tiểu Long Nữ trong Thần Điêu Đại Hiệp phiên bản 1995.
Năm 2003, khi tham gia phim Thiên Long Bát Bộ, Lưu Diệc Phi chỉ mới bước sang tuổi 17. Lúc này cô vẫn là gương mặt diễn viên trẻ xa lạ đối với công chúng. Tuy nhiên, từ những giây phút đầu tiên xuất hiện trên màn ảnh; cô đã khiến khán giả phải mê mẩn bởi vẻ đẹp thuần khiết như tiên nữ.
Công chúng phải khen ngợi rằng nhan sắc tuyệt mỹ của Vương Ngữ Yên lần đầu tiên được lột tả một cách trọn vẹn nhất nhờ Lưu Diệc Phi. Từ đó, Lưu Diệc Phi được công chúng ưu ái đặt cho danh xưng “thần tiên tỷ tỷ”.
Mặc dù không được đánh giá cao về khả năng diễn xuất, Lưu Diệc Phi sau đó cũng vươn lên thành ngọc nữ màn ảnh. Cô nhận được rất nhiều lời mời đóng phim. Đến nay, dù đã sở hữu khá nhiều vai diễn, Vương Ngữ Yên vẫn là một trong những tạo hình cổ trang được mọi người nhớ đến nhiều nhất của Lưu Diệc Phi.
Vai diễn Vương Ngữ Yên trong Thiên Long Bát Bộ phiên bản 2012 từng được cả 2 mỹ nhân Trương Mông và Mao Hiểu Đồng tranh giành. Cuối cùng, Trương Mông đã giành được chiến thắng vì được đánh giá cao hơn về nhan sắc lẫn khả năng diễn xuất.
Thế nhưng, khi phiên bản này vừa lên sóng; nhân vật tuyệt thế giai nhân vốn được mong chờ nhất lại gây thất vọng nhất. Nhiều người cho rằng tạo hình của Trương Mông giống thôn nữ hơn là tiên nữ. Mặc dù vẻ ngoài của cô xinh đẹp nhưng để đạt tới cảnh giới thoát tục, không vướng bụi trần của Vương Ngữ Yên là điều không thể.
Trên đây là những điều có thể bạn chưa biết về nhân vật Vương Ngữ Yên; trong tiểu thuyết đình đám Thiên Long Bát Bộ của cố nhà văn Kim Dung. Hi vọng qua bài viết này, độc giả đã biết được Vương Ngữ Yên là ai; cũng như những phiên bản ấn tượng nhất của vai diễn này. Nhớ theo dõi GiaiNgo thường xuyên nhé!