VAT là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong kinh doanh. Nó thể hiện giá trị của sản phẩm. Vậy VAT là gì? VAT có vai trò và lợi ích như thế nào? Bài viết dưới đây của GiaiNgo sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này nhé!
VAT hay còn gọi là giá trị gia tăng. VAT là phần chênh lệch giữa giá của sản phẩm hoặc dịch vụ và chi phí sản xuất ra nó. VAT đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp cân bằng ngân sách Nhà nước, góp phần xây dựng và phát triển đất nước.
Thuế VAT là một loại thuế gián thu. Loại thuế này được tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh từ quá trình sản xuất, lưu thông cho đến khi tới tay người tiêu dùng.
Do VAT có mục đích là một khoản thuế đối với việc tiêu thụ, cho nên hàng xuất khẩu thường không phải chịu thuế VAT. VAT thường sẽ được hoàn lại cho người xuất khẩu.
Hóa đơn VAT do chính Bộ Tài chính phát hành hoặc do doanh nghiệp tự in ra sau khi đã đăng ký mẫu với cơ quan thuế. Hóa đơn VAT là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng.
Hóa đơn giá trị gia tăng được tính theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau:
VAT là từ viết tắt của Value Added Tax. Thuế VAT được đánh vào người tiêu dùng cuối cùng, mặc dù chủ thể đem nộp nó cho cơ quan thu là các doanh nghiệp.
Hiện nay, thuế giá trị gia tăng đã được áp dụng rộng rãi trên hầu như toàn bộ các nước trên thế giới (khoảng 130 quốc gia). Việc thêm giá trị cho sản phẩm và dịch vụ là điều rất quan trọng. Bởi vì nó tạo cho người tiêu dùng động lực để mua hàng, làm tăng doanh thu của công ty.
Thuế VAT là một trong những sự phát triển lành mạnh hóa nền kinh tế. Nó tạo nên sự cạnh tranh bình đẳng giữa các nhà kinh doanh và cá nhân.
Sau đây là một số lợi ích mà thuế VAT mang lại :
Thuế giá trị gia tăng VAT được sinh ra để Nhà nước có thể dễ dàng quản lý được các mặt hàng của doanh nghiệp cũng như doanh thu và chi phí của doanh nghiệp. Đây là nguồn thu ngân sách Nhà nước chủ yếu hiện nay.
Thuế giá trị gia tăng đóng vai trò to lớn trong sự phát triển của kinh tế – xã hội. Dưới đây là những vai trò của thuế giá trị gia tăng:
Thuế giá trị gia tăng VAT được tính theo những phương pháp sau đây:
Công thức tính thuế giá trị gia tăng như sau:
Số thuế GTGT phải nộp = thuế GTGT đầu ra – thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Trong đó,
Thuế GTGT ghi trên hóa đơn bằng giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế suất nhân với thuế suất GTGT của hàng hóa, dịch vụ.
Số thuế GTGT phải nộp bằng giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra nhân với thuế suất áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ.
Phương pháp này chỉ áp dụng đối với những trường hợp sau:
Hoàn thuế giá trị gia tăng là việc Nhà nước trả lại số thuế GTGT mà đối tượng nộp thuế đã nộp cho ngân sách Nhà nước trong một số trường hợp nhất định. Cụ thể hơn là, ngân sách Nhà nước trả lại cho đơn vị kinh doanh, tổ chức doanh nghiệp, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ.
Lý do hoàn thuế giá trị gia tăng có thể do hàng hóa dịch vụ chưa được khấu trừ thuế trong kỳ tính thuế. Cũng có thể là hàng hóa và dịch vụ đó không thuộc diện đối tượng phải chịu thuế GTGT.
Các trường hợp nằm trong diện được hoàn thuế VAT bao gồm:
Thứ nhất, các cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế GTGT nếu trong ba tháng liên tục trở lên có số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết.
Thứ hai, các cơ sở kinh doanh có dự án đầu tư mới và đang trong giai đoạn đầu tư. Có số thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ mua vào sử dụng cho việc đầu tư. Nhưng lại chưa được khấu trừ hết còn lại thuế từ hai trăm triệu đồng trở lên thì sẽ được hoàn thuế GTGT.
Thứ ba, cơ sở kinh doanh có hàng hoá, dịch vụ xuất khẩu đi trong tháng. Nếu như có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ hai trăm triệu đồng trở lên thì cũng được hoàn thuế GTGT theo tháng.
Thứ tư, cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động. Nếu có số thuế GTGT nộp thừa hoặc số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết thì sẽ được hoàn thuế GTGT.
Thứ năm, cơ sở kinh doanh có được quyết định hoàn thuế GTGT của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Những điều kiện để được hoàn thuế GTGT gồm:
Để được hoàn thuế GTGT, người nộp thuế phải hoàn thành các thủ tục, hồ sơ hoàn thuế. Người nộp thuế có thể gửi hồ sơ hoàn thuế điện tử hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan thuế.
Khi đề nghị hoàn thuế GTGT phải có văn bản ủy quyền của doanh nghiệp trụ sở chính theo quy định của pháp luật về ủy quyền.
Dưới đây là những thắc mắc về đối tượng nằm trong danh mục phải đóng thuế và một số câu hỏi thường gặp về thuế VAT như sau:
Theo Điều 3 Luật thuế giá trị gia tăng thì đối tượng chịu thuế GTGT là “Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật này”.
Thuế GTGT không quan tâm đến hành vi tác động vào đối tượng chịu thuế mà chỉ quan tâm đến giá trị tăng thêm của đối tượng chịu thuế. Vì vậy bất cứ khi nào, ở đâu trên lãnh thổ Việt Nam, hàng hóa dịch vụ có phát sinh giá trị tăng thêm do hành vi tác động của đối tượng nộp thuế thì hàng hóa, dịch vụ đó là đối tượng chịu thuế GTGT.
Người nộp thuế GTGT chỉ thay thế người tiêu dùng thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước. Khi mua bán, sẽ tính thêm vào giá sản phẩm thuế giá trị gia tăng. Thuế VAT được đánh vào hầu như toàn bộ các hàng hóa và dịch vụ trên thị trường.
Tùy theo từng ngành nghề mà có những loại thuế suất giá trị gia tăng quy định khác nhau. Hiện nay, có 3 loại thuế suất giá trị gia tăng là 0%, 5% và 10%.
Thuế suất GTGT 0%
Thuế suất 0% áp dụng cho những đối tượng:
Thuế suất GTGT 5%
Thuế suất 5% dành cho những đối tượng:
Thuế suất GTGT 10%
Thuế suất GTGT 10% áp dụng đối với các đối tượng chịu thuế không được áp dụng loại thuế suất GTGT 0% và thuế suất GTGT 5%
Ở Việt Nam mức thuế giá trị gia tăng phổ biến nhất cho các loại hàng hóa là 10%.
Bên cạnh những mặt hàng chịu thuế VAT, cũng có quy định một số loại hàng hóa, dịch vụ không thuộc diện chịu thuế VAT như sau:
Trên đây là tất cả những thông tin về thuế VAT. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn đọc của GiaiNgo hiểu được thuế VAT là gì cũng như những lợi ích mà nó mang lại. Đừng quên theo dõi GiaiNgo để cập nhật thông tin hữu ích nhé!