Trong văn học Việt Nam, văn nghị luận được xem là thể loại vận dụng mọi loại kiến thức từ trong nhà trường cho đến trong cuộc sống để so sánh, phát triển bài viết sao cho phong phú, sâu sắc, cô đúc nhất. Vậy Văn nghị luận là gì? GiaiNgo sẽ giúp bạn giải đáp trong bài viết này nhé!
Nghị luận là dùng những lý lẽ của mình để bàn bạc, thuyết phục người khác về vấn đề mình đang nói đến. Lý lẽ và dẫn chứng chính là bản chất của nghị luận. Để thuyết phục người khác nghe theo quan điểm, ý kiến của mình, người nói cần có lý luận sắc bén, dẫn chứng rõ ràng.
Ngoài ra, nghị luận còn là lời tâm huyết mà người nói muốn truyền tải cho người nghe một cách đầy đủ nhất.
Văn nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học.
Văn nghị luận được viết ra cần đảm bảo 3 yếu tố: luận điểm, luận cứ và lập luận. Văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề đặt ra trong cuộc sống, xã hội thì mới có ý nghĩa.
Văn nghị luận gồm 2 dạng cơ bản: nghị luận xã hội và nghị luận văn học.
Nghị luận xã hội là những bài văn bàn về những vấn đề về xã hội, tư tưởng, đạo lí, một lối sống đẹp, một hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực trong cuộc sống hàng ngày. Bên cạnh đó, nó còn bàn về vấn đề thiên nhiên môi trường, vấn đề hội nhập, toàn cầu hoá…
Nghị luận xã hội gồm: nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống và nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lý.
Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
Nghị luận về một sự việc hiện tượng đời sống xã hội là bàn về một sự việc hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen hay đáng chê, hoặc nêu ra vấn đề đáng suy nghĩ.
Về nội dung: Phải làm rõ được sự việc, hiện tượng; phân tích mặt sai đúng, mặt lợi hại của nó; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ ý kiến, nhận định của người viết. Bài làm dựa trên góc độ nhìn nhận riêng để phân tích, nhận định; đưa ra ý kiến, có suy nghĩ của người viết.
Về hình thức: Bố cục bài viết mạch lạc, có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp; lời văn chính xác, sống động. Phần nhận xét, đánh giá của mình cần nêu ngắn gọn nhưng vẫn đảm bảo làm rõ được vấn đề.
Nghị luận về tư tưởng, đạo lý
Nghị luận về tư tưởng, đạo lý thường bàn đến vấn đề đạo đức của xã hội, phê phán những thứ gây suy đồi đạo đức, lối sống và tư tưởng của một số bộ phận hiện nay.
Về nội dung: Phải làm sáng tỏ các vấn đề về tư tưởng, đạo lí. Phân tích vấn đề bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích,… để chỉ ra chỗ đúng hay chỗ sai của vấn đề liên quan. Nêu được ý nghĩa, bài học rút ra nhằm khẳng định tư tưởng của mình.
Về hình thức: Bài viết phải có bố cục ba phần rõ ràng; có luận điểm đúng đắn, lập luận chặt chẽ; lời văn diễn đạt mạch lạc, chính xác.
Nghị luận Văn học là bình luận các vấn đề liên quan đến văn học gồm: tác giả, tác phẩm, thời đại văn học,… Trong nghị luận văn học, người làm văn sẽ thể hiện được những cảm xúc của bản thân như: xúc động, bồi hồi, cảm thán,… đồng cảm hoặc chê trách với chính tác giả của tác phẩm.
Nghị luận văn học gồm: nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ và nghị luận về tác phẩm văn xuôi.
Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ là cách trình bày nhận xét đánh giá của mình về nội dung, nghệ thuật đoạn thơ, bài thơ ấy.
Về nội dung: Bài nghị luận cần phân tích các yếu tố như tác giả, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật, giá trị tư tưởng, ngôn từ, giọng điệu, … để có những nhận xét đánh giá cụ thể, xác đáng.
Về hình thức: Bài viết cần có bố cục mạch lạc, rõ ràng; có lời văn gợi cảm, thể hiện rung động chân thành của người viết.
Nghị luận tác phẩm văn xuôi
Nghị luận về tác phẩm văn xuôi là việc người viết trình bày những nhận xét, đánh giá về các nhân vật trong tác phẩm.
Về nội dung: Những nhận xét đánh giá về tác phẩm văn xuôi phải xuất phát từ ý nghĩa của cốt truyện, tính cách, giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo,… Các nhận xét, đánh giá phải rõ ràng; có luận cứ và lập luận thuyết phục.
Về hình thức: Bài nghị luận về tác phẩm văn xuôi cần có bố cục mạch lạc, có lời văn chuẩn xác, gợi cảm.
Đặc điểm của văn nghị luận là phải có đủ 3 yếu tố: luận điểm, luận cứ và lập luận. Cụ thể như sau:
Mỗi một bài văn nghị luận dù là nghị luận xã hội hay nghị luận văn học đều nhằm mục đích thuyết phục người đọc, người nghe hiểu và đồng hành cùng người viết. Vì văn nghị luận là dạng văn đề mở nên vấn đề đưa ra giải quyết cũng rất rộng. Vì vậy, nó cũng tạo nên nhiều không gian mở cho người đọc, người nghe khi tiếp nhận.
Khi cuộc sống của con người phải đối mặt với quá nhiều thách thức, quá nhiều bất trắc, âu lo thì những bài văn nghị luận có thể chạm đến nơi sâu nhất của trái tim mỗi người. Tất cả những bài văn nghị luận đều hướng đến con người. Chính vì thế, nó khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, khát vọng khôi phục và bảo vệ cái cao cả, cái tốt đẹp của cuộc đời, ý thức phản kháng cái ác.
Để làm được một bài văn nghị luận xã hội, chúng ta cần nắm rõ những điều cơ bản sau đây:
Dạng văn nghị luận có đề khá đa dạng nên không tránh được sự nhầm lẫn khi viết. Sau đây là một số sai lầm dễ mắc phải:
Qua bài viết trên hi vọng các bạn biết được nghị luận là gì? cũng như cách để viết được một bài văn nghị luận đạt điểm cao? Hãy dõi theo GiaiNgo để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích nữa nhé!