Top 4+ bài văn khấn rằm tháng Bảy trong nhà chuẩn nhất

Ngày rằm tháng Bảy với nhiều nghi thức tâm linh quan trọng diễn ra như: cúng gia tiên, cúng Phật, cúng lễ Vu lan, cúng cô hồn,… Trong bài viết này, GiaiNgo gửi đến bạn đọc 4 bài văn khấn rằm tháng Bảy trong nhà chuẩn xác nhất hiện nay. Cùng theo dõi nhé.

Chuẩn bị mâm cúng rằm tháng Bảy trong nhà

Cùng diễn ra trong tháng cô hồn, tuy nhiên cúng rằm tháng Bảy trong nhà chính là một nghi lễ thờ cúng tổ tiên và thần linh. Cúng rằm tháng bảy trong nhà hường sẽ được chuẩn bị lễ vật bao gồm các món mặn.

Mâm cúng rằm tháng Bảy trong nhà nên được chuẩn bị một cách tươm tất và đầy đủ để thể hiện được lòng thành. Lễ vật nên là những món ăn giàu dinh dưỡng, tươi sạch, bổ dưỡng và đa dạng.

Một mâm cúng trong  nhà vào ngày rằm tháng 7 về cơ bản sẽ gồm các món mặn như: gà luộc nguyên con, 6 hoặc 12 chén cháo, xôi, canh, cơm, thịt luộc, cá kho, đồ xào (có thể thay thế bằng một món trộn),…

Ngoài ra, nên chuẩn bị một số những lễ vật khác như hoa cúc, đèn, hương, nến, bánh kẹo, trái cây, tiền lẻ và vàng mã.

Đặc biệt, một trong những lễ vật không thể quên khi cúng vào dịp lễ này đó chính là áo giấy tượng trưng cho các vật dụng ngày thường.

Chuẩn bị mâm cúng rằm tháng Bảy trong nhà

Văn khấn rằm tháng Bảy trong nhà

Văn khấn thần linh rằm tháng Bảy

Nam mô A Di Đà Phật! (3 lần)

Kính lạy:

  • Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát
  • Đức Mục Kiền Liên Tôn Giả

Hôm nay là ngày rằm tháng bảy năm…………………….

Tín chủ con là………………………………………………

Ngụ tại………………………………………………………..

Chúng con thành tâm sửa biện hương hoa, lễ vật và các thứ cúng dâng bày lên trước án.

Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Địa Tạng Vương Bồ Tát; Ngài Mục Kiền Liên Tôn Giả.

Chúng con thành tâm kính mời: Ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần; Ngài Bản cảnh Thành hoàng Chư vị Đại vương; Ngài Bản xứ Thần linh Thổ Địa; Ngài Bản gia Táo quân và tất cả các vị Thần linh cai quản ở trong khu vực này.

Cúi xin các ngài giáng lâm án tọa, xét soi chứng giám. Nay gặp tiết Vu lan, ngày vong nhân được xá tội, chúng con đội ơn Tam bảo Phật trời phù hộ, Thần linh các đấng chở che, công đức lớn lao này không biết lấy gì đến báo. Do vậy, kính dâng lễ bạc, bày tỏ tấm lòng thành nguyện mong nạp thụ.

Phù hộ độ trì cho chúng con và cả gia đình, người người mạnh khỏe, già trẻ bình an hướng về chính đạo. Lộc tài vượng tiến, gia đạo hưng long. Cứu giải thoát oan khiên thưa trước, lại cúng chiếu đế để tìm điều tốt đẹp cho đời sau.

Giãy tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo!

Văn khấn rằm tháng Bảy trong nhà

Văn khấn gia tiên rằm tháng Bảy tại nhà

Nam mô A Di Đà Phật!

Kính lạy Tổ tiên nội ngoại và chư vị thần linh!

Hôm nay là ngày rằm tháng 7 năm …

Gặp tiết Vu lan vào dịp Trung nguyên, nhớ đến Tổ tiên ông bà cha mẹ đã sinh thành ra chúng con, gây dựng cơ nghiệp, xây đắp nền nhân, khiến nay chúng con được hưởng âm đức. Do vậy cho nên nghỉ đức cù lao khôn báo, cảm cổng trời biển khó đền. Chúng con sửa sang lễ vật, hương hoa kim ngân và các thứ lễ nghi bày trước linh tọa.

Thành tâm kính mời:

Các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Bá thúc đệ huynh, cô di tỷ muội và tất cả hương hồn trong nội tộc, ngoại tộc của họ …

Cúi xin thương xót con cháu, linh thiêng giáng về linh sàng chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu mạnh khỏe bình an, lộc tài vượng tiến gia đạo hưng long, hướng về chính giáo.

Tín chủ con lại mời: Các vị vong linh y thảo phụ mộc, phảng phất ở trong đất này. Nhân lễ Vu lan giáng tới linh tọa, chiêm ngưỡng tôn thần, hâm hưởng lễ vật, độ cho tín chủ muôn sự bình an, sở cầu xứng ý.
Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Cẩn cáo.

Văn khấn rằm tháng Bảy trong nhà

Văn khấn rằm tháng Bảy truyền thống

Nam mô A Di Đà Phật (3 lần).

Con lạy chín phương trời, mười phương chư phật, chư phật mười phương.

Con kính lạy tổ tiên nội ngoại và chư vị Hương linh.

Tín chủ chúng con là …

Ngụ tại …

Hôm nay là ngày rằm tháng 7 năm Nhân gặp tiết Vu Lan vào dịp Trung Nguyên, chúng con nhớ đến tổ tiên ông bà cha mẹ đã sinh thành ra chúng con gây dựng cơ nghiệp, xây đắp nền nhân, khiến nay chúng con được hưởng âm đức.

Chúng con cảm nghĩ ơn đức cù lao khôn báo, cảm cổng trời biển khó đền nên tín chủ con sửa sang lễ vật, hương hoa, trà quả, kim ngân vàng bạc, thắp nén tâm hương, thành kính lên các cụ Cao Tằng Tổ Khảo, Cao tằng Tổ Tỷ, Bá Thúc Đệ Huynh, Cô Di, Tỷ Muội và tất cả các hương hồn trong nội tộc, ngoại tộc của họ.

Cúi xin các vị thương xót cháu con, linh thiêng hiện về, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật, phù hộ cho con cháu khỏe mạnh bình an, lộc tài vượng tiến, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long, hướng về chính giáo.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật ( 3 lần)

Văn khấn rằm tháng Bảy trong nhà

Bài văn khấn rằm tháng Bảy trong nhà

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! Nam mô thập phương pháp giới thường trụ Tam Bảo tác đại chứng minh!

Chúng con kính bạch chư Phật, chư Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng chứng minh và gia hộ cho chúng con. Chúng con xin thỉnh chư Thiên, chư Thần linh quang giáng về đây, chứng giám lòng thành và ủng hộ cho gia đình chúng con.

Đệ tử con tên là: … Pháp danh:. … ở tại: …

Hôm nay là ngày … tháng … năm …, nhân tiết tháng Bảy – Vu Lan báo hiếu, chư Phật hoan hỷ, chư Tăng kiết hạ đem phúc lành tế độ chúng sinh, gia đình chúng con hướng tới gia tiên tiền tổ, thân nhân quá vãng, học theo gương hiếu hạnh Ngài Mục Kiền Liên và lời dạy cứu mẹ của Đức Phật.

Nên chúng con sắm sửa vật thực lòng thành dâng lên hiến cúng tổ tiên và tạo các công đức để hồi hướng đến cho gia tiên tiền tổ, cùng các vong linh có duyên tại các phần đất thuộc sở hữu của gia đình chúng con.

Đệ tử con chân thật tu học dưới sự giáo dưỡng của Sư Phụ và chư Tăng chùa … (tu ở chùa nào thì đọc tên chùa đó).

Với sự chân thật nương tựa Tam Bảo, con xin được nương oai lực Tam Bảo, hạnh nguyện độ sinh và độ cho vong linh của chư Tăng chùa Ba Vàng, con xin thỉnh mời các cụ gia tiên họ … (Trần, Phạm…), các vong linh thai nhi và các vong linh (tên)… cùng các vong linh có duyên tại các phần đất thuộc sở hữu của gia đình chúng con, được nương năng lực của Tam Bảo, mà vẫn tập về tại nơi đây, dự pháp nghe kinh thọ tài ẩm thực hiến cúng của gia đình chúng con.

Chúng con nhất tâm mời thỉnh.

Nam mô Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni! (1 chuông và 1 lễ)

Văn khấn rằm tháng Bảy trong nhà

Cách cúng rằm tháng Bảy tại nhà

Cúng rằm tháng Bảy vào ngày nào?

Tương tự như nghi thức cúng lễ cô hồn, cúng rằm tháng Bảy thường sẽ diễn ra từ ngày mùng 2 Âm lịch đến trước ngày 15 Âm lịch.

Việc chọn ngày chính xác sẽ do chính bạn quyết định, sắp xếp sao cho phù hợp với công việc và thời gian chuẩn bị lễ vật.

Vậy cúng Rằm tháng 7 vào ngày nào chuẩn nhất?

Tuy nhiên, có một số ngày đẹp được nhiều người chọn để cúng rằm tháng Bảy đó là:

  • Ngày 1/8 (tức ngày 4/7 âm lịch)
  • Ngày 3/8 (tức ngày 6/7 âm lịch)
  • Ngày 7/8 (tức ngày 10/7 âm lịch)
  • Ngày 8/8 (tức ngày 11/7 âm lịch)
  • Ngày 10/8 (tức ngày 13/7 âm lịch)

Cúng rằm tháng Bảy vào ngày nào

Nghi thức cúng rằm tháng Bảy trong nhà

Khi cúng rằm tháng Bảy trong nhà, nếu gia chủ có thời Phật, nên thực hiện nghi thức cúng Phật trước khi cúng thần linh, ông bà tổ tiên.

Để nghi thức cúng rằm tháng Bảy trong nhà diễn ra trang nghiêm và bày tỏ được lòng tôn kính, biết ơn đối với ông bà tổ tiên, mối gia chủ cần phải tuyệt đối tuân thủ theo các lưu ý dưới đây.

Đối với mâm cúng Phật

  • Mâm cúng Phật (nếu có) nên thực hiện vào buổi sáng, chuẩn bị đơn giản các món chay.
  • Quá trình cúng ăn mặc chỉnh tề, có thể mặc áo lam. Tâm thế cúng thể hiện được lòng thành của mình đối với Phật giáo.
  • Nếu bạn biết đọc kinh Vu lan, nên tiến hành tụng để thể hiện tấm lòng hiếu hạnh và cầu phúc cho cha mẹ.

Đối với mâm cúng gia tiên

  • Lễ cúng gia tiên tùy theo hoàn cảnh mỗi gia đình mà có thể chọn mâm cúng chay hoặc mâm cúng mặn.
  • Cần chuẩn bị kỹ lưỡng mâm cúng và bài cúng sao cho phù hợp với quan niệm tâm linh.
  • Mâm cúng được đặt trước bàn thờ gia tiên một cách trang nghiêm và gọn gàng.
  • Cần đọc to văn khấn, đợi hương tàn rồi tiến hành thụ lộc.

Nghi thức cúng rằm tháng Bảy trong nhà

Hướng dẫn cách hóa vàng mã cúng ngày rằm tháng Bảy

Hóa vàng là một trong số các nghi thức quan trọng, cần đặc biệt chú ý khi thực hiện cúng rằm tháng Bảy. Cần lưu ý sau khi hương tàn mới được phép thực hiện nghi thức hóa vàng.

Trong quá trình hóa vàng, nên đốt một cách chậm rãi và từ tốn. Tuyệt đối không dùng cây chọc phá vào đó, bởi đây được xem là một hành động bất kính.

Nơi được chọn hóa vàng cần phải thoáng mát và sạch sẽ. Bạn lưu ý đốt theo thức tự từ cao đến thấp, từ gia thần trước rồi mới đến gia tiên.

Hướng dẫn cách hóa vàng mã cúng ngày rằm tháng Bảy

Lưu ý khi cúng cô hồn dịp rằm tháng Bảy

Tháng 7 Âm lịch hàng năm là thời điểm diễn ra rất nhiều nghi thức tâm linh khác nhau như lễ Vu lan báo hiếu, cúng cô hồn, cúng ông bà tổ tiên thần linh,…

Do đó, mỗi gia chủ cần cân nhắc và sắp xếp sao cho phù hợp, tránh việc cẩu thả gây bất kính với người cõi âm.

Thông thường, trong tháng 7, nghi lễ cúng thờ “vong linh” sẽ diễn ra theo thứ tự như sau: cúng bàn thờ Phật nếu có; cúng gia tiên, thần linh và cuối cùng là cúng cô hồn (hay còn gọi là cúng cô hồn rằm).

Cúng cô hồn mặc dù là một nghi lễ cúng chúng sinh, ma quỷ nhưng vẫn phải đảm bảo diễn ra trong sự tôn nghiêm và đầy đủ các lễ vật cần thiết. Điều này sẽ giúp gia đình bạn không bị vong linh xâm nhập, quấy rối gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tài lộc.

Trong suốt quá trình cúng cô hồn, những người có vía yếu, người già, trẻ em và phụ nữ đang mang bầu không nên đến gần. Bởi nếu hợp vía, vong linh có thể xâm nhập gây ảnh hưởng xấu đến dương khí của bạn.

Cuối cùng, một lưu ý rất quan trọng trong dịp cúng rằm tháng 7 Âm lịch đó chính là không giành lại đồ cúng khi có người giật.

Bởi giựt cô hồn được xem là một nghi thức may mắn, giúp gia đình bạn xua đuổi đi được những điều không xui xẻo.

Lưu ý khi cúng cô hồn dịp rằm tháng Bảy

Câu hỏi thường gặp

Rằm tháng Bảy 2022 là ngày nào?

Năm 2022, rằm tháng Bảy rơi vào ngày 15/07 Âm lịch nhằm ngày 12/08 Dương lịch. Bên cạnh cúng cô hồn thì đây còn là thời điểm diễn ra lễ Vu lan - một ngày lễ lớn theo đạo Phật nhằm mục đích giúp những người con bày tỏ lòng thành, sự biết ơn đối với bậc cha mẹ.

Cúng rằm tháng bảy vào ngày nào thì tốt?

Tùy theo thời gian của gia chủ để có thể sắp xếp một lễ cúng rằm tháng Bảy trang nghiêm, tôn kính. Tuy nhiên, thời điểm cúng tổ tiên nên diễn ra vào buổi chiều tối, trong khi đó cúng Phật thường sẽ bắt đầu và kết thúc trong buổi sáng.

Hy vọng qua bài viết của GiaiNgo, bạn đọc sẽ có thêm nhiều sự lựa chọn trong danh sách những bài văn khấn rằm tháng Bảy trong nhà. Đừng quên theo dõi chúng tôi để có thể cập nhật thêm nhiều thông tin thú vị, bổ ích khác nhé.