Trương Hán Siêu là cái tên không quá xa lạ với những người yêu văn chương, thơ ca của Việt Nam. Tuy nhiên để biết rõ Trương Hán Siêu là ai thì dường như không phải ai cũng biệt. Hãy để GiaiNgo chia sẻ cho các bạn độc giả về Trương Hán Siêu là ai và tiểu sử cuộc đời nhà thơ này nhé!
Trương Hán Siêu là một vị quan dưới đời bốn vua nhà Trần và đóng góp rất lớn cho sự phồn vinh của triều đại nhà Trần. Ông là người có kiến thức sâu rộng, giàu lòng yêu nước và được các vị vua Trần tôn quý như bậc thầy.
Ngoài ra, ông còn được biết đến là nhà thơ nổi tiếng với tác phẩm Bạch đằng giang phú. Đây là một kiệt tác văn chương được nhiều người yêu thích và tìm hiểu.
Nhắc đến năm sinh của Trương Hán Siêu, hiện chưa có tư liệu chính xác nào về ngày sinh của ông. Theo sử sách để lại, Trương Hán Siêu quê ở làng Phúc Am, huyện Yên Ninh, lộ Trường Yên (nay là phường Phúc Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình).
Nhà thơ Trương Hán Siêu mất năm 1354, có tên chữ là Lăng Phủ. Ông được đánh giá là người có học vấn uyên bác, thông hiểu sâu sắc nho giáo, đạo phật và giàu lòng yêu nước.
Trương Hán Siêu xuất thân là môn khách của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và từng tham gia hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống giặc Nguyên – Mông lần thứ 2 và thứ 3.
Ông còn từng làm quan dưới 4 triều vua Trần và giữ nhiều trọng trách quan trọng như Hàn lâm học sĩ (thời vua Trần Anh Tông), Hành khiển (thời vua Trần Minh Tông), Hữu ty lang trung (thời vua Trần Hiến Tông) và Tả Tư Lang kiêm chức (thời vua Trần Dụ Tông).
Đến năm 1351, ông được phong làm Tham tri Chính sự. Sau khi mất, ông được phong làm Thái phó và cho phối thờ ở Văn Miếu Thăng Long ngang với các bậc hiền triết thời xưa.
Trương Hán Siêu đã để lại không ít áng văn thơ đặc sắc. Bạch Đằng Giang phú của ông được đánh giá như một trong những tác phẩm tiêu biểu của dòng văn học yêu nước thời Lý – Trần, tràn ngập tinh thần kiêu hãnh: “Giặc tan muôn thuở thái bình, Phải đâu đất hiểm, tại mình đức cao”.
Trương Hán Siêu cũng soạn Linh tế tháp ký (bài ký tháp Linh Tế), Quang nghiêm tự bi văn (bài văn bia chùa Quang Nghiêm). Hai bài đó đều đề cao Nho học và phê phán Phật giáo. Ông và Nguyễn Trung Ngạn cùng soạn bộ Hoàng triều đại điển và Hình thư; đặt nền tảng cho chế độ Phong kiến Việt Nam vận hành theo pháp luật.
Theo Đại Việt Sử ký Toàn thư, ông từng khinh bỉ người cùng hàng, không giao du với ai ngoại trừ Phạm Nghiêu Tư. Gặp quan thầy thuốc, ông chỉ đùa cợt nói cười vì cho rằng bọn họ không đồng điệu với mình.
Trương Hán Siêu là ông quan văn học, vượt hẳn mọi người, tuy cứng cỏi, chính trực nhưng lại chơi với kẻ không đáng chơi, gả con gái cho người không đáng gả.
Đền Trương Hán Siêu có vị thế khá là đặc biệt, đền nằm về phía Tây Nam của núi Dục Thúy. Một phần của đền dựa vào núi, phía trước là dòng sông Đáy chảy hiền hòa. Tất cả những điều ấy đã tạo nên cho ngôi đền một không cảnh đầy yên bình mà vẫn uy nghiêm.
Ở Ninh Bình, một giải thưởng văn học được trao hằng năm trong lĩnh vực văn học – nghệ thuật cho các tác phẩm tiêu biểu mang tên giải thưởng Trương Hán Siêu. Hàng năm tại khu di tích đền thờ Trương Hán Siêu cũng diễn ra lễ trao học bổng cho các học sinh xuất sắc trong tỉnh Ninh Bình.
Có thể nói Trương Hán Siêu là một trong những anh hùng dân tộc, một nhân sĩ có đóng góp tích cực đối với nền văn học nước nhà. Tên tuổi của ông cùng Phú sông Bạch Đằng sẽ lưu danh và trở thành một trong những điểm sáng trong bầu trời văn học Việt Nam.
Hi vọng qua bài viết này, các bạn độc giả đã biết Trương Hán Siêu là ai cũng như sự nghiệp sáng tác của nhà thơ này. Còn chần chừ gì nữa, theo dõi GiaiNgo để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích nhé!