Những cụm từ như “trình độ học vấn”, “trình độ chuyên môn” hay “trình độ văn hóa”… Thường xuất hiện trong sơ yếu lý lịch của hồ sơ xin việc. Vậy trình độ chuyên môn là gì? Ghi như thế nào ở trong hồ sơ? Hãy cùng GiaiNgo giải đáp thắc mắc trong bài viết dưới đây nhé!
Trình độ chuyên môn được dùng để mô tả khả năng hay năng lực cá nhân về một lĩnh vực cụ thể nào đó. Nó được thể hiện qua những cấp bậc như Sơ cấp, Trung Cấp, Cao Đẳng, Cử Nhân, Thạc Sĩ, Tiến Sĩ,…
Trình độ chuyên môn không chỉ là những kiến thức bạn tiếp thu trong quá trình đào tạo mà còn là khả năng vận dụng các kiến thức đó vào môi trường làm việc thực tế.
Trình độ chuyên môn trong tiếng Anh là Professional Qualification” hay “Professional Ability” hoặc là “Education”. Trong sơ yếu lý lịch hoặc CV xin việc bằng tiếng Anh, trình độ chuyên môn thường được thay thế bằng từ “education”.
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ là hệ thống các yêu cầu liên quan đến năng lực nghề nghiệp mà mỗi công việc cần phải có như kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm, nhân phẩm, cách hành xử, định hướng phát triển tương lai,… để hoàn thành nhiệm vụ được giao tốt nhất.
Trình độ học vấn của một người được hiểu là bậc học cao nhất của một người. Khi người đó hoàn thành trong hệ thống giáo dục quốc dân mà người đó đã theo học thì được gọi là trình độ học vấn.
Ở trình độ học vấn thì thể hiện khả năng học vấn của một cá nhân đã đạt tới mức độ nào. Thường thể hiện qua các cấp bậc như Tiểu học – Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Trung cấp, Cao đẳng, Đại học,…
Còn trình độ chuyên môn thể hiện năng lực, khả năng của bạn về một lĩnh vực cụ thể nào đó và được chia thành nhiều cấp bậc khác nhau như Tiến sĩ, Thạc sĩ, Cử nhân, Kỹ sư,…
Trình độ chuyên môn sơ cấp dành cho những ngành nghề liên quan đến kỹ thuật. Bạn sẽ vừa học lý thuyết, vừa thực hành để có thể nhanh chóng nắm được các kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp cơ bản. Thời gian học của cấp bậc này tương đối ngắn, thường dao động từ 3 tháng – 6 tháng.
Chương trình đào tạo này phù hợp với những bạn tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc Trung học cơ sở. Thời gian học đối với các bạn tốt nghiệp trung học phổ thông là 2 năm và tốt nghiệp trung học cơ sở là 4 năm.
Đối với chương trình này, các bạn sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức rộng về một chuyên ngành cụ thể. Sau khi tốt nghiệp, bạn có khả năng thực hành, giải quyết các vấn đề ở nhiều mức độ. Thích ứng với sự thay của môi trường, có kỹ năng giám sát, quản lý cơ bản.
Chương trình đại học giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn và có khả năng giải quyết các vấn đề có độ phức tạp cao. Thời gian học đại học có thể kéo dài từ 4 – 5 năm hoặc lâu hơn tùy từng chuyên ngành.
Chỉ những người tốt nghiệp đại học mới có thể theo học chương trình này. Những người tốt nghiệp thạc sĩ, tiến sĩ có khả áp dụng các kiến thức chuyên môn để giải quyết các vấn đề trong thực tiễn và đưa ra định hướng phát triển trong tương lai.
Bạn cần nắm rõ từng danh mục trình độ chuyên môn là gì để ghi cho đúng theo hồ sơ của mình. Dưới đây là n
Khi chuẩn bị hồ sơ xin việc, trong tờ khai sơ yếu lí lịch, mục trình độ chuyên môn để khoảng trống rất ngắn. Vì thế bạn cần phải điền thông tin hết sức ngắn gọn. Bạn chỉ cần điền đầy đủ thông tin về chương trình đào tạo cao nhất của bạn (sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học,…) và chuyên ngành bạn theo học (ví dụ quản trị kinh doanh, quản trị nguồn nhân lực, công nghệ thực phẩm, công nghệ thông tin,…).
Ví dụ nếu như bạn tốt nghiệp Đại học ngành Quản trị kinh doanh và Du lịch thì trình độ chuyên môn của bạn là “Cử nhân ngành Quản trị kinh doanh và du lịch”.
Nên lưu ý rằng cần trình bày thông tin một cách ngắn gọn, đầy đủ không nên trình bày lan man, các thông tin nêu ra cần phù hợp với công việc mà bạn ứng tuyển.
Đây là lỗi rất hay gặp ở những bạn sinh viên vừa mới ra trường chưa có kinh nghiệm nhiều trong việc viết đơn xin việc. Các bạn sinh viên thường xuyên nhầm lẫn giữa trình độ chuyên môn và trình độ học vấn dẫn đến việc viết sai nội dung.
Nếu bạn sử dụng mẫu đơn xin việc viết tay hay đơn xin việc đánh máy thì đặc biệt cần chú ý tới lỗi này. Lỗi sai chính tả là lỗi rất hay gặp phải. Để khắc phục lỗi này bạn chỉ cần đọc lại thông tin một lần nữa trước khi gửi chúng đến nhà tuyển dụng.
Việc ứng viên viết trình độ chuyên môn không đúng sự thật cũng là lỗi hay gặp trong đơn xin việc. Đừng vì quá mong muốn tìm được một công việc mà bạn viết trình độ chuyên môn không đúng sự thật.
Vì vậy khi viết mọi thứ phóng đại, sai sự thật khiến nhà tuyển dụng để ý đên hồ sơ của bạn. Sẽ chẳng có nhà tuyển dụng nào muốn tuyển một người thiếu trung thực để làm việc cả.
Khi viết trình độ chuyên môn nên nghiên cứu kỹ vị trí công việc, công ty đó đang tuyển. Điều này cực kỳ quan trọng và cũng là một trong những điều cơ bản khi tham gia ứng tuyển xin việc làm. Khi bạn tìm hiểu kỹ về vị trí công việc mình ứng tuyển bạn sẽ đưa ra được những trình độ chuyên môn phù hợp để thuyết phục nhà tuyển dụng lựa chọn hồ sơ xin việc của bạn.
Cần lưu ý về cách trình bày, cần trình bày một cách ngắn gọn, thu hút và thể hiện đúng nội dung là lưu ý tiếp theo cần quan tâm. Đơn xin việc là văn phong, ngôn ngữ của bạn thể hiện câu từ ra sao cho thuyết phục nhà tuyển dụng. Yêu cầu nội dung phải ngắn gọn, đủ ý. Nên đưa ra những bằng cấp chuyên ngành bạn học phù hợp với vị trí nhà tuyển dụng đang tuyển.
Mỗi vị trí công việc sẽ có cách ghi trình độ chuyên môn khác nhau. Bạn không nên dập khuôn tất cả các đơn xin việc của mình viết theo nội dung. Nếu bạn viết như vậy sẽ không ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng và ngược lại là làm mất điểm.
Như vậy, với những thông tin mà GiaiNgo cung cấp trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về trình độ chuyên môn là gì. Những lưu ý trong khi viết hồ sơ xin việc. Hi vọng bài viết của GiaiNgo sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc. Hẹn gặp các bạn ở những bài viết sau.