Vật liệu cơ khí là loại vật liệu quan trọng được dùng trong sản xuất vận hành máy móc công nghệ cao. Bài viết dưới đây của GiaiNgo cung cấp cho bạn đọc khái niệm vật liệu cơ khí là gì cũng như những tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí.
Vật liệu cơ khí là chất hoặc hợp chất được con người dùng trong quy trình sản xuất cơ khí. Hiểu một cách đơn giản, vật liệu cơ khí là loại nguyên liệu giúp tạo ra nhiều sản phẩm có tính ứng dụng cao trong cuộc sống như thiết bị điện lạnh, máy móc, dụng cụ kĩ thuật, công trình, nhà cửa,….
Có rất nhiều loại vật liệu được sử dụng trong gia công cơ khí. Dựa vào tính chất, chúng ta có thể chia vật liệu cơ khí thành 4 nhóm phổ biến:
Vật liệu kim loại
Vật liệu kim loại là loại vật liệu có tính dẫn điện tốt, có ánh kim, có độ dẻo tốt có thể biến dạng ngay cả ở nhiệt độ thường. Tuy nhiên, vật liệu kim loại kém bền vững hóa học. Vật liệu kim loại phổ biến như thép, gang, đồng, nhôm,….
Vật liệu vô cơ – ceramic
Đặc tính của loại vật liệu vô cơ là tính dẫn điện kém, không biến dạng. Chúng nóng chảy ở nhiệt độ cao và rất giòn. Chúng ta thường tìm thấy vật liệu vô cơ ở các sản phẩm gốm, sứ, thủy tinh, gạch thường,….
Vật liệu hữu cơ – polyme
Đây là chất dẫn điện kém, biến dạng ở nhiệt độ cao, bền vững ở nhiệt độ thường và nóng cháy hoặc ở nhiệt độ thấp. Các vật liệu thuộc nhóm này gồm có: PE, PVC, gỗ, cao su và một số vật liệu nhân tạo khác.
Vật liệu kết hợp – compozit
Loại vật liệu này được hình thành nhờ sự kết hợp từ hai hay nhiều loại vật liệu khác. Ví dụ như bê tông cốt thép, vật liệu kết hợp giữa kim loại và polyme hoặc giữa polyme và ceramic.
Để tạo ra những sản phẩm cơ khí chất lượng với độ chính xác cao thì nguyên vật liệu gia công cần phải được lựa chọn cẩn thận, kĩ càng. Chính vì vậy, việc nắm rõ các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí là bước vô cùng quan trọng.
Cùng GiaiNgo tìm hiểu đặc điểm và tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí nhé!
Bài viết liên quan:
Tính công nghệ giúp chúng ta biết được vật liệu cơ khí đó có khả năng gia công dễ hay khó (tính hàn, tính đúc, tính rèn, cắt gọt,….) Từ đó, chúng ta có thể lựa chọn phương pháp gia công hợp lý và hiệu quả nhằm tăng năng suất và chất lượng sản phẩm.
Sự khác nhau cơ bản giữa kim loại và phi kim loại:
Sự khác nhau cơ bản giữa kim loại đen và kim loại màu:
Hiện nay, có rất nhiều vật liệu được sử dụng trong gia công cơ khí. Mỗi sản phẩm, máy móc cần sử dụng một hay nhiều loại vật liệu khác nhau.
Vì thế, hãy lựa chọn một cách cẩn thận để có được loại vật liệu phù hợp nhất. Trong phần cuối của bài viết này, GiaiNgo sẽ mách nhỏ cho bạn những vật liệu cơ khí phổ biến cũng như phạm vi ứng dụng của chúng.
Trong các loại vật liệu được sử dụng để gia công cơ khí, sắt chiếm đến 95% tổng khối kim loại được dùng để sản xuất trên thế giới. Sắt có giá thành khá rẻ, khả năng chịu lực tốt, độ dẻo và độ cứng cao. Các sản phẩm gia công từ sắt có thể sử dụng trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô, máy móc cơ khí, thiết bị gia dụng, nhà bếp,….
Thép và inox được sử dụng rộng rãi trong quá trình gia công cơ khí nhờ đặc tính dễ đúc, cán, rèn, kéo sợi và đặc biệt chúng có giá thành tương đối rẻ. Các sản phẩm từ thép và inox vô cùng đa dạng như bàn ghế, cửa, các sản phẩm quốc phòng, y tế,….
Nhờ đặc tính bền, tính chống ăn mòn cao, nhẹ hơn sắt, tính dẫn nhiệt và dẫn điện tốt, những sản phẩm gia công từ nhôm rất được ưa chuộng.
Những ngành sử dụng vật liệu nhôm rất nhiều trong sản xuất phải kể đến như ngành cơ khí chế tạo vỏ vệ tinh nhân tạo hay khí cầu, gia công chi tiết máy. Ngoài ra, lĩnh vực xây dựng cũng sử dụng nhôm để chế tạo nhiều sản phẩm trang trí mỹ thuật.
Nhựa là một trong những vật liệu mang tính ứng dụng cao từ đời sống hằng ngày cho đến những sản phẩm công nghiệp. Nhựa có ưu điểm nhẹ, chịu được tác động của môi trường hóa chất, chịu mài mòn và cách nhiệt cách điện tốt. Các sản phẩm phổ biến được làm từ nhựa có thể kể đến như ổ cắm, công tắc, đầu nối, ống nước,….
Với bài viết này, GiaiNgo đã chia sẻ với các bạn về khái niệm vật liệu cơ khí là gì và những tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí. Nếu các bạn độc giả còn thắc mắc gì, hãy để lại comment bên dưới và đừng quên theo dõi GiaiNgo ở những bài viết tiếp theo nhé!