Từ xưa đến nay, Trung Quốc và các nước phương Tây đều “lăm le” muốn chiếm lấy nước ta. Bởi vì, nước ta có nguồn tài nguyên dồi dào, phong phú, vị trí địa lý thuận lợi. Từ nửa sau thế kỷ XVIII đất nước ta đứng trước những hiểm họa lớn. Lúc bấy giờ, Thực dân Pháp đã sử dụng các phần tử công giáo phản động để từng bước xâm lược Việt Nam. Vậy Thực dân Pháp thực hiện âm mưu xâm lược Việt Nam như thế nào? Hãy cùng GiaiNgo giải đáp thắc mắc này nhé!
Âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh”
Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, chiều 31-8-1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. Với âm mưu chiếm xong Đà Nẵng sẽ kéo thẳng ra Huế, nhanh chóng buộc nhà Nguyễn đầu hàng.
Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.
Sau 5 tháng, Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà.
Âm mưu “chinh phục từng gói nhỏ”
Thất bại với âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” ở Đà Nẵng, Pháp chuyển hướng vào Gia Định.
Ngày 24-2-1861, Pháp tấn công đại đồn Chí Hòa, thừa thắng quân Pháp lần lượt chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long.
Ngày 5-6-1862, triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất, nhượng cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam Kì.
Từ lâu Pháp đã có âm mưu xâm lược Việt Nam, âm mưu đó được bắt nguồn từ những năm đầu thế kỉ XVII và việc kí kết hiệp ước Vecxai năm 1787 được xem là cột mốc cho sự kiện này. Sau đó, âm mưu này ngày càng được Thực dân Pháp xúc tiến một cách mạnh mẽ, đặc biệt từ giữa thế kỉ XIX. Thực dân Pháp đã thực hiện âm mưu xâm lược Việt Nam như thế nào? Hãy cùng GiaiNgo tìm hiểu tiếp nhé!
Ngay khi mở cuộc tấn công Việt Nam, Pháp đã chọn Đà Nẵng là nơi tiến công đầu tiên. Đà Nẵng có nhiều cảng biển sâu, thuận lợi cho tàu thuyền qua lại, tài nguyên thiên nhiên phong phú. Hơn nữa, Đà Nẵng còn là “cổ họng” của Huế, chiếm được Đà Nẵng có thể vượt đèo Hải Vân ra tấn công kinh thành Huế. Đây là con đường ngắn nhất và ít tiêu hao sức người, sức của của Thực dân Pháp nhất.
Tuy nhiên, mọi kế hoạch mà Pháp vạch ra đều bị thất bại. Bởi vì, nhân dân ta có một tinh thần nồng nàn yêu nước, sẵn sàng hi sinh để bảo vệ đất nước, bảo vệ nền độc lập của dân tộc. Hơn nữa, chúng ta còn có những vị tướng lãnh đạo đánh giặc một cách tài tình, thực hiện chính sách “vườn không nhà trống”, tăng cường phục kích địch và ngăn cho chúng không tiếp xúc với dân.
Hơn nữa, thời tiết Đà Nẵng lúc bấy giờ khắc nghiệt, vừa thiếu lương thực làm cho quân địch khốn đốn, sức chiến đấu giảm dần. Hằng đêm, quân triều đình và dân binh của ta đều tiến hành các cuộc tập kích vào các cứ điểm của Thực dân Pháp. Điều này, càng làm cho quân địch hao mòn sức lực, thần kinh căng thẳng. Thế là bước đầu, ta đã làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của quận địch.
Sau thất bại ở Đà Nẵng, Pháp chuẩn bị kế hoạch kéo quân vào đánh Gia Định. Vì Gia Định là nơi có vị trí chiến lược quan trọng để thực hiện mục tiêu đánh chiếm Việt Nam. Hơn nữa, Gia Định là vựa lúa lớn của Nam Bộ có thể cung cấp được lương thực cho Thực dân Pháp và cắt được viện trợ của triều đình Huế. Cùng lúc đó, Anh cũng có âm mưu xâm chiếm Việt Nam nên Pháp quyết định đi trước Anh một bước.
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta bao đời nay vẫn vậy, mỗi khi đất nước bị xâm lăng tinh thần ấy lại sôi sục lên. Ngay từ đầu nhân dân ta đã anh dũng đứng lên chống Thực dân Pháp, điều đó được thể hiện qua các chi tiết sau:
Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng xâm lược nước ta. Nhân dân ta kết hợp với quân triều đình do Nguyễn Tri Phương chỉ huy đã anh dũng chống trả. Chúng ta nhanh chóng làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.
Khi Pháp đánh vào Gia Định, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy tàu Ét-pê-răng của Pháp đậu trên sông Vàm Cỏ Đông (10-12-1861).
Khởi nghĩa của Trương Định ở Gò Công kéo dài đến năm 1864 đã làm cho địch tổn thất nghiêm trọng.
Sau khi Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì, mặc dù triều đình ra sức ngăn cản nhưng phong trào kháng Pháp của nhân dân vẫn diễn ra sôi nổi, liên tục, dưới nhiều hình thức khác nhau:
Từ năm 1867 đến năm 1875, hàng loạt cuộc khởi nghĩa chống Pháp còn tiếp tục nổ ra ở Nam Kì.
Trước âm mưu xâm lược của Thực dân Pháp, quân và dân ta đã có sự phối hợp nhịp nhàng cùng với tinh thần kiên cường, dũng cảm. Khí thế kháng chiến sôi sục trong nhân dân cả nước, toàn dân tham gia đánh giặc.
Cuộc kháng chiến của quân và dân ta đã làm làm thất bại âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” của Thực dân Pháp, đã đẩy lùi được nhiều đợt tấn công của địch, vận dụng đúng đắn kế sách “vườn không nhà trống”, gây cho địch nhiều khó khăn.
Vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong đôi nét về lịch sử của nước ta trong thời Pháp thuộc. Chắc hẳn bạn đã phần nào trả lời được câu hỏi Thực dân Pháp thực hiện âm mưu xâm lược Việt Nam như thế nào rồi phải không? Hãy theo dõi GiaiNgo để thu thập thêm nhiều thông tin bổ ích hơn nhé!