Thừa phát lại và công việc này vẫn còn là những khái niệm rất xa lạ đối với nhiều người. Vậy thừa phát lại là gì? Điều kiện trở thành thừa phát lại với cá nhân? Hãy cùng GiaiNgo giải đáp thắc mắc trong bài viết bên dưới.
Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về thi hành án dân sự. Công việc này cũng làm về tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công việc khác theo quy định của Nghị định và pháp luật có liên quan.
Trong phạm vi trách nhiệm của mình, thừa phát lại được thực hiện các công việc sau:
Văn phòng thừa phát lại là tổ chức hành nghề của thừa phát lại. Tên gọi văn phòng thừa phát lại bao gồm cụm từ văn phòng thừa phát lại và phần tên riêng liền sau. Người đứng đầu văn phòng thừa phát lại là thừa phát lại và là người đại diện theo pháp luật của văn phòng thừa phát lại.
Để trở thành thừa phát lại, cá nhân phải đảm bảo đáp ứng đủ các tiêu chuẩn như sau:
Thừa phát lại được làm những công việc sau :
Hồ sơ xin bổ nhiệm làm thừa phát lại được nộp tại Sở Tư pháp, bao gồm:
Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm Thừa phát lại trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp trong thời hạn không quá 15 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ.
Thừa phát lại là người được Nhà nước bổ nhiệm để làm các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và một số công việc khác.
Khi thực hiện công việc về thi hành án dân sự, thừa phát lại có quyền như Chấp hành viên – trừ thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
Cơ quan nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp và mọi cá nhân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của thừa phát lại theo quy định của pháp luật. Cơ quan, tổ chức, cá nhân từ chối trái pháp luật yêu cầu của thừa phát lại thì phải chịu trách nhiệm và bồi thường thiệt hại nếu có.
Chi phí thực hiện công việc của thừa phát lại phải được ghi nhận trong hợp đồng giữa văn phòng thừa phát lại và người yêu cầu ( một dạng hợp đồng dịch vụ).
Văn phòng thừa phát lại là tổ chức hành nghề của thừa phát lại. Tên gọi văn phòng thừa phát lại phải bao gồm cụm từ “Văn phòng thừa phát lại” và phần tên riêng liền sau. Người đứng đầu Văn phòng thừa phát lại phải là thừa phát lại và là người đại diện theo pháp luật của văn phòng thừa phát lại.
Văn phòng thừa phát lại có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính.
Vi bằng có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án, là căn cứ để thực hiện các giao dịch hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Nội dung chủ yếu của vi bằng có các nội dung sau:
Các điều kiện xác minh để thi hành án dân sự sẽ như sau:
Thừa phát lại có thể tổ chức thi hành các vụ việc ngoài địa bàn quận, huyện nơi đặt văn phòng thừa phát lạ. Nếu đương sự có tài sản, cư trú hay có các điều kiện khác ngoài địa bàn quận, huyện nơi đặt văn phòng thừa phát lại.
Đương sự có quyền yêu cầu văn phòng thừa phát lại xác minh điều kiện thi hành án dân sự trong trường hợp vụ việc đó đang do Cơ quan thi hành án dân sự trực tiếp tổ chức thi hành. Thời hiệu yêu cầu thi hành án theo quy định của Luật thi hành án dân sự.
Theo quy định tại Điều 32 Nghị định 08/2020/NĐ-CP về Thẩm quyền, phạm vi tống đạt của Thừa phát lại quy định:
Thừa phát lại thực hiện tống đạt các giấy tờ, hồ sơ, tài liệu sau đây:
Trưởng Văn phòng Thừa phát lại có thể giao thư ký nghiệp vụ thực hiện việc tống đạt, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận việc tống đạt phải do Thừa phát lại thực hiện.
Văn phòng Thừa phát lại phải chịu trách nhiệm trước cơ quan, tổ chức yêu cầu về việc tống đạt thiếu chính xác, không đúng thủ tục, không đúng thời hạn của mình; bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP về Thẩm quyền, phạm vi lập vi bằng, giá trị pháp lý của vi bằng quy định:
Theo quy định tại Điều 43 Nghị định 08/2020/NĐ-CP về Thẩm quyền, phạm vi xác minh điều kiện thi hành án quy định:
Theo quy định tại Điều 51 Nghị định 08/2020/NĐ-CP về Thẩm quyền tổ chức thi hành án quy định:
Những việc thừa phát lại không được làm theo trong điều 4 Nghị định 08/2020/NĐ-CP ngày 08/01/2020 về tổ chức và hoạt động của thừa phát lại là:
Tiết lộ thông tin về việc thực hiện công việc của mình, trừ trường hợp pháp luật quy định khác; sử dụng thông tin về hoạt động của Thừa phát lại để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
Đòi hỏi thêm bất kỳ khoản lợi ích vật chất nào khác ngoài chi phí đã được ghi nhận trong hợp đồng.
Kiêm nhiệm hành nghề công chứng, luật sư, thẩm định giá, đấu giá tài sản, quản lý, thanh lý tài sản.
Trong khi thực thi nhiệm vụ, thừa phát lại không được nhận làm những việc liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người thân thích của mình.
Bao gồm: Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Thừa phát lại, của vợ hoặc chồng của Thừa phát lại; cháu ruột mà Thừa phát lại là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.
Các công việc bị cấm khác theo quy định của pháp luật.
Hy vọng bài viết trên đây giúp bạn hiểu rõ hơn thừa phát lại là gì cũng như một số khái niệm liên quan thừa phát lại là gì. Hãy cùng theo dõi GiaiNgo để cập nhật những thông tin mới thú vị nhé!