Không ai ngăn cản tình yêu của nam và nữ nếu dựa trên tinh thần tự nguyện. Tuy nhiên có một hình thức kết hôn luôn bị xã hội phải đối. Đó là tảo hôn. Vậy tảo hôn là gì? Hiện tượng tảo hôn ở năm 2021 là gì? GiaiNgo sẽ giúp bạn giải đáp.
Tảo hôn là việc cưới vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn. Đây là điều được quy định tại Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Cụ thể quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 thì đây là hình thức kết hôn của nam chưa đủ 20 và nữ chưa đủ 18 tuổi.
Đương nhiên, đây là một hành vi vi phạm pháp luật. Không chỉ vậy, nó còn trái với những chuẩn mực đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Tảo hôn ảnh hưởng đến mục đích của hôn nhân hướng tới là duy trì và phát triển giống nòi. Khi các đối tượng cô dâu, chú rể trong đó hoàn toàn chưa đủ tuổi.
Dù tảo hôn được xem là một hình thức vi phạm pháp luật nhưng nó vẫn diễn ra ở nhiều nơi. Tại nhiều khu vực, tảo hôn được xem là phong tục hoặc một chuyện hết sức bình thường. Vì không hiểu được hậu quả của tảo hôn là gì nên nó vẫn tiếp tục tiếp diễn.
Một trường hợp tảo hôn nổi tiếng tại dân tộc thiểu số ở Nghệ An làm cả xã hội phẫn nộ. Đó là Hờ Y Xùa quê ở xã Nậm Cắn kể, trong lần xuống chợ Mường Xén gặp một chàng trai ở bản Phà Bún, xã Huồi Tụ, huyện rẻo cao Kỳ Sơn. Chàng trai ấy vừa mắt nên đã “bắt” Xùa về làm vợ. Năm đó, Xùa mới chớm tuổi 13.
Không dừng lại ở đó, con gái của Xùa cũng đã cưới một anh chàng 22 tuổi khi cô ấy chỉ tròn 13. Việc kết hôn ở độ tuổi như thế này đồng nghĩa với con đường đi học của “cô dâu” đã kết thúc. Vì đa số mục đích chính của hình thức này chính là việc “sinh con đẻ cháu”.
Những trường hợp tảo hôn, tổ chức tảo hôn đều bị coi là vi phạm pháp luật. Vậy các trường hợp tảo hôn là gì? GiaiNgo sẽ đem đến bạn các hình thức của trường hợp tảo hôn bị cấm tại nước ta như sau:
Nguyên nhân chủ chốt của tảo hôn chính là vì các hủ tục lạc hậu như bắt vợ, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Đồng thời sự quan tâm và chăm lo của cha mẹ đối với con cái ở nhiều gia đình còn buông lỏng, hời hợt.
Vì thế, có thể nói tập hợp các nguyên nhân chủ yếu của nạn tảo hôn ở nước ta là do nghèo đói, thất học. Kết hợp với sự thiếu hiểu biết và do quan niệm phong tục, hủ tục nặng nề.
Tảo hôn đã bị cấm trong bộ luật vậy những hình phạt khi cố chấp tổ chức tảo hôn là gì? GiaiNgo sẽ giúp bạn hiểu thêm về khía cạnh này.
Tảo hôn sẽ bị hủy ngay tại khi đăng kí kết hôn nếu phát hiện một trong hai bên chưa đủ tuổi. Các hậu quả pháp lý sẽ ngay lập tức áp dụng chính là:
Tảo hôn sẽ làm tăng nhanh dân số và giảm chất lượng dân số. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc chăm sóc, giáo dục phát triển trẻ em. Không chỉ vậy, tảo hôn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thể chất, tâm sinh lý, sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Đặc biệt nhất là trẻ em gái và con đường trong tương lai của nó.
Hành vi tảo hôn sẽ được xử lý theo điều 47, Nghị định 110/2013/NĐ-CP của chính phủ như sau:
GiaiNgo cũng đồng ý với phần lớn ý kiến của xã hội về “nạn” tảo hôn này. Tảo hôn sẽ làm mất đi những cơ hội và cánh cửa mở ra một tương lai tốt đẹp của cả “cô dâu” và “chú rể”. Cụ thể hơn đó là sự mất mát về học tập, việc làm tốt, cơ hội để cải thiện điều kiện sống và chăm sóc sức khỏe của bà mẹ và trẻ em.
Đặc biệt kết hôn cận huyết thống và chưa đủ tuổi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng dân số. Nó sẽ suy giảm giống nòi và chất lượng nguồn nhân lực. Tuy những tác hại và hậu quả vô cùng rõ ràng, tuy nhiên tại nhiều nơi hiện tượng này vẫn cứ xảy ra.
Tại những nơi đó, họ thậm chí còn không quan tâm đến tảo hôn là gì. Điều này chính là một mối lo ngại không hề nhỏ mà Nhà nước phải xử lý.
Bài viết này của GiaiNgo đã lý giải cặn kẽ về “nạn” tảo hôn là gì. Mọi người đều phải biết những nguyên nhân và hậu quả của tảo hôn là gì. Hình thức này nên được loại bỏ như một cách để bảo vệ tương lai của con em chúng ta.