Tân ngữ là thành phần bổ sung ý nghĩa cho câu của bạn được trọn vẹn hơn. Trong cú pháp tiếng Anh, tân ngữ đóng vai trò giúp người nghe hiểu được sự vật hoặc sự việc đang diễn ra một cách khách quan nhất. Vậy tân ngữ là gì thì cùng GiaiNgo tìm câu trả lời thông qua thông tin bên dưới nhé.
Tân ngữ là thành phần thuộc vị ngữ trong câu. Tân ngữ hay còn gọi là túc từ và thường đi sau động từ, liên từ hoặc giới từ. Tân ngữ có nhiệm vụ biểu đạt ý nghĩ của con người hoặc sự vật chịu sự tác động của động từ hoặc giới từ đứng trước nó.
Trong một câu có thể có một hoặc nhiều tân ngữ. Tân ngữ có thể nằm ở giữa câu hoặc cuối câu, có thể là một từ hoặc một cụm từ.
Tân ngữ trong tiếng Anh là object. Nó là từ hoặc cụm từ chỉ đối tượng bị ảnh hưởng bởi chủ ngữ. Trong các câu dùng ngoại động từ (Transitive verbs), buộc phải phải có tân ngữ (Object) để hoàn thiện ý nghĩa của câu.
Đối với những câu dùng nội động từ, có thể có hoặc không có tân ngữ. Có 2 loại tân ngữ trong tiếng Anh là tân ngữ trực tiếp (Direct object) và tân ngữ gián tiếp (Indirect object).
Tân ngữ trong tiếng Trung là 目的. Tân ngữ trong tiếng Trung chỉ đối tượng của hành động hướng đến, tác động đến, nên sẽ đứng sau động từ. Thường thì tân ngữ sẽ do danh từ, đại từ, động danh từ,…đảm nhiệm và thường đứng cuối câu.
Trong tiếng Trung cũng có 2 lớp tân ngữ. Tức là trong câu xuất hiện 2 tân ngữ liền nhau để nói rõ hơn về hành động đó. Thường thì tân ngữ thứ nhất đứng sau động từ là người, còn tân ngữ thứ 2 là vật.
Tân ngữ trong tiếng Nhật là オブジェクト. Đây là danh từ hoặc thành phần tương đương danh từ. Tân ngữ chịu sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp từ động từ.
Tân ngữ trong tiếng Nhật là những từ dùng để diễn tả hành động của con người hoặc sự vật. Tuy nhiên, việc sử dụng tân ngữ trong tiếng Nhật cũng khá linh hoạt nên bạn cần chú ý tới các cụm từ đứng trước hoặc sau nó nhé.
Tân ngữ trong tiếng Hàn là 목적. Đây là những từ chủ yếu được gắn vào chủ từ. Nó sẽ quyết định cách thức ngữ pháp của từ. Trong một câu đơn tiếng Hàn có cấu trúc như sau: [Bổ ngữ] + [chủ ngữ] + [tân ngữ] + [động từ].
Vị trí của chủ ngữ, tân ngữ, và bổ ngữ có thể hoán đổi cho nhau thoải mái. Vì vậy, rất khó phân biệt đâu là chủ ngữ và tân ngữ. Do đó, người Hàn Quốc dùng trợ từ để phân biệt các thành phần trong một câu tiếng Hàn.
Có 2 loại tân ngữ trong tiếng Anh là tân ngữ trực tiếp và tân ngữ gián tiếp. Tân ngữ trong tiếng Anh thường dùng với giới từ for hoặc to. Nếu trong câu có hai tân ngữ, tân ngữ nào đứng trước là tân ngữ gián tiếp. Tân ngữ nào đứng sau là tân ngữ trực tiếp.
Ý nghĩa của 2 loại tân ngữ trong tiếng Anh bao gồm:
Danh từ hoặc cụm danh từ có thể là tân ngữ trực tiếp hoặc tân ngữ gián tiếp trong câu. Ví dụ: I gave him a pen = I gave a pen to him.
Ngoài ra, các tính từ được dùng như danh từ tập hợp cũng có thể làm tân ngữ trong câu. Ví dụ: the poor, the rich, the young, the old,…
Đại từ trong tiếng Anh có thể làm chủ ngữ trong câu. Nhưng có những đại từ nhân xưng như: me, him, her, us, them, it,… chỉ có thể làm tân ngữ mà không thể làm chủ ngữ.
Ví dụ: Tân ngữ “him” trong câu: She loves him very much. (Cô ấy yêu anh ta rất nhiều)
Vai trò chính của động từ trong câu là làm vị ngữ, diễn tả hành động trong câu. Những động từ cũng có thể làm tân ngữ dưới dạng nguyên thể có “to” (to verb) hoặc dạng V-ing.
Ví dụ: Tân ngữ “spending” trong câu: I enjoy spending the free time for my family. (Tôi thích dành thời gian rảnh cho gia đình của mình).
Ngoài từ hay cụm từ làm tân ngữ thì một mệnh đề cũng có thể đóng vai trò là tân ngữ. Ví dụ: She agrees that we will meet together next month. (Cô ấy đồng ý chúng tôi sẽ gặp nhau tháng sau)
Trong ví dụ này, mệnh đề “that we will meet together next month” là tân ngữ trong câu.
Thứ tự của tân ngữ trong câu là tân ngữ gián tiếp đứng sau làm tân ngữ trực tiếp thì phải có giới từ “to” hoặc “for”. Ví dụ: The mother made a cake for her children (Bà mẹ làm bánh ngọt cho các con của bà ta.)
Tân ngữ gián tiếp đứng trước tân ngữ trực tiếp (ngay sau động từ) thì không dùng giới từ. Vì thế, bạn nên chú ý đến thứ tự của tân ngữ để có cách vận dụng phù hợp nhé.
Tân ngữ đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc câu. Nhiều động từ trong tiếng Anh cần tân ngữ để bổ nghĩa cho chúng. Tuy nhiên, không phải động từ nào cũng đều cần tân ngữ. Một số động từ không cần có tân ngữ. Chúng được gọi là các nội động từ (Intransitive verbs). Ví dụ như: run, sleep, cry, wait, die, fall,…
Bên cạnh đó, lại có một số động từ cần có tân ngữ trực tiếp hoặc cả tân ngữ trực tiếp và gián tiếp. Những động từ này được gọi là ngoại động từ (Transitive verbs). Ví dụ như: eat (sth.), break (sth.), cut (sth.), make (sth.), send (s.o) (sth.), give (s.o) (sth.),…
Việc học tiếng Anh sẽ trở nên dễ dàng hơn nếu bạn biết cách nhận dạng và sử dụng tân ngữ phù hợp. Mong rằng, những thông tin của GiaiNgo sẽ giúp bạn hiểu rõ tân ngữ là gì. Đồng thời nắm rõ các loại tân ngữ trong tiếng Anh để có cách sử dụng hợp lý nhất.