Sự tiêu hóa thức ăn ở thú ăn cỏ như thế nào?

Thú ăn cỏ là một động vật ăn cỏ, thức ăn chủ yếu của chúng là thực vật. Một số động vật ăn cỏ điển hình là ngựa, bỏ, trâu, thỏ,… Vậy sự tiêu hóa thức ăn ở thú ăn cỏ như thế nào? Cùng GiaiNgo giải đáp thắc mắc này ngay thôi nào!

Đặc điểm tiêu hoá ở thú ăn cỏ

Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm về sự tiêu hóa ở thú ăn cỏ thông qua các đặc điểm như: bộ răng, dạ dày, ruột. Để xem chúng có gì khác so với thú ăn thịt không nhé!

Bộ răng của thú ăn cỏ

Răng của thú ăn cỏ bao gồm răng nanh và răng cửa. Hai răng này khá giống nhau. Khi ăn cỏ, răng nanh và răng cửa sẽ tì lên tấm sừng ở hàm trên để giữ chặt cỏ.

Sự tiêu hóa thức ăn ở thú ăn cỏ như thế nào?

Ngoài ra, thú ăn cỏ còn có răng trước hàm và răng hàm phát triển có tác dụng nghiền nát cỏ.

Dạ dày của thú ăn cỏ

Dạ dày ở thú ăn cỏ có 01 ngăn hoặc 04 ngăn. Dạ dày 01 ngăn là dạ dày của các loài thú ăn cỏ nhưng không nhai lại như thỏ, ngựa,…

Còn đối với các động vật nhai lại như trâu, bò,… thì dạ dày có 04 ngăn. Bao gồm: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế.

Ruột non của thú ăn cỏ

Nếu so sánh ruột non của thú ăn thịt với thú ăn cỏ thì đây quả là một so sánh khập khiễng. Vì ruột của thú ăn cỏ dài khoảng vài chục mét, dài hơn rất nhiều so với ruột của thú ăn thịt.

Manh tràng (ruột tịt) của thú ăn cỏ

Manh tràng ở thú ăn cỏ rất phát triển (đặc biệt ở thú ăn cỏ có dạ dày đơn). Ở manh tràng có nhiều vi sinh vật cộng sinh tiếp tục tiêu hóa xenlulôzơ và các chất dinh dưỡng có trong tế bào thực vật.

Các chất dinh dưỡng đơn giản được hấp thu qua thành manh tràng.

Sự tiêu hóa thức ăn ở thú ăn cỏ như thế nào?

Tiếp theo chúng ta sẽ cùng tìm hiểm xem thú ăn cỏ tiêu hóa thức ăn như thế nào nhé!

Đầu tiên, thú ăn cỏ sẽ bứt cỏ, sau đó dùng hàm răng của mình để nghiền thức ăn. Tiếp theo, thức ăn sẽ được chuyển vào dạ cỏ.

Thức ăn sau khi được lên men và làm mềm ở dạ cỏ sẽ được chuyển qua dạ tổ ong. Sau khi thú ăn cỏ ngừng ăn, thì thức ăn sẽ được ợ lên miệng để nhai kĩ lại. Mỗi lần nhai lại có thể kéo dài khoảng 50 phút và diễn ra 5 – 6 lần/ ngày.

Sự tiêu hóa thức ăn ở thú ăn cỏ như thế nào?

Thức ăn (sau khi được nhai kĩ) sẽ được chuyển xuống dạ lá sách để hấp thụ bớt nước.

Tiếp theo, thức ăn sẽ được chuyển qua dạ múi khế. Dạ múi khế tiết ra pepsin, HCl tiêu hóa prôtêin có trong cỏ và vi sinh vật từ dạ cỏ xuống.

Đối với các thành phần không lên men được sẽ được chuyển xuống phía dưới của đường tiêu hóa.

Sự tiêu hoá thức ăn ở dạ cỏ như thế nào?

Ở dạ cỏ, thức ăn được trộn với nước bọt. Khi đó, thức ăn được vi sinh vật cộng sinh phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hoá xenlulôzơ.

Thức ăn sau khi được nuốt xuống dạ cỏ sẽ lên men. Đối với phần thức ăn chưa được nhai kĩ nằm trong dạ cỏ và dạ tổ ong thỉnh thoảng sẽ được thú ăn cỏ ợ lên và nhai lại ở miệng.

Thức ăn sau khi đã được động vật nhai kỹ lại và thấm nước bọt lại được nuốt xuống dạ cỏ.

Tại sao thú ăn thực vật thường phải ăn số lượng thức ăn rất lớn?

Như chúng ta đã biết, thức ăn của thú ăn thực vật chủ yếu là cỏ. Mà thức ăn là thực vật sẽ khó tiêu hóa hơn. Muốn tiêu hóa được phải có enzim xenlulaza và các vi sinh vật phân giải chất xơ trong thực vật.

Sự tiêu hóa thức ăn ở thú ăn cỏ như thế nào?

Hơn nữa, thức ăn là thực vật rất nghèo chất dinh dưỡng. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể đòi hỏi thú ăn thực vật phải ăn số lượng thức ăn rất lớn.

GiaiNgo tin chắc rằng qua bài viết trên các bạn đã tự tin để trả lời câu hỏi sự tiêu hóa thức ăn ở thú ăn cỏ như thế nào rồi phải không? Hãy theo dõi kênh của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích hơn nhé!