Thời Đường là một trong những thời kỳ đỉnh cao của Trung Quốc. Sự thịnh trị của chế độ phong kiến dưới thời Đường được biểu hiện như thế nào? GiaiNgo sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này nhé!
Sự thịnh trị của chế độ phong kiến dưới thời Đường được biểu hiện qua nhiều mặt khác nhau.
Kinh tế: phát triển tương đối toàn diện.
Nông nghiệp:
Thủ công nghiệp: nghề dệt, in, gốm sứ phát triển. các xưởng thủ công được hình thành chủ yếu về các lĩnh vực như luyện sắt, đóng thuyền,… Các xưởng thủ công có hàng chục người dân làm việc.
Thương nghiệp: phát triển thịnh đạt, mở rộng giao lưu, buôn bán với các nước trên thế giới. “Con đường tơ lụa” được hình thành trên đất liền và trên biển.
Chính trị: bộ máy cai trị phong kiến nhà Đường ngày một hoàn chỉnh hơn. Bộ máy nhà nước được phân cấp từ trung ương đến địa phương. Đặc biệt là tăng cường củng cố chính quyền trung ương. Chính quyền phong kiến thời Đường nhằm nâng cao quyền lực tuyệt đối của Hoàng đế.
Văn hoá: nhà Đường thực hiện chế độ khoa cử. Mở rộng các trường học ở cả thành thị và nông thôn.
Thơ Đường phản ánh toàn diện bộ mặt xã hội bấy giờ và đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật. Nhiều nhà thơ nổi tiếng lúc bấy giờ là Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,…
Đối ngoại: nhà Đường tiếp tục chính sách xâm lược các nước nhằm mở rộng lãnh thổ của Trung Quốc.
Sau khi ổn định ở trong nước, nhà Đường đem quân lấn chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, xâm lược Triều Tiên,…
Nhà Đường là đỉnh cao của chế độ phong kiến Trung Quốc vì thời điểm này Trung Quốc được biết đến như một quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á.
Lúc bấy giờ, nhà Đường phát triển toàn diện về mọi mặt từ kinh tế, chính trị, ngoại giao cho đến văn hóa. Nhà Đường tập trung vào xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước. Vấn đề liên quan đến thi cử được chú trọng hơn nên các khoa thi tuyển chọn nhân tài được tổ chức nhiều hơn.
Bên cạnh đó, nhà Đường cũng quan tâm chú trọng đến cuộc sống của người dân hơn. Nhà nước cũng thi hành nhiều biện pháp giảm tô thuế, lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân. Nhờ đó, sản xuất nông nghiệp được phát triển hơn.
Quý tộc, địa chủ có điều kiện được tham gia vào bộ máy cai trị từ trung ương đến địa phương. Xã hội thời Đường đã đạt đến sự phồn thịnh.
Trước tiên, chúng ta cần phải tìm hiểu chính sách quân điền dưới thời Đường là gì?
Chính sách quân điền là biện pháp giảm tô thuế, lấy ruộng công và ruộng bỏ hoang chia cho nông dân cày cấy.
Ưu điểm của chính sách quân điền dưới thời Đường:
Nhược điểm của chính sách quân điền dưới thời Đường:
Trung Quốc là một đất nước có nền văn hóa, lịch sử lâu đời với các triều đại nối tiếp nhau. Bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu khái quát về các triều đại phong kiến Trung Quốc nào.
Sự thịnh trị của chế độ phong kiến dưới thời Đường được biểu hiện như thế nào? Đây quả là một câu hỏi thú vị phải không nào? Hãy theo dõi GiaiNgo để thu thập thêm nhiều thông tin bổ ích nữa nhé!