Xương tay và xương chân vốn đã có nhiều điểm khác nhau rõ rệt. Vậy sự khác nhau giữa xương tay và xương chân là gì? Ý nghĩa khác nhau có ảnh hưởng gì nhiều đến hoạt động của tay và chân? Hãy cùng GiaiNgo khám phá nhiều điều thú vị hơn nữa qua bài viết dưới đây nhé!
Xương tay và xương chân có một vài điểm khác nhau rõ ràng. Trước hết về xương tay, xương tay thường nhỏ hơn so với xương chân. Tuy nhiên, các xương khớp tay, cụ thể là cổ tay và bàn tay thường linh hoạt hơn rất nhiều. Những đặc điểm của xương tay trên phù hợp với quá trình lao động, hoạt động của con người.
Còn về phần xương chân, đặc điểm xương chân thường dài và to khỏe hơn xương tay. Xương chân có kích thước to hơn, xương gót nhô ra phía sau, xương bàn chân cong lên và có các khớp xương vững chắc.
Thế nhưng có một điểm mà xương chân không bằng xương tay là về sự linh hoạt. Các khớp chân ít linh hoạt hơn các khớp tay. Những đặc điểm này lại phù hợp với hành động đi lại, thích nghi với dáng đi thẳng ở con người.
Bên cạnh đó, xương chân còn phù hợp với chức năng nâng đỡ cơ thể và lao động. Vì vậy nên có rất nhiều đặc điểm khác nhau giữa chi trên và chi dưới của cơ thể chúng ta.
Bên cạnh một số điểm khác nhau, xương chân và xương tay cũng có khá nhiều điểm tương đồng với nhau. Trước hết, cả chân và tay đều có chỗ dựa vững chắc là xương đai vai và xương đai hông.
Xương chân và xương tay cũng đều có các phần như nhau:
Sự khác nhau giữa xương tay và xương chân có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với hoạt động của con người. Các khớp cổ tay và bàn tay linh hoạt đảm nhiệm chức năng cầm nắm trong hoạt động của con người. Xương tay giúp con người chỉ trỏ, cầm nắm, nâng đỡ mọi thứ một cách dễ dàng hơn.
Về hoạt động của xương chân, cụ thể là xương cổ chân và xương gót phát triển nở về phía sau. Điều này làm cho diện tích bàn chân lớn hơn và giúp cho cơ thể vững vàng hơn, tạo ra sự cân bằng cho tư thế đứng thẳng của chúng ta.
Sự khác nhau giữa xương tay và xương chân giúp cho chân và tay của chúng ta linh hoạt hơn trong đời sống hàng ngày. Từ đó, con người cũng thực hiện được nhiều hoạt động khác nhau.
Tiếp theo, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về phần cấu tạo và chức năng của bộ xương nhé!
Bộ xương người gồm có 3 phần chính: xương đầu, xương thân và xương chi.
Trước tiên, xương đầu bao gồm các phần như sau:
Kế tiếp là những phần nhỏ của xương thân bao gồm:
Phần cuối cùng là phần xương chi, bao gồm xương tay và xương chân:
Cấu tạo của bộ xương không quá phức tạp. Phần thứ nhất là đầu, bao gồm khối xương sọ. Khối xương sọ này có 8 xương ghép lại và tạo thành hộp sọ lớn. Trong hộp sọ chứa não, bộ phận đóng vai trò quan trọng nhất trong cơ thể con người. Ở phần đầu còn có xương mặt nhỏ và xương hàm.
Phần tiếp theo là phần thân. Thân bao gồm cột sống và nhiều đốt sống khớp với nhau, cong ở 4 chỗ. Bên cạnh đó là các xương sườn gắn với cột sống và xương ức.
Những xương ức này tạo thành lồng ngực để bảo vệ tim phổi một cách an toàn nhất. Và cuối cùng là phần xương chi bao gồm xương tay và xương chân. Các xương này có một số phần khá tương tự nhau.
Bộ xương có chức năng vô cùng quan trọng đối với chúng ta. Đây là phần cứng của cơ thể tạo thành bộ khung. Chính bộ khung này đã giúp cơ thể chúng ta có hình dạng nhất định.
Hơn thế nữa, bộ xương còn có vai trò rất quan trọng trong việc làm chỗ bám của cơ. Điều này giúp cho cơ thể chúng ta vận động được. Ngoài ra, xương còn bảo vệ các cơ quan mềm như não, tim, phổi,…
Như vậy, qua bài viết trên, có lẽ các bạn đã phân biệt được sự khác nhau giữa xương tay và xương chân rồi phải không nào? Vậy thì còn chần chờ gì nữa, hãy nhanh tay theo dõi GiaiNgo ngay để cập nhật thêm nhiều thông tin hơn nhé!