Sự khác nhau giữa MBR và GPT? Cách phân biệt từng loại

Có hai loại ổ cứng chuẩn mà nhiều khách hàng tin dùng đó là MBR và GPT. Vậy sự khác nhau giữa MBR và GPT như thế nào? Nên dùng MBR hay GPT? Cùng GiaiNgo tìm hiểu qua bài viết bên dưới đây nhé.

Khái niệm BMR và GPT

Trước khi tìm hiểu sự khác nhau giữa MBR và GPT, chúng ta hãy cùng đến với nội dung khái niệm về BMR và GPT.

MBR là gì?

MBR là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Master Boot Record. Nó có nghĩa là bản ghi khởi động chính. MBR là một phần nhỏ của đĩa cứng. Có thể xem MBR như một thiết bị lưu trữ khác chứa thông tin về đĩa.

Vị trí của MBR là nằm trong khu vực khởi động Boot Sector. Ổ cứng này xác định các phân vùng đĩa cũng như mã được sử dụng để bắt đầu trình tự khởi động.

su khac nhau giua mbr va gpt

GPT là gì?

GPT là viết tắt của cụm từ tiếng Anh GUID Partition Table. Đây là một chuẩn mới, nó dần thay thế chuẩn MBR. GPT hỗ trợ ổ cứng với dung lượng lên đến 256 TB. Ngoài ra nó còn hỗ trợ tới 128 phân vùng chính.

GPT sử dụng được trên nhiều hệ điều hành như Windows, Linux,… Đặc biệt, GPT còn dùng được trên hệ điều hành MAC OS X của Apple.

Vừa rồi GiaiNgo đã giới thiệu cho bạn khái niệm về MBR và GPT. Tiếp theo, mời bạn đến với sự khác nhau giữa MBR và GPT.

su khac nhau giua mbr va gpt

Sự khác nhau giữa MBR và GPT

Để hiểu rõ hơn sự khác nhau giữa MBR và GPT, GiaiNgo đã tổng hợp được nội dung về ưu nhược điểm của mỗi loại. Cùng theo dõi tiếp nhé.

Ưu, nhược điểm của MBR

Ưu điểm của MBR là hoạt động tốt trên tất cả các nền tảng Windows hiện nay. Điều này đồng nghĩa với việc MBR tương thích nhiều dòng máy tính mới và kể cả đời cũ và mới. Đây quả thật là một ổ cứng tuyệt vời đúng không nào.

Tuy nhiên thì MBR cũng có một số nhược điểm nhỏ. Dữ liệu MBR được lưu duy nhất trên một phân vùng nhất định. Chính vì thế dễ bị lỗi và không có khả năng khôi phục.

MBR chỉ hỗ trợ tối đa 4 phân vùng chính. Nếu bạn muốn chia ổ cứng ra thành nhiều phân vùng, thì phải tạo phân vùng kiểu Logical. Nhưng cách làm này cũng sẽ bị hạn chế một vài tính năng như không thể boot, không thể cài Win,…

su khac nhau giua mbr va gpt

Ưu, nhược điểm của GPT

Ưu điểm của GPT là bạn có thể phân vùng các đĩa lớn hơn 2 TB. Ngoài ra, GPT cũng không có giới hạn về số lượng phân vùng.

Phân vùng và dữ liệu khởi động GPT an toàn hơn so với MBR. GPT lưu trữ dữ liệu ở nhiều vị trí trên đĩa. Ổ cứng GPT cũng giữ kiểm tra dự phòng theo chu kỳ để kiểm tra tính toàn vẹn của dữ liệu.

Nếu nó tìm thấy bất kỳ vấn đề nào trong tính toàn vẹn của dữ liệu, nó có thể khôi phục dữ liệu bị hỏng từ một vị trí khác trên đĩa.

Nhược điểm duy nhất của GPT là chỉ hỗ trợ trên Windows 64 – bit. Đây cũng là lý do nhiều người dùng chần chừ khi lựa chọn sử dụng GPT.

su khac nhau giua mbr va gpt

Sự tương thích giữa BMR và GPT

Ổ GPT chứa một protective MBR. Điều này có nghĩa là nếu bạn cố gắng quản lý một đĩa GPT bằng một công cụ cũ thì chỉ có thể đọc MBRs. Công cụ này chỉ nhìn thấy một phân vùng duy nhất kéo dài trên toàn bộ ổ đĩa.

Phần mềm MBR đảm bảo các công cụ cũ không bị nhầm lẫn driver GPT cho một ổ đĩa chưa phân vùng. Đồng thời giúp công cụ ghi đè lên dữ liệu GPT của nó bằng một MBR mới.

Hệ điều hành Windows có thể khởi động từ GPT trên UEFI. Điều này dựa trên máy tính chạy phiên bản 64-bit của các hệ điều hành Windows 8.1, 8, 7, Vista và các phiên bản máy chủ tương ứng. Tất cả các phiên bản của hệ điều hành Windows 8.1, 8, 7, Vista và có thể đọc ổ đĩa GPT và sử dụng chúng để lưu dữ liệu.

su khac nhau giua mbr va gpt

Nên dùng MBR hay GPT?

Nên dùng MBR hay GPT là tùy vào hệ thống và nhu cầu của bạn. Vì có sự khác nhau giữa MBR và GPT nên GiaiNgo sẽ đưa ra một số lưu ý sau đây.

Nên dùng MBR khi:

Nếu ổ cứng lớn hơn 4 TB thì bạn nên sử dụng chuẩn GPT để nhận đủ dung lượng. Bạn cũng có thể định dạng được ổ cứng 3TB và 4TB ở chuẩn MBR. Nhưng với cách làm này các bạn cần sử dụng thêm phần mềm thứ ba.

  • Ổ cứng có dung lượng thấp hơn 2 TB. Nếu ổ cứng có dung lượng lớn hơn, bạn vẫn có thể sử dụng chuẩn phân vùng MBR nhưng phải sử dụng thêm phần mềm thứ 3 để hỗ trợ.
  • GiaiNgo gợi ý cho bạn các phần mềm thứ 3 chẳng hạn như MBR4TB trên hệ điều hành Windows hoặc GParted trên hệ điều hành Linux.
  • Không có nhu cầu tạo quá nhiều phân vùng.
  • Máy tính bạn đang chạy hệ điều hành Windows 32 bit.

Nên dùng GPT khi: 

  • Ổ cứng có dung lượng lớn hơn 4TB.
  • Máy tính khởi động ở chuẩn UEFI, việc cài đặt Windows trên ổ cứng GPT là phù hợp.
  • Chỉ sử dụng phiên bản Windows 64 bit.
  • Kiểm tra chính xác xem máy tính dùng chuẩn UEFI hoặc Legacy BIOS thì mới có thể lựa chọn định dạng ổ đĩa cứng phù hợp.

su khac nhau giua mbr va gpt

Như vậy với những thông tin trên hy vọng bạn đã biết được sự khác nhau giữa MBR và GPT. Qua bài viết này mong bạn đã lựa chọn được phần mềm cho phù hợp. GiaiNgo hy vọng đã cung cấp những thông tin bổ ích cho các bạn.