Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn là một kiến thức hóa học cực kì quan trọng đối với các bạn học sinh cấp 3. Vì vậy, hãy cùng GiaiNgo tìm hiểu và giải đáp những thắc mắc liên quan đến kiến thức hóa học này bạn nhé!
Tính kim loại được xem là một tính chất của một nguyên tố. Mà nguyên tử của nguyên tố đó rất dễ mất electron để trở thành ion dương. Nếu một nguyên tử mà càng dễ mất đi electron thì tính kim loại của nguyên tố đó càng mạnh.
Tính phi kim cũng là một tính chất của nguyên tố. Ngược lại với tính kim loại, tính phi kim là tính mà nguyên tử của nguyên tố đó rất dễ thu electron để trở thành ion âm. Nếu một nguyên tử mà càng dễ thu electron thì tính phi kim của nguyên tố đó càng mạnh.
Tính kim loại, tính phi kim cũng là một trong những sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học. Vậy tính kim loại và tính phi kim biến đổi như thế nào. Hãy cùng theo dõi tiếp bạn nhé!
Khi nói về sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn. Chúng ta sẽ xét theo chu kì (theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân) và xét trong một nhóm (theo chiều từ trên xuống dưới). Chúng sẽ được lập lại ở các chu kì khác, nhóm khác theo cùng một quy luật.
Sự biến đổi của tính kim loại, tính phi kim trong một chu kì theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. Thì tính kim loại của các nguyên tố yếu dần. Đồng thời tính phi kim của các nguyên tố sẽ tăng dần.
Còn đối với trong một nhóm, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. Thì tính kim loại của các nguyên tố tăng dần. Đồng thời tính phi kim của các nguyên tố sẽ yếu dần.
Độ âm điện của một nguyên tử chính là khả năng hút các electron của nguyên tử đó khi hình thành các liên kết hóa học.
Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa, đặc biệt là độ âm điện được mô tả như sau. Độ âm điện của nguyên tử càng lớn thì tính phi kim của nguyên tử đó càng mạnh. Ngược lại, độ âm điện của nguyên tử càng nhỏ thì tính kim loại của nó càng mạnh.
Nếu nói về sự biến đổi tuần hoàn của hóa trị của các nguyên tố thì chúng ta sẽ xét trong một chu kì. Dựa theo bảng tuần hoàn, trong một chu kì khi đi từ trái sang phải. Hóa trị cao nhất với Oxi tăng từ I đến VII, hóa trị đối với hidro giảm từ IV đến I.
Hóa trị đối với hiđro = số thứ tự nhóm – hóa trị đối với oxi.
Chúng ta có công thức phân tử ứng với các nhóm nguyên tố (R : là nguyên tố) như sau:
Sự biến đổi tính Axit-Bazơ của Oxit và Hiđroxit sẽ tương ứng với các nguyên tố ở chu kì 3.
Nếu xét ở một chu kì, chiều của điện tích hạt nhân tăng dần. Tính Bazơ của Oxit và Hiđroxit tương ứng sẽ giảm dần. Đồng thời, tính axit của chúng sẽ tăng dần.
Nếu xét ở một nhóm, điện tích hạt nhân theo chiều tăng dần. Tính Bazơ của Oxit và Hiđroxit tương ứng sẽ tăng dần. Đồng thời, tính axit của chúng sẽ giảm dần.
Từ đó, chúng ta có thể rút ra được một kết luận. Sự biến đổi tính Axit-Bazơ của Oxit và Hiđroxit sẽ phụ thuộc vào chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
Định luật tuần hoàn là định luật mà tính chất của các nguyên tố và đơn chất cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất. Nó được tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
Bài viết liên quan:
Sau khi bạn đã hiểu hơn về sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn. Thì bây giờ GiaiNgo sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn về một vài câu hỏi thường gặp nhé!
Trong bảng tuần hoàn hóa học, sẽ có 7 chu kì khác nhau. Số thứ tự của chu kì sẽ bằng với số lớp electron. Chu kì nhỏ là chu kì 1,2,3 bao gồm các nguyên tố s và p. Chu kì lớn là chu kì 4,5,6,7 và bao gồm các nguyên tố s,p,d,f.
Nếu xét trong một chu kì và điện tích hạt nhân theo chiều tăng thì bán kính nguyên tử sẽ giảm dần. Bởi vì số electron ngoài cùng tăng dần trong khi đó số lớp electron lại không thay đổi.
Nhóm A là nhóm có số thứ tự của nhóm bằng số electron hóa trị. Nhóm A gồm các nguyên tố s và p. Nhóm A là các nguyên tố thuộc phân nhóm chính.
Xét bán kính nguyên tử trong nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. Bán kính nguyên tử sẽ tăng dần. Vì số lớp electron tăng dần.
Trong sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn. Những tính chất biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân là:
Bán kính nguyên tử
Trong chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử giảm dần. Xét theo nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì bán kính nguyên tử tăng dần.
Độ âm điện
Trong chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, độ âm điện của nguyên tử tăng dần. Xét theo nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, độ âm điện của nguyên tử giảm dần.
Tính phi kim, tính kim loại
Xét theo chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại giảm dần và tính phi kim tăng dần.Trong nhóm A chiều điện tích hạt nhân tăng, tính kim loại tăng dần và tính phi kim giảm dần.
Tính Axit – Bazơ của Oxit và Hiđroxit
Trong chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính Bazơ giảm dần và tính Axit tăng dần. Xét ở nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính Bazơ tăng dần và tính Axit dần giảm (trừ nhóm VII).
Độ âm điện của một nguyên tử là đặc trưng của khả năng hút electron của nguyên tử đó khi hình thành liên kết hóa học. Trong nhóm A theo chiều điện tích hạt nhân tăng. Giá trị độ âm điện của nguyên tử các nguyên tố giảm dần.
Dựa theo bảng độ âm điện của Pauling thì nguyên tố Flo (F) có giá trị độ âm điện lớn nhất. Bởi vì chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng nếu xét trong một chu kỳ, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì độ âm điện sẽ tăng dần.
Còn nếu xét trong một nhóm, độ âm điện của các nguyên tử giảm dần từ trên xuống dưới theo chiều điện tích hạt nhân. Từ đó nếu xét cả về chu kì hay theo nhóm thì nguyên tố Flo vẫn luôn có giá trị âm điện lớn nhất.
Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn. Hy vọng qua bài viết này, chúng mình đã có thể giải đáp tất cả những thắc mắc của các bạn về sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học và định luật tuần hoàn. Hãy theo dõi GiaiNgo mỗi ngày để cập nhật thêm nhiều thông tin hay bạn nhé!