Nhu cầu sử dụng máy tính, laptop ngày càng cao và việc lựa chọn một loại ổ cứng có tốc độ nhanh kèm theo nhiều tính năng ưu việt là điều vô cùng cần thiết. Vậy SSD là gì, chức năng và sự khác biệt với HDD là gì? Khám phá bài viết của GiaiNgo để tìm ra loại ổ cứng thích hợp với chiếc máy tính của bạn nhé!
SSD là cụm từ viết tắt của Solid State Drive, là một ổ đĩa thể rắn có chức năng lưu trữ dữ liệu. Nếu trước đây, trên bất kì loại máy tính nào đều trang bị loại ổ cứng HDD thì đến thời điểm hiện tại SDD đang dần được thay thế và sử dụng phổ biến hơn.
Ổ cứng SSD là loại ổ đĩa thể rắn, có chức năng tương tự như ổ cứng HDD. Tuy nhiên, các dữ liệu được lưu trữ trên các con Chip bộ nhớ flash kết hợp với nhau và giữ lại dữ liệu ngay cả lúc ổ không được cung cấp điện.
Dựa vào chức năng, người ta chia ổ cứng SSD thành 2 loại: ổ cứng SSD chuyên dụng Serve (Enterprise) và ổ cứng SSD thông thường (Consumer).
SSD Consumer là loại SSD được lắp đặt vào máy tính bàn, laptop cá nhân. SSD Consumer tuy có tốc độ giảm theo dung lượng sử dụng nhưng được nhiều người lựa chọn để tiết kiệm chi phí.
SSD Server (Enterprise) thường được test trên môi trường datacenter, có hiệu suất tốc độ cao hơn nhiều so với loại ổ cứng SSD thông thường. Chính vì vậy, giá thành cao gấp 3 lần loại SSD Consumer và được nhiều doanh nghiệp lựa chọn tin dùng.
Quá trình phát triển SSD bắt đầu vào những năm 1950 nhưng chỉ đến những năm 1970 – 1980, ổ cứng SSD dần được phát triển bởi IBM, Amdahl và Cray. Tuy nhiên do giá thành khá cao không đáp ứng nhiều đối tượng tiêu dùng, chính vì vậy nó không thể sử dụng trong thương mại hoá rộng rãi được.
Năm 1978, mẫu SSD được phát triển thành công nhờ Storage và dần được cải tiến hơn bằng cách kết hợp các chip DIPRAM kèm Card điều khiển mô phỏng ổ cứng vào năm 1980. Bên cạnh đó, SSD còn được hỗ trợ pin sạc nhiều lần nhằm đảm bảo dữ liệu không bị mất khi tắt nguồn.
Năm 1996, ổ cứng SSD với công nghệ bộ nhớ flash được ra đời. Kể từ lúc này, SSD dần trở thành lựa chọn của đa số người dùng sử dụng máy tính; vì nó giải quyết những vấn đề của HDD truyền thống.
Tháng 3/2009, SSD có dung lượng khủng lên đến 5TB với tên gọi RamSan-620 lưu trữ dạng rank được ra đời bởi Texas Memory System. Sau đó, SSD dần được phát triển và mở rộng hơn với nhiều loại hình đa dạng hơn.
Ổ cứng SSD hoạt động bằng công nghệ NAND, là một loại bộ nhớ flash. Bộ nhớ flash NAND là bộ nhớ không bay hơi, có nghĩa là không làm mất dữ liệu kể cả khi máy tính của bạn đột ngột bị mất nguồn.
Để gửi và nhận dữ liệu nhanh chóng, SSD sử dụng một tấm các ô điện và được chia thành từng phần, những phần này được gọi là “trang”. Đây cũng chính là nơi lưu trữ dữ liệu cho máy tính của bạn và những trang này sau khi được gộp lại sẽ tạo thành các khối.
Lưu ý, ổ cứng SSD không thể ghi đè trực tiếp dữ liệu lên từng trang riêng lẻ, chúng chỉ ghi dữ liệu lên trang trống trong một khối.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại ổ cứng SSD, dưới đây là một số loại SSD phổ biến bạn có thể tham khảo để nâng cấp phù hợp với chiếc máy tính của mình nhé.
SSD 2.5 SATA: có kích thước 2.5 inch, tương thích với các ổ HDD trên laptop hiện nay và có giá cả phải chăng với nhu cầu của nhiều người.
SSD mSATA: loại ổ cứng được thiết kế nhỏ gọn, sử dụng cổng SATA thu nhỏ để kết nối và thường được tìm thấy trên các dòng laptop nhỏ gọn.
SSD M.2 (M.2 SATA và M.2 PCle): kích thước nhỏ gọn, tốc độ xử lý dữ liệu nhanh (khoảng 550MB/s cho M.2 SATA, 3500MB/s cho M.2 PCle) và là tiêu chuẩn của hầu hết các laptop hiện nay.
HDD là viết tắt của Hard Disk Drive, là loại ổ cứng truyền thống dùng để lưu trữ dữ liệu trên bề mặt các tấm đĩa hình tròn phủ vật liệu từ tính.
Khi hoạt động các tấm đĩa sẽ được quay bằng một động cơ để đọc ghi dữ liệu. Vì vậy tốc độ quay lớn sẽ góp phần làm tăng tốc độ đọc ghi dữ liệu.
Trong Start, bạn nhập từ khóa “optimize drives” vào thanh tìm kiếm và chọn Defragment and Optimize drives.
Cửa sổ Optimize drives hiện lên bạn kiểm tra ở cột Media type (Soid state drive là SSD, Hask disk drive là HDD).
Giá thành cao khi dùng cùng dung lượng với HDD.
Hiện nay, trên thị trường bày bán rất nhiều loại SSD khác nhau, để tránh các trường hợp việc mua các loại ổ cứng SSD kém chất lượng, bạn cần phải lưu ý những yếu tố sau:
Bạn có thể tham khảo một số hãng sản xuất SSD quen thuộc với mọi người như: Intel, Samsung, Sandisk, Kingston,… Tuy nhiên bạn cũng có thể chọn một hãng SSD mới để thử nếu chính sách bảo hành và giá thành tốt hơn.
Vì những tính năng ưu việt, tốc độ đọc/ ghi nhanh nên giá của ổ cứng SSD cao hơn nhiều so với loại ổ cứng thông thường. SSD có giá dao động từ 500.000 – 2.000.000 đồng tùy vào hãng và dung lượng lưu trữ.
Trên đây là tất tần tật những thông tin về SSD là gì, công dụng như thế nào và giá thành bao nhiêu. So với loại HDD truyền thống thì bạn cần nâng cấp ổ cứng SSD khi thấy máy tính của bạn chậm chạp. Còn chần chừ gì nữa, hãy theo dõi GiaiNgo để cập nhật thêm những kiến thức bổ ích nhé!