Muốn nắm vững các kiến thức văn học 12 thì các bạn tuyệt đối không thể không soạn bài Vợ nhặt và nắm vững các kiến thức trong đó. Hãy cùng GiaiNgo soạn bài Vợ nhặt chi tiết và đầy đủ các nội dung quan trọng nhé!
Điều đầu tiên khi soạn bài Vợ nhặt chính là tìm hiểu về tác giả và tác phẩm.
Kim Lân sinh năm 1920 và mất năm 2007. Ông có tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài. Hoàn cảnh gia đình của tác giả Kim Lân rất khó khăn. Ông chỉ học hết tiểu học, rồi vừa làm thợ sơn guốc, khắc tranh bình phong, vừa viết văn.
Năm 1944, Kim Lân tham gia Hội văn hóa cứu quốc. Sau đó liên tục hoạt động văn nghệ phục vụ kháng chiến và cách mạng (viết văn, làm báo, diễn kịch, đóng phim).
Kim Lân được ví như cây bút chuyên viết truyện ngắn. Ông có sở trường viết về nông thôn và người nông dân. Không chỉ vậy, ông còn có biệt tài miêu tả tâm lí nhân vật.
Văn phong của tác giả Kim Lân rất giản dị nhưng gợi cảm, hấp dẫn. Ngôn ngữ sống động, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày và mang đậm màu sắc nông thôn.
Đặc biệt, ông cực kỳ am hiểu và gắn bó sâu sắc về phong tục và đời sống làng quê Bắc Bộ.
Tác phẩm Vợ nhặt có tiền thân từ tiểu thuyết Xóm ngụ cư. Vợ nhặt được viết ngay sau cách mạng tháng Tám nhưng còn dang dở và mất bản thảo.
Sau hoà bình lập lại vào năm 1954, Kim Lân dựa vào phần cốt truyện cũ và viết lại thành truyện Vợ nhặt. Ngay sau đó, tác phẩm được in trong tập truyện Con chó xấu xí.
Vợ nhặt tái hiện lại bức tranh nạn đói năm 1945. Qua đó, thể hiện tấm lòng cảm thông sâu sắc của nhà văn đối với con người trong nạn đói.
Bố cục bài văn là nội dung không thể thiếu khi soạn bài Vợ nhặt. Tác phẩm này được chia thành 4 phần như sau:
Mục đích của việc soạn bài Vợ nhặt chính là để bạn hiểu được tóm tắt nội dung tác phẩm.
Vợ nhặt lấy bối cảnh nạn đói khủng khiếp năm 1945. Truyện kể về nhân vật chính có tên là Tràng. Anh là một chàng trai xấu xí nghèo khổ, làm nghề đẩy xe thóc thuê. Giữa lúc nạn đói tràn đến xóm ngụ cư của hắn, Tràng đưa vợ về nhà. Người vợ hắn “nhặt” được sau vài ba bận nói đùa và bốn bát bánh đúc.
Bà cụ Tứ là một người mẹ giàu tình thương người. Vì xót cho cảnh ngộ người đàn bà, vừa mừng vừa tủi, bà chấp nhận nàng dâu mới. Cái liều lĩnh của Tràng đã biến thành hạnh phúc. Những con người nghèo khổ ấy cùng nương tựa vào nhau. Họ cùng hi vọng vào một tương lai tối đẹp hơn. Tác phẩm kết thúc bằng hình ảnh lá cờ đỏ, niềm tin vào một tương lai tươi sáng hơn.
Nhan đề Vợ nhặt thâu tóm giá trị nội dung tư tưởng tác phẩm. “Nhặt” thường sử dụng đi kèm với những thứ không ra gì. Do vậy, nhan đề Vợ nhặt thể hiện thảm cảnh của người dân trong nạn đói 1945.
Không chỉ vậy, nó còn bộc lộ sự cưu mang, đùm bọc và khát vọng. Thể hiện một sức mạnh hướng tới cuộc sống, tổ ấm, niềm tin của con người trong cảnh khốn cùng.
Phần này đã được GiaiNgo đề cập trước đó. Bạn hãy nhớ xem bố cục khi soạn bài Vợ nhặt gồm mấy phần nhé.
Tình huống nhặt vợ gọi gọn trong nhan đề tác phẩm Vợ nhặt. Tràng – thanh niên nông dân nghèo, xấu, ế vợ bỗng nhặt được vợ dễ dàng.
Chi tiết bà cụ Tứ ngạc nhiên, lo lắng “biết chúng có nuôi nổi nhau sống qua cơn đói khát này không?” thể hiện:
Nhan đề “Vợ nhặt” thâu tóm giá trị nội dung tư tưởng tác phẩm:
→ Hoàn cảnh sống khốn cùng, cực khổ
Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng bạn cần nắm khi soạn bài Vợ nhặt.
Thể hiện khao khát về tổ ấm gia đình của nhân vật Tràng lúc anh chàng quyết định lấy vợ qua các chi tiết:
Buổi sáng đầu tiên khi có vợ Tràng thấy êm ả, thẩn thờ như người vừa từ trong giấc mơ đi ra, xung quanh có sự thay đổi khác lạ thể hiện:
Khi soạn bài Vợ nhặt, bạn phải nắm được tâm trạng bà cụ Tứ:
Đặc sắc nghệ thuật của truyện khi soạn bài Vợ nhặt:
Chi tiết gây xúc động khi soạn bài Vợ nhặt được rút ra như sau:
Điều này gợi lên cảnh khốn cùng, nghèo đói của giai đoạn đau thương của đất nước ( nạn đói 1945)
Ý nghĩa đoạn kết truyện đúc kết được sau khi soạn bài Vợ nhặt:
Vợ nhặt là một tác phẩm đầy ý nghĩa nhân văn và giàu cảm xúc. Tuy nhiên để nắm hết được những nội dung đó bạn cần soạn bài Vợ nhặt một cách thật chi tiết. Đừng quên bổ sung kiến thức cùng GiaiNgo trong các bài viết sau nhé!