Tuyên ngôn độc lập là một văn bản mang ý nghĩa rất lớn đối với Việt Nam ta. Tác phẩm đã được đưa vào chương trình ngữ văn 12 để lứa măng non biết được ý nghĩa to lớn của nó. Để giúp đỡ các bạn, GiaiNgo sẽ đưa đến bạn cách soạn bài Tuyên ngôn độc lập ngắn gọn nhưng lại đầy đủ nhất!
Khi soạn bài Tuyên ngôn độc lập, điều đầu tiên các bạn không nên bỏ qua chính là cuộc đời và phong cách sáng tác của tác giả.
Nhân dân Việt Nam và thế giới đều thương tiếc Bác và đặt tượng đài của Bác ở nhiều nơi để tưởng nhớ Người. Dù Bác đã xa ta nhưng chúng ta vẫn có thể thăm viếng Bác tại lăng Hồ Chủ Tịch ở Ba Đình, Hà Nội.
Bác không chỉ là nhà văn chính luận sâu sắc, là nhà thơ uyên thâm mà Bác còn viết truyện và ký đầy hàm xúc và sáng tạo.
Sau phần tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm là điều bạn nên nắm rõ khi soạn bài Tuyên ngôn độc lập.
Bản Tuyên ngôn độc lập ra đời khi phát xít Nhật đã đầu hàng đồng minh. Khi đó, chúng ta đã chính thức giành lại chính quyền trên mặt trận cả nước.
Ngày 26/04/1945, Bác đã viết bản Tuyên ngôn độc lập tại căn nhà số 48 Hàng Ngang, Hà Nội.
Ngày 02/09/1945, trước toàn thể đồng bào, Bác đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Có thể nói, khi các bạn soạn bài Tuyên ngôn độc lập sẽ cảm nhận được khí thế giải phóng của nhân dân ta lúc bấy giờ.
Soạn bài Tuyên ngôn độc lập trong phần 1 sẽ là các câu hỏi về tác phẩm như sau:
Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh như sau:
Di sản văn học của Bác vô cùng lớn lao về tầm vóc tư tưởng. Các thể loại mà Bác đã sáng tác cũng vô cùng phong phú.
a. Văn chính luận
Hồ Chí Minh viết văn chính luận bằng lí trí sáng suốt, trí tuệ sắc sao. Bác viết bằng cả tấm lòng yêu, ghét nồng nàn, sâu sắc của một trái tim vĩ đại với lí lẽ sắc bén, trí tuệ sắc sảo, giàu sức đấu tranh.
Khi soạn bài Tuyên ngôn độc lập, các bạn sẽ hiểu rằng đây chính là một trong những bài văn chính luận hay nhất của Bác
b. Truyện và kí
Thể loại này Bác viết với mục đích tố cáo tội ác dã man, bản chất tàn bạo, xảo trá của bọn thực dân và bè lũ tay sai.
Các tác phẩm nổi bật như: Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu, Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Vi hành,…
c. Thơ ca
Tên tuổi của Bác gắn liền với tập thơ Nhật kí trong tù. Đây là một tập nhật kí bằng thơ được viết khi Người bị Tưởng Giới Thạch giam cầm từ mùa thu năm 1942 đến mùa thu năm 1943.
Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh vô cùng độc đáo và đa dạng. Cụ thể như:
Và đây là câu hỏi kết thúc phần soạn bài Tuyên ngôn độc lập với phần tác giả.
Hãy theo dõi phần phân tích tiếp theo trong soạn bài Tuyên ngôn độc lập ở mục sau nhé.
Tiếp theo sẽ là phần soạn bài Tuyên ngôn độc lập với các nội dung chính về tác phẩm.
Bố cục tác phẩm:
Việc trích dẫn tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Pháp và bản tuyên ngôn Độc lập của Mĩ là cách lập luận sắc bén, khéo léo của tác giả.
Ý nghĩa về mặt lập luận
Khi soạn bài Tuyên ngôn độc lập, bạn cũng cần phải chú ý vào cách lập luận của tác phẩm. Những ý nghĩa đúc kết lại ở trên sẽ giúp bạn ghi nhớ dễ dàng hơn về khía cạnh này
Tác giả vạch trần bản chất tàn bạo, xảo quyệt của thực dân bằng lý lẽ và sự thật xác đáng, cụ thể như:
Tác phẩm Tuyên ngôn độc lập là áng văn chính luận xuất sắc với lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, ngôn ngữ hùng hồn với:
Tuyên ngôn độc lập xứng đáng là áng thiên cổ hùng văn, có giá trị lịch sử lớn lao.
Và đây là câu hỏi kết thúc phần soạn bài Tuyên ngôn độc lập với phần tác phẩm.
Khi soạn bài Tuyên ngôn độc lập, ý nghĩa của tác phẩm là thứ bạn cần đúc kết được.
Bản Tuyên ngôn độc lập là sự kết tinh các giá trị truyền thống anh hùng và ý chí đấu tranh cho một nước Việt Nam độc lập, tự do. Tác phẩm còn khẳng định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của phong trào cách mạng thế giới.
Đồng thời khích lệ nhân dân các nước thuộc địa, các dân tộc bị áp bức đứng lên chống chủ nghĩa thực dân, giành độc lập dân tộc. Vì thế, tác phẩm này không chỉ gắn liền với Hồ Chí Minh mà còn mở ra một thời đại mới. Đây là lúc Việt Nam kiên định con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Cách để nhớ rõ những điều quan trọng của tác phẩm này chính là khi bạn soạn bài Tuyên ngôn độc lập một cách ngắn gọn nhất. GiaiNgo đã giúp bạn soạn bài Tuyên ngôn độc lập trong hai phần một cách chi tiết. Đừng quên chuyên mục bổ sung kiến thức cùng GiaiNgo trong các bài viết sau nhé!