Quê hương vốn là nguồn cảm hứng bất tận của thi, ca, nhạc, họa. Trong số đó, phải kể đến áng thơ về quê hương da diết của nhà thơ Giang Nam và bức tranh làng chài miền biển của Tế Hanh. Bài viết soạn bài Quê hương này của GiaiNgo sẽ giúp bạn nắm rõ nội dung chi tiết và đầy đủ nhất của hai bài thơ này. Cùng theo dõi nhé!
Văn bản Quê hương – Tế Hanh là tác phẩm nằm trong chương trình Ngữ văn 8 tập 2. Dưới đây là đôi nét tóm tắt về tác giả, tác phẩm chi tiết nhất của bài soạn văn 8 Quê hương. Mời bạn đọc tham khảo.
Tế Hanh (1921- 2009), tên khai sinh là Trần Tế Hanh. Ông sinh ra tại một làng chài ven biển tỉnh Quảng Ngãi.
Ông có mặt trong phong trào thơ mới chặng cuối (1940 – 1945) với những bài thơ mang nặng nỗi buồn và tình yêu quê hương thắm thiết. Sau năm 1945, Tế Hanh sáng tác chủ yếu phục vụ cách mạng và kháng chiến.
Tế Hanh được biết đến nhiều nhất với những bài thơ thể hiện nỗi nhớ thương tha thiết quê hương miền Nam và niềm khao khát Tổ quốc được thống nhất. Ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (năm 1996).
Các tác phẩm chính của ông phải kể đến như Các tập thơ Hoa niên (1945), Gửi miền Bắc (1955), Tiếng sóng (1960), Hai nửa yêu thương (1963), Khúc ca mới (1966),…
Bài thơ được viết vào năm 1939. Khi Tế Hanh đang học tập tại Huế trong nỗi nhớ quê hương, nhớ về một làng chài ven biển tha thiết.
Bài thơ được rút trong tập Nghẹn ngào (1939) và sau đó được in trong tập Hoa niên (1945). Quê hương là nguồn cảm hứng lớn trong suốt đời thơ Tế Hanh mà bài Quê hương là sự mở đầu.
Bài Quê hương được chia làm 4 phần:
Bài Quê hương được viết theo thể thơ 8 chữ (thơ mới). Bài vừa có vần trắc và vần bằng (chuyển đổi từng cặp câu, từ bằng qua trắc).
Bài thơ Quê hương đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển. Trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và cảnh sinh hoạt lao động chài lưới.
Qua đây có thể thấy tình cảm yêu quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ Tế Hanh.
Để giúp các bạn nắm được nội dung chi tiết của bài thơ Quê hương cũng như giá trị nghệ thuật đặc sắc, cùng GiaiNgo giải đáp các câu hỏi SGK soạn bài Quê hương nhé!
Phân tích cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi (từ câu 3 đến câu 8) và cảnh đón thuyền cá về bến (8 câu tiếp theo). Hình ảnh người dân chài và cuộc sống làng chài được thể hiện trong hai cảnh này có gì nổi bật đáng chú ý?
Lời giải chi tiết:
a. Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi được miêu tả trong 6 câu (câu 3 – câu 8)
b. Cảnh đón thuyền cá về bến sau một ngày lao động (8 câu tiếp)
Phân tích các câu thơ sau:
– Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…
– Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng, Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.
Lối nói ẩn dụ và biện pháp so sánh ở những câu này có hiệu quả nghệ thuật như thế nào?
Nghệ thuật so sánh ẩn dụ: Cánh buồm – một hình ảnh cụ thể có hình khối, đường nét, màu sắc được so sánh với hình ảnh trừu tượng “mảnh hồn làng”. Cũng như tinh thần phóng khoáng, kiên cường của người dân miền biển chính là linh hồn của làng quê.
Nhà thơ đã thổi vào cảnh linh hồn của làng chài. Cánh buồm vốn gắn bó, gần gũi trong cuộc sống của dân chài trở thành một hình ảnh thơ bay bổng, giàu tính tượng trưng.
Biện pháp ẩn dụ không chỉ xây dựng hình tượng người dân miền biển khỏe khoắn, từng trải mà còn làm nổi bật sự hòa quyện bền chặt giữa con người với tự nhiên.
Hãy nhận xét về tình cảm của tác giả đối với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông.
Tình cảm của tác giả đối với quê hương thật đằm thắm và sâu sắc. Mặc dù sống xa quê nhưng những hình ảnh về quê hương, về người dân nơi làng chài ven biển vẫn luôn in đậm trong tâm trí nhà thơ.
Từ đó, ta thấy rằng tác giả là một người giàu cảm xúc và gắn bó sâu nặng với quê hương. Tình cảm ấy thấm đượm trong từng câu chữ, xuyên suốt chiều dài của tác phẩm.
Bài thơ có những đặc sắc nghệ thuật gì nổi bật? Theo em, bài thơ được viết theo phương thức miêu tả hay biểu cảm, tự sự hay trữ tình?
Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ:
Cùng chủ đề quê hương, đất nước, bên cạnh bài thơ Quê hương của tác giả Tế Hanh thì bài thơ Quê hương của tác giả Giang Nam cũng da diết, cảm xúc không kém. Cùng GiaiNgo tìm hiểu soạn bài Quê hương này nhé!
Nhà thơ Giang Nam tên thật là Nguyễn Sung, sinh năm 1929. Quê ông ở xã Ninh Bình, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa. Ông là một nhà thơ nổi tiếng với nhiều tác phẩm đi vào lòng người.
Phong cách thơ của Giang Nam luôn mang bóng hình của quê hương, đất nước. “Quê hương” chính là một trong những tác phẩm thơ nổi bật của Giang Nam.
Bên cạnh thơ ca, ông còn sáng tác văn xuôi chủ yếu là truyện, truyện ngắn. Ngoài Giang Nam, ông còn sử dụng các bút danh khác như Châu Giang, Hà Trung, Lê Minh (sử dụng trên báo chí công khai xuất bản ở miền Nam từ 1955 đến 1960).
Bài thơ Quê hương được sáng tác vào năm 1960 khi Giang Nam đang hoạt động ở căn cứ Hòn Du thuộc tỉnh Khánh Hòa. Khi ấy, ông được cấp trên báo tin có thể rằng người vợ dấu yêu cùng cô con gái chưa đầy tuổi của ông đã bị giặc giết hại và hy sinh.
Trong tận cùng nỗi đau thương, mất mát, Giang Nam đã viết nên bài thơ “Quê hương”. Có thể nói đây là bài thơ hay nhất trong sự nghiệp sáng tác của thi sĩ.
Bài thơ đậm chất tự sự, đó như là một đoạn ghi chép chân thật nhất về tâm trạng của nhà thơ lúc bấy giờ. Bài thơ Quê hương của Giang nam đã được trao tặng giải thưởng tại Tạp chí Văn nghệ năm 1960 – 1961.
Bài thơ Quê hương của Giang Nam đã khắc họa thật trọn vẹn ký ức tươi đẹp của tuổi thơ tác giả tại vùng đất thôn quê thanh bình. Đó là những ngày trốn học, bị mẹ đánh đòn và về cô bé hàng xóm.
Nhưng khi chiến tranh bắt đầu, những khó khăn và sự mất mát là điều khiến nhà thơ khắc khoải nhất. Sau tất cả, tình cảm đôi lứa đã được nhân lên thành lý tưởng cách mạng. Hơn hết, khát vọng chiến đấu và giành hòa bình cho đất nước được thể hiện thật mạnh mẽ và lớn lao.
Bài thơ Quê hương của Giang Nam vẽ lên một bức tranh không gian hoài niệm. Với thể thơ tự do, câu dài, câu ngắn tạo nên sự phóng khoáng cho bài thơ.
Những hình ảnh liên tưởng độc đáo, gợi cảnh làm nổi bật tình cảm day dứt, xao xuyến nhớ quê hương. Đặc biệt, bút pháp tương phản giữa ký ức thanh bình ở phần đầu cùng sự đau thương cuối bài thơ đã tạo được sự đồng cảm từ người đọc.
Những vần thơ về quê hương đều mang nhiều nỗi niềm chất chứa, khắc khoải một nỗi nhớ quê da diết và hoài niệm khó tả. Hy vọng bài viết soạn bài Quê hương này của GiaiNgo sẽ giúp ích cho quá trình học tập của các bạn. Theo dõi GiaiNgo để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!