Thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ mà thơ mộng thể hiện qua hình ảnh con sông Đà dưới ngòi bút của nhà văn Nguyễn Tuân. Đặc biệt, hình ảnh con người hiện lên trong bức tranh thiên nhiên tuy nhỏ bé mà vô cùng hùng dũng. Mời bạn đọc đến với soạn bài Người lái đò sông Đà của GiaiNgo để cảm nhận được vẻ đẹp của tập tùy bút này!
Trước khi đến với phần soạn bài Người lái đò sông Đà, chúng ta hãy tìm hiểu đôi nét về tác giả và tác phẩm.
Nguyễn Tuân (1910 – 1987) sinh trưởng trong một gia đình nhà Nho. Quê ông ở làng Mọc, nay là phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông có đóng góp không nhỏ đối với văn học Việt Nam hiện đại. Ông có sở trường về tùy bút, bút kí với một phong cách tài hoa và độc đáo. Đặc biệt, ông được xem là bậc thầy trong việc làm phong phú thêm ngôn ngữ văn hóa dân tộc.
Nguyễn Tuân từng làm Tổng thư kí Hội Văn nghệ Việt Nam từ năm 1948 đến năm 1958. Năm 1996, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
Các tác phẩm tiêu biểu: Một chuyến đi (1938), Vang bóng một thời (1940), Thiếu quê hương(1940), Chiếc lư đồng mắt cua (1941), Đường vui (1949), Tình chiến dịch (1950), Sông Đà (1960), Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi (1972).
Hoàn cảnh ra đời bài Người lái đò sông Đà trong phần soạn bài Người lái đò sông Đà:
Tuỳ bút “Người lái đò sông Đà” được in trong tập tuỳ bút “Sông Đà” (1960), gồm 15 bài tuỳ bút và một bài thơ ở dạng phác thảo. Tác phẩm được viết trong thời kì xây dựng CNXH ở miền Bắc.
Tác phẩm là kết quả của chuyến đi thực tế của nhà văn đến Tây Bắc trong kháng chiến chống Pháp. Đặc biệt là chuyến đi thực tế vào năm 1958. Nguyễn Tuân đến với nhiều vùng đất khác nhau, sống với bộ đội, công nhân và đồng bào các dân tộc. Thực tiễn xây dựng cuộc sống mới ở vùng cao đã đem đến cho nhà văn nguồn cảm hứng sáng tạo vô tận.
Bố cục bài Người lái đò sông Đà trong soạn bài Người lái đò sông Đà gồm có ba phần:
Tóm tắt bài Người lái đò sông Đà:
Thiên nhiên Tây Bắc được tô điểm bởi con sông Đà vừa hung bạo vừa trữ tình. Sông Đà có lúc dịu dàng như người phụ nữ kiều diễm. Nước sông Đà thay đổi theo mùa phản chiếu trời xuân nắng thu “Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, mùa thu lừ lừ chín đỏ như da mặt người bầm đi vì rượu bữa”.
Dọc theo sông Đà, có lắm thác nhiều ghềnh, có đá dựng vách thành, có đá tảng, đá hòn bày thế thạch trận, tạo nên cửa sinh cửa tử. Nổi bật trên bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, đầy sức sống đó là hình ảnh ông lái đò sông Đà.
Hình ảnh một người mang vẻ đẹp khỏe khoắn của người dân lao động vùng sông nước với thân hình cao to, nước da rám nắng. Ông làm nghề lái đò đã nhiều năm, gắn bó với dòng sông Đà, hiểu được tính khí của nó.
Ông thuộc nằm lòng từng con thác lớn, thác nhỏ, từng vách đá, luồng nước, từng cửa sinh, cửa tử do thế thạch trận tạo nên.
Ông đã dùng kinh nghiệm nghề nghiệp cộng với sự cần cù gan dạ đưa con thuyền vượt thác nước sông Đà đầy nguy hiểm. Ông đã đưa nhiều chuyến hàng về xuôi an toàn để góp phần vào xây dựng cuộc sống.
Giá trị nghệ thuật bài Người lái đò sông Đà trong soạn bài Người lái đò sông Đà:
Tác giả đã tổng hợp trên nhiều vốn tri thức, chuyên môn, văn hóa trên nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống: từ hội họa, điện ảnh cho đến quân sự. Tác phẩm giàu chất thông tin, thời sự.
Ngôn ngữ sống động, tinh tế hiện đại, giàu cảm xúc, đậm chất tạo hình, sắc sảo. Lối so sánh liên tưởng độc đáo.
Nghệ thuật viết tùy bút bậc thầy khiến con sông Đà hung bạo, độc hiểm nhưng cũng thơ mộng, trữ tình dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân.
→ Tác phẩm thể hiện được một số đặc trưng cơ bản của phong cách Nguyễn Tuân: cảm hứng đặc biệt với những hiện tượng đập mạnh vào giác quan nghệ sĩ, tiếp cận con người ở phương diện tài hoa nghệ sĩ, sử dụng tùy bút pha bút kí rất phóng túng.
Nội dung bài Người lái đò sông Đà trong soạn bài Người lái đò sông Đà:
Nguyễn Tuân đã phác họa cho người đọc vẻ đẹp đa dạng của con sông Đà trong từng con chữ. Đó là vẻ đẹp của một sông Đà hùng vĩ với vẻ “hung bạo”: những thành vách, hút nước, trùng vây thạch trận,…
Bên cạnh đó, sông Đà cũng mang trong mình một vẻ đẹp của con sông trữ tình, thơ mộng qua góc nhìn của tác giả. Đằng sau vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ và thơ mộng đó là hình tượng của người lái đò sông Đà.
Hình ảnh nhân vật ông lái đò hiện lên như là một người anh hùng trên chính công việc lao động của mình. Trên con sông nước lớn, với kinh nghiệm dày dạn, ông không ngại chiến đấu trước thiên nhiên. Đặc biệt, ông lái đò còn chỉ là một con người đời thường, vô danh.
Qua Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân đã khắc họa những nét thơ mộng, hùng vĩ nhưng khắc nghiệt của thiên nhiên đất nước qua hình ảnh con sông Đà hung bạo và trữ tình. Đồng thời, ca ngợi chất nghệ sĩ, sự tài ba trí dũng của con người lao động mới: chất vàng mười của đất nước trong xây dựng CNXH qua hình ảnh người lái đò sông Đà.
Sau đây, mời các bạn đọc giả đến với phần chính của soạn bài Người lái đò sông Đà.
Chứng minh rằng Nguyễn Tuân đã quan sát công phu và tìm hiểu kĩ càng khi viết về sông Đà và người lái đò sông Đà.
Trả lời:
Tác phẩm người Lái đò sông Đà thể hiện sự quan sát công phu, tìm hiểu kĩ càng của nhà văn trên các phương diện:
Tác giả miêu tả sông Đà từ những chi tiết cụ thể, sinh động, thực tế và từ nhiều góc quan sát độc đáo khác nhau:
Nhờ có sự quan sát, tìm hiểu tỉ mỉ, kĩ càng, Nguyễn Tuân nắm chắc thủy trình và các đặc điểm cụ thể của sông Đà (vách đá, ghềnh Hát Loóng, hút nước, thác đá, màu nước, vẻ đẹp đôi bờ,…); miêu tả chi tiết, sinh động ba vòng thạch trận của sông Đà; hiểu rõ sự nguy hiểm và vẻ đẹp, tính cách của con sông này.
Qua đó, tác giả cảm nhận được vẻ đẹp phẩm chất và tài nghệ chèo đò vượt thác của ông lái đò. Nguyễn Tuân đã miêu tả một cách tỉ mỉ, chi tiết về tài hoa ngoạn mục của ông lái đò khi vượt qua ba trùng vây thạch trận của sông Đà. Từ đó, thấy được vẻ đẹp bình dị của ông lái đò sau khi vượt thác.
Trong thiên tùy bút, tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật nào để khắc họa được một cách ấn tượng hình ảnh con sông Đà hung bạo?
Tác giả đã vận dụng tài tình các biện pháp so sánh, nhân hóa kết hợp với ngôn ngữ miêu tả đầy tính tạo hình đã làm nổi bật lên sự hung bạo của dòng sông Đà.
Sức mạnh hoang dại, vẻ đẹp kì vĩ và sự hung dữ của con sông qua góc nhìn và sự miêu tả tinh tế của Nguyễn Tuân:
Cách viết của nhà văn đã thay đổi thế nào khi chuyển sang biểu hiện sông Đà như một dòng chảy trữ tình?
Dáng vẻ dòng sông đầy thơ mộng:
Sắc màu nước biển đổi kì ảo theo từng mùa: Mùa xuân dòng sông xanh ngọc bích, mùa thu từ từ chín đỏ…
Sông Đà mang vẻ đẹp gợi cảm:
→ Sông Đà rất mực trữ tình hiền hoà. Sự tài hoa của nhà văn đã mang đến những áng văn với bức tranh trữ tình đủ để lòng người say đắm, ngất ngây.
Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà trong cuộc chiến đấu với con sông hung dữ. Từ đó, hãy cắt nghĩa vì sao, trong con mắt Nguyễn Tuân, thiên nhiên Tây Bắc quý như vàng, nhưng con người Tây Bắc mới thật xứng đáng là vàng mười của đất nước ta.
Bài tuỳ bút khắc họa hình ảnh người lái đò sông Đà.
Ý nghĩa của hình tượng ông lái đò:
Chọn phân tích một số câu văn thể hiện rõ nhất nét tài hoa về bút pháp trong cách sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân.
Một số câu văn thể hiện rõ nhất nét tài hoa về bút pháp trong cách sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Tuân là:
Như vậy, chúng ta đã vừa soạn bài Người lái đò sông Đà của tác giả Nguyễn Tuân. Hi vọng bài viết của GiaiNgo đã giúp cho các bạn cảm nhận được vẻ đẹp hùng vĩ mà thơ mộng của con sông Đà. Đừng quên chia sẻ bài viết nhé!