Mùa xuân nho nhỏ là tình yêu tha thiết của nhà thơ Thanh Hải với thiên nhiên, với cuộc đời tươi đẹp, với đất nước. Bài thơ đã trở thành một tượng đài trong lòng người đọc đến mai sau. Vì vậy, GiaiNgo sẽ hướng dẫn soạn bài Mùa xuân nho nhỏ để giúp các bạn nắm rõ hơn những giá trị mà tác phẩm này mang lại nhé!
Trước khi bước vào soạn bài Mùa xuân nho nhỏ, chúng ta cùng tìm hiểu đôi nét về nhà thơ Thanh Hải.
Thanh Hải (1930-1980), tên thật Phạm Bá Ngoãn. Ông là người ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Thanh Hải xuất thân trong một gia đình trí thức nghèo. Cha ông làm nghề dạy học, mẹ ông là nông dân. Ông là anh cả trong gia đình gồm ba anh em.
Thanh Hải hoạt động văn nghệ từ cuối những năm kháng chiến chống Pháp. Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, Thanh Hải ở lại quê hương hoạt động. Ông là một trong những nhà thơ có công xây dựng nền văn học Cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu.
Những tác phẩm tiêu biểu của ông gồm Những đồng chí trung kiên (tập thơ, 1962), Huế mùa xuân (tập I – 1970, tập II – 1975), Ánh mắt (1956),…
Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ ra đời vào tháng 11 năm 1980. Bài thơ được viết trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt. Những ngày cuối đời vật lộn trên giường bệnh, Thanh Hải đã cho ra đời một tuyệt tác.
Bài thơ mang một triết lý sống sâu sắc, không khô khan như những lời giáo huấn đạo lí mà Thanh Hải viết nó bằng chính cảm xúc thực của mình.
Bài thơ ra đời khi đất nước đã hoàn toàn thống nhất, non sông thu về một mối, cả đất nước sục sôi khí thế xây dựng cuộc sống mới. Mùa xuân nho nhỏ như một ước nguyện của chính tác giả. Trong ông luôn sục sôi khát khao được hòa mình vào mùa xuân của đất nước, mùa xuân bất tận của đất trời.
Có thể thấy, Thanh Hải đã dành tất cả cuộc đời mình để cống hiến cho đất nước. Dù là khỏe mạnh hay đang mang bệnh hiểm nghèo thì ông vẫn khát khao được hiến dâng cho đời.
Từ hoàn cảnh sáng tác trong soạn bài Mùa xuân nho nhỏ, bạn cũng đã phần nào hiểu được giá trị của tác phẩm. Hãy tiếp tục đồng hành cùng GiaiNgo ở phần tiếp theo nhé!
Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được viết theo thể thơ 5 chữ. Bài thơ mang âm hưởng dân ca Huế. Bài thơ có nhạc điệu trong sáng, thiết tha gần gũi cùng nhiều hình ảnh đẹp, giản dị, gợi cảm.
Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ có bố cục được chia làm 4 phần:
Chúng ta cùng tiếp tục vào soạn bài Mùa xuân nho nhỏ ở mục tiếp theo nhé!
Soạn bài Mùa xuân nho nhỏ giúp bạn hiểu được ý nghĩa sâu sắc của bài thơ qua nhan đề. Với một tác phẩm, nhan đề là những gì tinh túy nhất mà tác giả muốn gửi gắm đến bạn đọc và Thanh Hải cũng vậy. Nhan đề bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là một ẩn dụ đầy sáng tạo, mới mẻ, giàu ý nghĩa.
Mùa xuân trong thơ Thanh Hải vừa mang ý nghĩa tả thực vừa mang ý nghĩa ẩn dụ. Mùa xuân mang ý nghĩa tả thực thì đó là mùa khởi đầu của một năm, mùa của vạn vật sinh sôi nảy nở, chồi non lộc biếc.
Mùa xuân mang ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng cho những gì tinh túy, đẹp đẽ nhất của cuộc đời mỗi con người. Mùa xuân là sức trẻ trong hồn và trí tuệ.
Nhan đề Mùa xuân nho nhỏ là tiếng lòng tha thiết của nhà thơ về một mùa xuân của đất nước. Nhà thơ muốn được cống hiến bằng sức sống tươi trẻ, mong muốn được cống hiến những gì tốt đẹp nhất cho mùa xuân của đất trời và đất nước ngày càng tươi đẹp.
Ngoài ra, bài thơ cũng thể hiện quan điểm thống nhất giữa cái riêng và cái chung, giữa cái cá nhân và cái cộng đồng.
Đề tài mùa xuân luôn là đề tài muôn thuở. Mùa xuân – mùa mà ông hoàng thơ tình Xuân Diệu từng trăn trở, tiếc nuối ấy, nó đẹp biết bao. Với Thanh Hải, mùa xuân đâu chỉ là cái đẹp của thiên nhiên mà nó còn là tuổi trẻ đẹp nhất của mỗi con người. Mùa xuân cũng là mùa của những khao khát được hiến dâng cuộc đời, sức trẻ của mình cho đất nước.
Bài thơ mở đầu với một không gian quen thuộc của một vùng quê Việt Nam. Một dòng sông xanh, một bông hoa tím, một vài chú chim nhỏ là những hình ảnh hết sức bình dị. Nhưng chỉ bằng vài nét đơn sơ ấy nhà thơ đã vẽ nên cho chúng ta thấy một không gian của một miền quê yên bình.
Sau những vần thơ đầy cảm xúc vui tươi về mùa xuân của thiên nhiên, nhà thơ bắt đầu nói về mùa xuân của đất nước. Mùa xuân được khắc họa gắn với ý thức và tinh thần bảo vệ dân tộc.
Song song với đó là trách nhiệm của mỗi người đối với việc giữ gìn mùa xuân hoà bình cho dân tộc và đất nước. Mùa xuân của đất nước đã được dựng lên từ cuộc đời, từ mùa xuân của biết bao thế hệ đi trước.
Không dừng lại ở đó, Mùa xuân nho nhỏ còn thể hiện ước nguyện hiến dâng những tốt đẹp cho đất nước dù là nhỏ nhất của nhà thơ. Ông muốn được làm một con chim hoà vào đàn chim, một bông hoa hoà vào vườn hoa hay một nốt trầm hoà vào bản hoà ca. Ước nguyện ấy thật bình dị, khiêm nhường biết bao.
Từ ước nguyện khiêm nhường nhưng cháy bỏng và mãnh liệt của mình Thanh Hải đã khép lại bài thơ bằng một điệu dân ca xứ Huế.
Bài thơ đã trở thành một tượng đài trong lòng người đọc. Bài thơ như một thông điệp gửi đến thế hệ trẻ “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
Như vậy, bạn đã cảm nhận được giá trị nội dung tác phẩm rồi phải không? Chúng ta cùng tiếp tục qua phần tiếp theo của soạn bài Mùa xuân nho nhỏ nào!
Cùng GiaiNgo đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi trong soạn bài Mùa xuân nho nhỏ nhé!
Đọc nhiều lần bài thơ và tìm hiểu mạch cảm xúc trong bài (gợi ý: từ cảm xúc về thiên nhiên, đất nước dẫn đến suy nghĩ, ước nguyện của tác giả). Từ việc nhận ra mạch cảm xúc, hãy nêu bố cục của bài thơ.
Trả lời:
Mạch cảm xúc trong bài thơ:
Mạch cảm xúc của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ bắt đầu từ sức sống, vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên. Từ đó mở rộng ra mùa xuân đất nước, mùa xuân Cách mạng. Cuối cùng là mùa xuân của mỗi con người với ước nguyện được nhập vào bản hoà ca cuộc đời bằng một nốt trầm xao xuyến của riêng mình.
Mùa xuân của thiên nhiên, đất nước đã được miêu tả như thế nào qua những hình ảnh, màu sắc, âm thanh trong hai khổ thơ đầu?
Mùa xuân của thiên nhiên xứ Huế được miêu tả qua:
⇒ Thể hiện cảm xúc, tình yêu của tác giả trước khung cảnh thiên nhiên đất trời xứ Huế.
Mùa xuân của đất nước được miêu tả qua:
⇒ Nhà thơ đón nhận mùa xuân với những suy nghĩ sâu lắng. Hình ảnh mùa xuân thiên nhiên và đất nước được nhìn qua lăng kính yêu đời, khát khao sống mãnh liệt của tác giả.
Phân tích đoạn thơ “Ta làm con chim hót… Dù là khi tóc bạc” (chú ý những hình ảnh biểu tượng, từ ngữ và cách diễn đạt rất gợi cảm thể hiện một ước nguyện chân thành của tác giả). Đoạn thơ ấy gợi cho em những cảm nghĩ gì về ý nghĩa cuộc sống của mỗi con người.
Từ cảm xúc về mùa xuân của thiên nhiên, đất trời, nhà thơ chuyển sang bày tỏ những suy ngẫm và tâm niệm về mùa xuân đất nước.
Hình ảnh thơ mang tính biểu tượng. Con chim hót, một cành hoa, một nốt trầm thể hiện ước nguyện sống có ích và được cống hiến cho đời. Đó là khát vọng được hòa nhập vào cuộc sống, được hiến dâng phần tốt đẹp của mình cho đời dù rất nhỏ bé.
Điệp ngữ “ta làm” càng thể hiện khát khao cháy bỏng được hòa nhập vào cuộc sống, góp phần vào cuộc đời chung, của đất nước. Cách diễn đạt giản dị, chân thành thông qua những hình ảnh gần gũi, thân thuộc.
Đoạn thơ gợi cho ta những suy nghĩ sâu sắc về ý nghĩa cuộc sống của mỗi con người. Cuộc sống chỉ có ý nghĩa khi con người biết sống có ích cho đời. Nó sẽ càng ý nghĩa hơn khi ta có thể đóng góp những gì tốt đẹp của mình làm đẹp cho đời.
Bên cạnh việc sử dụng hình ảnh thì những yếu tố về thể thơ, cách ngắt nhịp, gieo vần,… cũng góp phần làm nên thành công cho tác phẩm. Vì thế đừng bỏ lỡ câu hỏi tiếp theo của soạn bài Mùa xuân nho nhỏ nhé!
Bài thơ có nhạc điệu trong sáng, thiết tha, gợi cảm, gần gũi với dân ca. Những yếu tố như thể thơ, cách ngắt nhịp, gieo vần, điệp ngữ,… đã được sử dụng như thế nào để tạo được nhạc điệu ấy ?
Bài thơ là tiếng nói tâm tình, là cảm hứng mùa xuân. Thanh Hải đã sử dụng các yếu tố như thể thơ, cách ngắt nhịp, cách gieo vần, cách sử dụng các điệp từ, điệp ngữ rất hiệu quả.
Thể thơ năm chữ mang âm hưởng nhẹ nhàng, tha thiết, gắn liền với các điệu dân ca, nhất là dân ca miền Trung. Cách gieo vần liền giữa các khổ thơ cũng góp phần tạo nên sự liền mạch cho cảm xúc.
Nhà thơ cũng vận dụng những hình ảnh tự nhiên giản dị (bông hoa tím, tiếng chim hót, vì sao…) cùng các hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng, khái quát (đất nước như vì sao…).
Sự thay đổi cách xưng hô, sử dụng cấu trúc điệp, lựa chọn từ ngữ chính xác đã làm cho bài thơ vừa cụ thể lại vừa khái quát, vừa riêng vừa chung. Giọng điệu có lúc tươi vui, say sưa, có lúc lại trầm lắng, thiết tha bộc bạch tâm niệm.
⇒ Tất cả làm cho bài thơ mang sức sống riêng, sống mãi trong lòng người đọc.
Em hiểu thế nào về nhan đề Mùa xuân nho nhỏ? Hãy nêu chủ đề của bài thơ.
Nhan đề Mùa xuân nho nhỏ là một sáng tạo độc đáo của Thanh Hải. Nhà thơ đã khá thành công khi thể hiện một Mùa xuân nho nhỏ trong cuộc đời của mình. Nhà thơ nguyện làm một mùa xuân nho nhỏ mang đến cho cuộc đời chung một nét riêng, cái phần tinh túy của mình, dù bé nhỏ.
Chủ đề bài thơ thể hiện khát khao, ước nguyện chân thành của nhà thơ muốn được cống hiến, làm đẹp cho đời. Khát khao ấy rất đỗi bình dị và khiêm nhường.
Như vậy, qua phần trả lời các câu hỏi, soạn bài Mùa xuân nho nhỏ đã giúp bạn hệ thống được kiến thức của bài rồi phải không? Chúc các bạn học tốt!
Hy vọng với phần soạn bài Mùa xuân nho nhỏ có thể giúp bạn chuẩn bị tốt kiến thức trước khi đến lớp. Đừng quên theo dõi GiaiNgo nhé! Good luck!