Soạn bài Mẹ tôi sách giáo khoa Ngữ văn 7 ngắn gọn, chi tiết nhất

Với giọng văn tha thiết nhưng nghiêm khắc cùng với cách diễn đạt độc đáo, nhà văn đã giúp chúng ta cảm nhận được “Mẹ tôi” là bài ca tuyệt đẹp. Cùng GiaiNgo đi sâu vào nội dung soạn bài Mẹ tôi nhé!

Tìm hiểu chung tác phẩm Mẹ tôi

Đầu tiên, GiaiNgo sẽ giới thiệu đôi nét về tác giả trong nội dung soạn bài Mẹ tôi chi tiết nhất, cùng tham khảo nhé!

Đôi nét về tác giả Ét-môn-đô đơ A-mi-xi

Tác giả Ét-môn-đô đơ A-mi-xi (1846 – 1908) quê ở Ô-nê-gli-a, xứ Li-gu-ri-a trên bờ biển tây bắc nước Ý. Ông là tác giả của nhiều tác phẩm nổi tiếng cho thiếu nhi.

A-mi-xi còn là nhà hoạt động xã hội, nhà văn hóa, nhà văn lỗi lạc, giàu lòng nhân ái. Ông có sự nghiệp văn học đồ sộ gồm nhiều thể loại:

  • Truyện: Cuộc đời của các chiến binh (1868), Những tấm lòng cao cả (1886), Trên đại dương (1889), Cuốn truyện của một người thầy (1890),…
  • Du kí: Tây Ban Nha (1873), Hà Lan (1874), Ma-rốc (1875), Côn-ktan-ti-no-pô-li (1881),…
  • Phê bình văn học: Chân dung văn hào (1881).
  • Luận văn chính trị – xã hội: Nội chiến, Vấn đề xã hội.

Đặc điểm sáng tác của A-mi-xi thể hiện độc lập, thống nhất của Tổ quốc, hạnh phúc và tình thương của con người. Lí tưởng và cảm hứng văn chương của ông, kết tinh thành một chủ nghĩa nhân văn lấp lánh.

Soạn bài Mẹ tôi

Phần tiếp theo của soạn bài Mẹ tôi chúng ta sẽ đến hoàn cảnh tác phẩm!

Hoàn cảnh ra đời của Mẹ tôi

Văn bản Mẹ tôi được trích từ truyện Những tấm lòng cao cả, viết năm 1886. Truyện Những tấm lòng cao cả được xuất bản ngày 17 tháng 10 năm 1886. Tác phẩm này chính là tác phẩm đưa Ét-môn-đô đơ ra phạm vi toàn thế giới.

Ông vốn nhà văn không chuyên viết cho thiếu nhi nhưng lại nổi tiếng trong làng các tác phẩm viết cho thiếu nhi. Một phần tác phẩm Những tấm lòng cao cả là sự phản ánh giai đoạn thiếu nhi của 2 người con trai ông – văn bản Mẹ tôi nằm trong phần nội dung này.

Soạn bài Mẹ tôi

Điểm qua nội dung soạn bài Mẹ tôi tiếp tục với phần tóm tắt tác phẩm nhé!

Tóm tắt bài Mẹ tôi

Sáng hôm ấy, khi cô giáo đến thăm, En-ri-cô đã có thái độ vô lễ với mẹ. Chính vì vậy, bố đã viết thư cho cậu. Bố chỉ ra hành động thiếu lễ phép của con như là nhát dao đâm vào tim bố.

Bức thư nói về tình yêu và sự hi sinh của mẹ dành cho En-ri-cô. Cuối cùng là lời yêu thương và hy vọng En-ri-cô không tái phạm lại lỗi lầm. Trước cách cư xử tế nhị, khéo léo nhưng cũng rất kiên quyết, gay gắt của bố, En-ri-cô cảm thấy rất hối hận.

Bố cục của bài Mẹ tôi

Quan trọng của một tác phẩm là bố cục, nắm vững bố cục sẽ dễ dàng triển khai và hiểu rõ ý nghĩa bài hơn. Vậy cùng GiaiNgo soạn bài Mẹ tôi tiếp tục thôi nào!

Độc giả có thể tham khảo các soạn bài Mẹ tôi theo bố cục gồm 2 phần:

Phần 1

Từ đầu → “đọc thư tôi xúc động vô cùng”. Nội dung là lời tự bộc lộ của đức con khi nhận được thư của bố.

Phần 2

Phần còn lại. Nội dung là tình cảm, thái độ của người bố trước lỗi lầm của con và sự gợi nhắc về tình mẫu tử.

Soạn bài Mẹ tôi

Chúng ta đến với phần soạn bài Mẹ tôi trong sách giáo khoa để nắm vững kiến thức hơn nhé!

Trả lời câu hỏi soạn bài Mẹ tôi trong sách giáo khoa

Để hiểu rõ hơn nội dung của tác giả muốn truyền đến người đọc. Thì cùng GiaiNgo trả lời câu hỏi soạn bài Mẹ tôi trong sách giáo khoa ngay nhé!

Câu 1 Trang 11 Ngữ Văn 7 tập 1

Văn bản là một thư của người bố gửi cho con, nhưng tại sao tác giả lại lấy nhan đề “Mẹ tôi”?

Trả lời:

  • Hình thức của văn bản là bức thư của người bố gửi cho con nhưng nội dung mà bức thư đề cập đến lại là người mẹ.
  • Người bố viết thư vì thái độ vô lễ của con đối với mẹ. Mục đích giáo dục con cần phải lễ độ và kính yêu mẹ.

→ Vì vậy nhan đề “Mẹ tôi” là hoàn toàn chính xác.

Soạn bài Mẹ tôi tiếp tục đi sâu vào thái đội nội tâm nhân vật người bố để biết lí do vì sao nhé!

Câu 2 Trang 11 Ngữ Văn 7 tập 1

Thái độ của người bố đối với En-ri-cô qua bức thư là thái độ như thế nào? Dựa vào đâu mà em biết được? Lí do gì khiến ông có thái độ ấy?

Trả lời:

  • Thái độ của người bố tức giận, buồn bã và thất vọng.
  • Người bố khi phát hiện ra điều đó ông đã hết sức buồn bã và tức giận, điều này thể hiện qua:
    • Sự hỗn láo của con như nhát dao đâm vào tim bố.
    • Bố không thể nén cơn tức giận đối với con.
    • Thà bố không có con còn hơn thấy con bội bạc với mẹ.
    • Bố không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được.
  • Lý do người bố đã chứng kiến hành động thiếu lễ độ với mẹ của En-ri-cô vào sáng này khi cô giáo đến thăm.

Qua hình ảnh người bố thì chúng ta tiếp nối soạn bài Mẹ tôi với hình ảnh cô giáo của En-ri-cô nhé!

Câu 3 Trang 12 sgk Ngữ Văn 7 tập 1

Trong truyện có những hình ảnh, những chi tiết nào nói về người mẹ En-ri-cô. Qua đó em hiểu mẹ của En-ri-cô là người như thế nào?

Trả lời:

Hình ảnh, chi tiết:

  • Thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con. Quằn quại vì lo sợ, khóc nức nở vì nghĩ rằng có thể mất con.
  • Sẵn sàng bỏ một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn.
  • Có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hy sinh tính mạng để cứu sống con.

→ Mẹ của En-ri-cô là một người dịu dàng, nhân hậu và có tình thương yêu sâu nặng với đứa con của mình. Đó cũng là một người mẹ giàu đức hy sinh.

Dưới đây GiaiNgo sẽ vào chi tiết nhân vật chính En-ri-cô, cùng soạn bài Mẹ tôi phần trọng tâm bài thôi nào!

Câu 4 Trang 12 sgk Ngữ Văn 7 tập 1

Theo em điều gì đã khiến En-ri-cô “xúc động vô cùng” khi đọc thư của bố? Hãy tìm hiểu và lựa chọn những lí do mà em cho là đúng trong các lý do trong SGK.

Trả lời:

Các lí do đã khiến En-ri-cô “xúc động vô cùng” khi đọc thư của bố:

  • Bố gợi lại những kỉ niệm giữa mẹ và En-ri-cô.
  • Thái độ kiên quyết và nghiêm khắc của bố.
  • Vì những lời nói chân tình và sâu sắc của bố.

Ngoài ra, còn vì En-ri-cô hối hận, xấu hổ trước lỗi lầm của mình.

Soạn bài Mẹ tôi đã đi tới những câu hỏi cuối cùng, độc giả đã nắm được kha khá nội dung tác phẩm chưa nào!

Câu 5 Trang 12 skg Ngữ Văn 7 tập 1

Theo em, tại sao người bố không nói trực tiếp với En-ri-cô mà lại viết thư?

Trả lời:

Người bố không nói trực tiếp với En-ri-cô mà lại viết thư có thể có nhiều lí do:

  • Những tình cảm, những điều kín đáo, tế nhị nhiều khi không nói trực tiếp được.
  • Trước những vấn đề như vậy, qua thư, người con đỡ bị tự ái, xấu hổ trước mặt cha mình.
  • Viết thư như vậy, người cha muốn con mình có dịp đọc đi đọc lại nhiều lần suy ngẫm kĩ và thấm thía những điều trong thư.
  • Cũng có thể cha con ít có điều kiện về cơ hội và thời gian để gặp nhau nhiều.

Qua cách cư xử của người bố có thể thấy đây là người bố tinh tế, rất tâm lí và sâu sắc.

Hướng dẫn soạn bài Mẹ tôi đã trải qua 5 câu hỏi trong sách giáo khoa chi tiết và đầy đủ nhất.

soạn bài Mẹ tôi

Trên đây là phần soạn bài Mẹ tôi sách giáo khoa Ngữ văn 7 chi tiết và ngắn gọn nhất. Hy vọng với những kiến thức tổng hợp trên sẽ hữu ích với độc giả. Nếu thấy hay nhớ like và chia sẻ giúp GiaiNgo nhé!