Hướng dẫn soạn bài Lặng lẽ Sa Pa đầy đủ, chi tiết nhất

Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên Sa Pa đẹp, thơ mộng và tràn đầy sức sống. Vì thế trong phần soạn văn hôm nay, GiaiNgo sẽ cung cấp tài liệu hướng dẫn soạn bài Lặng lẽ Sa Pa đầy đủ, chi tiết nhất nhé!

Tìm hiểu chung tác giả, tác phẩm

Đôi nét về tác giả Nguyễn Thành Long

Trước khi đến với nội dung soạn bài Lặng lẽ Sa Pa, chúng ta cùng tìm hiểu đôi nét về tác giả Nguyễn Thành Long.

Nguyễn Thành Long (1925 – 1991) là một nhà văn Việt Nam. Bút danh của ông là Lưu Quỳnh, Phan Minh Thảo. Ông sinh ra trong một gia đình viên chức nhỏ tại huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.

Nguyễn Thành Long tham gia hoạt động văn nghệ trong những năm kháng chiến chống Pháp (1946-1954) ở Nam Trung Bộ. Đây cũng là giai đoạn ông bắt đầu viết văn.

Hướng dẫn soạn bài Lặng lẽ Sa Pa đầy đủ, chi tiết nhất

Nguyễn Thành Long là cây bút chuyên viết về truyện ngắn và ký. Nét đặc sắc trong truyện ngắn của ông là luôn tạo được hình tượng đẹp, ngôn ngữ giàu chất thơ, trong trẻo, nhẹ nhàng.

Những tác phẩm nổi bật của ông gồm Bát cơm Cụ Hồ (1952), Gió bấc gió nồm (1956), Những tiếng vỗ cánh (1967), Giữa trong xanh (1972), Nửa đêm về sáng (1978), Lý Sơn mùa tỏi (1980), Sáng mai nao, xế chiều nào (1984),…

Hoàn cảnh sáng tác bài Lặng lẽ Sa Pa

Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa được viết vào năm 1970, in trong tập Giữa trong xanh (1972). Tác phẩm là thành quả sau chuyến đi thực tế Lào Cai của nhà văn. Đây là truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách Nguyễn Thành Long.

Truyện viết về những người lao động bình thường. Từ những nhân vật không tên, tác giả đưa người đọc về một vùng đất lặng lẽ mà thơ mộng. Vùng đất mà ở đó có những con người được lao động thầm lặng, say mê hiến dâng tuổi trẻ và tình yêu của mình cho quê hương, đất nước.

Soạn bài Lặng lẽ Sa Pa bước sang mục tóm tắt tác phẩm để bạn đọc bước đầu nắm được nội dung câu chuyện trong tác phẩm nhé!

Hướng dẫn soạn bài Lặng lẽ Sa Pa đầy đủ, chi tiết nhất

Tóm tắt bài Lặng lẽ Sa Pa

Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa kể về cuộc gặp gỡ giữa anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 mét, ông họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ. Anh thanh niên mời ông họa sĩ và cô gái lên thăm nơi ở và làm việc của mình.

Trong 30 phút gặp gỡ, anh thanh niên trò chuyện với mọi người về cuộc sống và công việc hàng ngày của mình. Công việc chính của anh là công tác khí tượng thuỷ văn kiêm vật lí địa cầu. Công việc ấy đòi hỏi tính chính xác, kiên trì và phải có tinh thần trách nhiệm cao. Anh tâm sự 4 năm anh chưa về nhà một lần.

Công việc của anh âm thầm nhưng vô cùng có ích cho cuộc sống. Mặc dù sống và làm việc trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt nhưng anh luôn tích cực, hết mình với công việc. Ông họa sĩ già phát hiện ra phẩm chất đẹp đẽ, cao quý của anh thanh niên nên muốn vẽ chân dung anh. Thế nhưng anh lại từ chối và giới thiệu cho ông những người khác mà anh cho là xứng đáng hơn anh.

Khi chia tay, ông họa sĩ hứa sẽ quay trở lại thăm anh, cô kĩ sư thì cảm thấy xúc động, yên tâm hơn về quyết định lên Lào Cai công tác. Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi ấy đã để lại bao cảm xúc và ấn tượng tốt đẹp về những con người làm việc hăng say mà thầm lặng cho đất nước.

Hướng dẫn soạn bài Lặng lẽ Sa Pa đầy đủ, chi tiết nhất

Qua phần tóm tắt tác phẩm, chúng ta cũng hiểu được phần nào về cuộc sống và công việc của những con người nơi đây. Sa Pa – nơi mà người ta tưởng như chỉ có sự nghỉ ngơi lại có những con người hy sinh thầm lặng. Thật đẹp biết bao! Tiếp tục soạn bài Lặng lẽ Sa Pa ở mục tiếp theo nhé!

Bố cục bài Lặng lẽ Sa Pa

Phân chia bố cục là việc làm quan trọng nhằm giúp người đọc nắm rõ nội dung tác phẩm muốn hướng đến. Vì vậy, soạn bài Lặng lẽ Sa Pa có bố cục chia thành 3 phần gồm:

  • Phần 1: Từ đầu đến “cô độc nhất thế gian”. Đoạn này nói về sự xuất hiện của anh thanh niên qua lời kể của bác lái xe.
  • Phần 2: Tiếp theo cho đến “có vật gì như thế”. Đây là đoạn kể về cuộc gặp gỡ và trò chuyện giữa anh thanh niên, bác họa sĩ già và cô kĩ sư.
  • Phần 3: Đoạn còn lại. Đoạn này nói về cuộc chia tay cảm động giữa 3 người.

Để giúp bạn hệ thống lại toàn bộ kiến thức soạn bài Lặng lẽ Sa Pa, GiaiNgo sẽ hướng dẫn bạn trả lời một số câu hỏi trong bài này nhé!

Hướng dẫn soạn bài Lặng lẽ Sa Pa đầy đủ, chi tiết nhất

Trả lời câu hỏi soạn bài Lặng lẽ Sa Pa

Qua việc đọc hiểu tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa, kiến thức đọng lại trong bạn là gì? Hãy cùng GiaiNgo giải quyết những câu hỏi trong soạn bài Lặng lẽ Sa Pa ngay nhé!

Câu 1 trang 189 sgk Ngữ văn 9 tập 1

Nhận xét về cốt truyện và tình huống cơ bản của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa. Tác phẩm này, theo lời tác giả, là “một bức chân dung”. Đó là bức chân dung của ai, hiện ra trong cái nhìn và suy nghĩ của những nhân vật nào?

Trả lời:

Cốt truyện và tình huống truyện

Truyện ngắn lặng lẽ Sa Pa có cốt truyện khá đơn giản. Nội dung xoay quanh cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa bác lái xe, ông hoạ sĩ già, cô kĩ sư trẻ với anh thanh niên làm công tác khí tượng trên đỉnh Yên Sơn thuộc Sa Pa. Bốn con người khác nhau, tình cờ gặp nhau mà bỗng trở nên thân thiết, gần gũi như trong một gia đình.

Tuy tính cách và nghề nghiệp khác nhau, nhưng tất cả đều có chung một tâm hồn tinh tế trong sáng, một suy nghĩ lành mạnh sâu sắc. Tất cả họ đều có chung một thái độ sống, lao động và cống hiến hết mình cho Tổ quốc một cách vô tư, âm và thầm lặng lẽ.

Tình huống truyện hết sức giản dị, nhẹ nhàng, dẫn dắt cảm xúc của người đọc.

Tác phẩm là “một bức chân dung” về anh thanh niên

Nhân vật anh thanh niên hiện lên trong cái nhìn và suy nghĩ của bác lái xe, ông họa sĩ già và cô kỹ sư trẻ. Anh thanh niên hiện lên với những nét đẹp trong suy nghĩ, hành động, tình cảm, cách sống. Anh là người tiêu biểu cho tầng lớp thanh niên trong cuộc xây dựng đất nước ở nơi khó khăn gian khổ.

Cùng GiaiNgo soạn bài Lặng lẽ Sa Pa ở câu hỏi tiếp theo nào!

Câu 2 trang 189 sgk Ngữ văn 9 tập 1

Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện.

Trả lời:

Nhân vật anh thanh niên:

  • Hoàn cảnh sống:
    • Anh sống một mình trên đỉnh núi Yên Sơn cao 2600m.
    • Quanh năm mây mù bao phủ.

⇒ Điều kiện sống khắc nghiệt.

  • Công việc:
    • Anh làm công việc “đo gió, đo mưa, tính mây, đo chấn động mặt đất” để “phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu” → Đòi hỏi sự tỉ mỉ, chính xác.
    • Công việc thực hiện trong điều kiện thời tiết khó khăn bởi mưa tuyết và giá lạnh, quanh năm không một bóng người.

⇒ Anh là một người say mê công việc, có tinh thần trách nhiệm cao.

  • Những nét đẹp của anh thanh niên:
    • Là người say mê công việc, có tinh thần trách nhiệm cao.
    • Có nếp sống khoa học, ngăn nắp, căn phòng mà anh làm việc luôn gọn gàng, nơi ở sạch sẽ.
    • Có tâm hồn đẹp, luôn lạc quan bất chấp công việc đơn điệu và gian khổ.
    • Anh chăm chỉ trồng hoa, đọc sách, yêu thiên nhiên.
    • Sống rất chân thành cởi mở, quan tâm đến mọi người, khao khát được nói chuyện với mọi người. Anh rất quý trọng tình cảm của người khác.
    • Khiêm tốn giản dị. Anh nói ít về mình mà chủ yếu để dành thời gian nói chuyện với mọi người, từ chối khi ông họa sĩ có ý định vẽ mình, giới thiệu cho ông họa sĩ những con người xứng đáng hơn mình.

⇒ Anh thanh niên là đại diện cho những con người khiến tốn, giản dị, trung thực, âm thầm thực hiện và hoàn thành mọi công việc, nhiệm vụ được giao.

Bên cạnh nhân vật anh thanh niên con có những nhân vật phụ góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm. Nào, cùng soạn bài Lặng lẽ Sa Pa bước qua câu hỏi kế tiếp nhé!

Câu 3 trang 189 sgk Ngữ văn 9 tập 1

Phân tích nhân vật ông họa sĩ.

Trả lời:

Ông họa sĩ tuy là một nhân vật phụ trong tác phẩm nhưng lại có ý nghĩa vô cùng đặc biệt.

  • Là một nghệ sĩ giàu kinh nghiệm và tinh tế.
  • Là người khát khao cống hiến, khát khao sáng tác.
    • Ông luôn sẵn sàng đến những nơi xa xôi như Sa Pa để tìm cảm hứng sáng tạo nghệ thuật.
    • Khi trò chuyện với anh thanh niên ông đã say sưa kí họa khuôn mặt anh.
  • Là người có tâm hồn nhạy cảm, xúc động mãnh liệt với cái đẹp. Ông luôn tìm kiếm vẻ đẹp trong cuộc sống để đưa vào nghệ thuật.
    • Xúc động trước sự cởi mở, chân thành của anh thanh niên.
    • Dù chỉ là tình cờ gặp anh thanh niên nhưng ông cũng đã cảm nhận được vẻ đẹp của người con trai ấy.

⇒ Những cảm xúc và suy nghĩ của ông họa sĩ về anh thanh niên đã làm cho chân dung nhân vật chính thêm phần sáng đẹp và chứa đựng những chiều sâu tư tưởng.

Câu 4 trang 189 sgk Ngữ văn 9 tập 1

Trong truyện ngắn này có sự kết hợp của các yếu tố trữ tình, bình luận với tự sự. Em hãy chỉ ra các chi tiết tạo nên chất trữ tình của tác phẩm và nêu tác dụng của chất trữ tình đó.

Trả lời:

Chất trữ tình của tác phẩm được thể hiện qua:

  • Vẻ đẹp thiên nhiên Sa Pa thơ mộng: Vẻ đẹp kỳ lạ của “Nắng bây giờ đã … như một bó đuốc lớn”.
  • Vẻ đẹp trong tâm hồn của những con người trong truyện:
    • Anh thanh niên với suy nghĩ, lối sống và hành động đẹp.
    • Cô kỹ sư trẻ bừng dậy một tình cảm lớn lao đẹp đẽ khi gặp ánh sáng đẹp đẽ từ cuộc sống, tâm hồn anh thanh niên chiếu rọi.
    • Ông họa sĩ say mê cái đẹp cùng khát khao sáng tạo nghệ thuật.

Chất trữ tình góp phần làm nên sự hấp dẫn cho tác phẩm. Nó làm cho câu chuyện mượt mà, đậm chất thơ, như những tác phẩm hội họa lung linh kì ảo. Bên cạnh đó, chất trữ tình còn làm cho chủ đề tư tưởng của tác phẩm được bộ lộ rõ nét. ⇒ Nâng cao ý nghĩa và vẻ đẹp của sự vật,  của những con người bình dị.

Câu 5 trang 189 sgk Ngữ văn 9 tập 1

Phát biểu chủ đề của truyện.

Trả lời:

Chủ đề của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa là ca ngợi những con người hằng ngày âm thầm vượt mọi khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ và sống đẹp, đem lại niềm vui cho mọi người. Anh thanh niên – một nhân vật điển hình với sự cống hiến thầm lặng, góp phần xây dựng đất nước Việt Nam tươi đẹp.

Hướng dẫn soạn bài Lặng lẽ Sa Pa đầy đủ, chi tiết nhất

Trên đây là những nội dung chính trong soạn bài Lặng lẽ Sa Pa, hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn. Hãy theo dõi những bài viết tiếp theo của GiaiNgo để cập nhật kiến thức bổ ích nhé!