Tác phẩm “Kiều ở lầu Ngưng Bích” (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) bộc lộ nỗi cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung hiếu thảo của nàng Thúy Kiều. Để hiểu rõ hơn về nội dung trích đoạn, bạn hãy cùng GiaiNgo soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích nhé!
Đôi nét về tác phẩm Kiều ở lầu Ngưng Bích sẽ cung cấp thêm những thông tin hữu ích về bối cảnh, nội dung và nghệ thuật đặc sắc của đoạn trích. Mục đích bổ sung những kiến thức thú vị nhất cho quá trình học tập và tìm hiểu bài học của các bạn. Hãy cùng tham khảo ngay dưới đây nhé!
Đoạn Trích “Kiều ở Lầu Ngưng Bích” được trích trong Truyện Kiều của tác giả Nguyễn Du. Đoạn trích nằm ở phần thứ hai “Gia biến và lưu lạc”.
Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích là một trong những đoạn thơ cảm động nhất trong Truyện Kiều, kiệt tác của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du. Sau khi biết mình bị Mã Giám Sinh lừa gạt, làm nhục, bị lừa vào chốn lầu xanh, Kiều uất ức định tự vẫn. Cho dù bị Tú Bà mắng nhiếc, Kiều vẫn nhất quyết không chịu chấp nhận cuộc sống lầu xanh.
Tú Bà sợ mất vốn bèn lựa lời khuyên giải đưa nàng ra sống riêng ở lầu Ngưng Bích. Với lời hứa hẹn khi nàng bình phục sẽ gả nàng cho người tử tế nhưng thực chất là giam lỏng nàng để thực hiện âm mưu mới đê tiện và tàn bạo hơn.
Đoạn trích kể về một đêm Kiều ở lầu Ngưng Bích: Nàng thấy cảnh vật buồn như chính mình đang buồn vậy. Kiều liên tưởng đến Kim Trọng đang trông ngóng Kiều vô ích.
Nàng cảm thấy cô đơn, tủi thân, nhớ đến cha mẹ già ở nhà không ai phụng dưỡng, tự trách mình không báo hiếu được cho cha mẹ. Nàng nhớ tới quê hương, khóc thương cho số phận lênh đênh, vô định của mình.
Bố cục của bài thơ được phân bổ rõ ràng, cụ thể. Mỗi phần đều bộc lộ chi tiết tâm trạng và hoàn cảnh éo le hiện tại của Thúy Kiều.
Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích được chia làm ba phần:
Tác phẩm Kiều ở lầu Ngưng Bích thuộc thể loại truyện thơ Nôm. Thể thơ lục bát. Truyện Nôm phát triển mạnh mẽ nhất ở nước ta nửa cuối thế kỷ XVIII và thế kỷ XIX.
Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích đã miêu tả chân thực cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi, đáng thương, nỗi nhớ người thân da diết và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo vị tha của Thúy Kiều khi bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.
Qua đó, tác phẩm cũng bộc lộ tình cảm chân thành, sự cảm thông sâu sắc của tác giả đối với cuộc sống và con người, đặc biệt là những người nhỏ bé, bất hạnh như phụ nữ.
Đoạn trích thành công ở nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật chân thực, tinh tế. Với bút pháp tả cảnh ngụ tình được coi là đặc sắc nhất trong Truyện Kiều.
Để hiểu rõ hơn về nội dung bài học, cùng GiaiNgo trả lời các câu hỏi SGK để soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích chi tiết nhất !
Em hãy tìm hiểu cảnh thiên nhiên trong sáu câu thơ đầu:
Lời giải:
Trong sáu câu thơ đầu, khung cảnh thiên nhiên trước lầu Ngưng Bích với không gian, thời gian được nhìn qua góc nhìn của Thúy Kiều như sau:
Đặc điểm không gian của lầu Ngưng Bích:
Thời gian qua cảm nhận của Thúy Kiều:
Hoàn cảnh và tâm trạng của Kiều:
Hoàn cảnh, kết hợp với cảnh vật khiến tâm trạng của Kiều chứa đầy uất ức, hờn tủi trước sự bế tắc, cô đơn không cách nào thoát ra được. Dù ở nơi hữu tình thơ mộng nhưng Kiều mất tự do.
Tám câu thơ tiếp theo nói lên nỗi nhớ thương của Kiều.
a. Trong cảnh ngộ của mình nàng đã nhớ đến ai? Nhớ ai trước, ai sau? Nhớ như thế có hợp lí không? Vì sao?
b. Cùng là nỗi nhớ nhưng cách nhớ khau nhau với những lí do khác nhau nên cách thể hiện cũng khác nhau. Em hãy phân tích nghệ thuật dùng từ ngữ, hình ảnh để làm sáng tỏ điều đó.
c. Em có nhận xét gì về tấm lòng Kiều qua nỗi nhớ thương của nàng?
a. Trong cảnh ngộ của mình, nàng đã nhớ tới Kim Trọng, sau đó nhớ về cha mẹ. Trình tự nỗi nhớ như vậy là hợp lý.
Bởi vì với cha mẹ, Kiều đã gặp trước lúc cách xa, nàng cũng đã bán thân cứu cha nên vơi bớt nỗi lo. Nhưng với người nàng thương, Kim Trọng, chàng chưa biết tin gì về gia biến nhà nàng. Kiều đau đớn, day dứt vì không giữ được lời thề với chàng.
b. Cùng là nỗi nhớ nhưng cách nhớ khác nhau với những lí do khác nhau nên tác giả đã sử dụng hình ảnh có tính biểu trưng để thể hiện nỗi nhớ:
Kiều nhớ tới Kim Trọng, tưởng tượng ra cảnh chàng Kim cũng đang nhớ về mình, mong ngóng mà vẫn bặt tin (Tưởng người dưới nguyệt chén đồng – Tin sương luống những rày trông mai chờ). “Chén đồng” là hình ảnh gợi nhắc về đêm trăng thề nguyền giữa Kim – Kiều. Nhưng giờ đây mỗi người một phương.
Tâm trạng Kiều đau đớn, xót xa, tủi phận. (Bên trời góc bể bơ vơ – Tấm son gột rửa bao giờ cho phai). “Tấm son” là tấm lòng son sắt của Kiều vẫn hướng về Kim Trọng.
Kiều nhớ đến cha mẹ, thương cha mẹ ngày ngày tựa cửa ngóng tin con (Xót người tựa cửa hôm mai), ngậm ngùi vì tuổi già trước sự khắc nghiệt của thời gian (Sân Lai cách mấy nắng mưa – Có khi gốc tử đã vừa người ôm), day dứt vì mình không được ở bên để báo đáp công ơn sinh thành (Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ).
c. Qua nỗi nhớ thương của Thúy Kiều, em thấy Kiều là một người con hiếu thảo với cha mẹ, một người tình chung thủy. Nàng có tâm hồn cao đẹp, luôn biết nghĩ cho người khác mặc dù mình cũng đang trong cảnh cô đơn, mất tự do.
Tám câu thơ cuối miêu tả cảnh vật qua tâm trạng.
a. Cảnh vật ở đây là thực hay hư? Mỗi cảnh vật có nét riêng đồng thời lại có nét chung để diễn tả tâm trạng Kiều. Em hãy phân tích và chứng minh điều đó.
b. Em có nhận xét gì về cách dùng điệp ngữ của Nguyễn Du trong tám câu thơ cuối? Cách dùng điệp ngữ ấy góp phần diễn tả tâm trạng như thế nào?
a. Cảnh vật ở đây là hư, đây là thể hiện tâm trạng chứ không phải tả cảnh thực. Sắc thái của bức tranh thiên nhiên thể hiện từng trạng thái tình cảm của Thuý Kiều:
b. Cách dùng điệp ngữ trong 8 câu thơ cuối:
Điệp ngữ “Buồn trông” được lặp lại tới 4 lần và đều nằm ở vị trí đầu những câu lục và càng tạo âm hưởng trầm buồn cho câu thơ. Nó giống như những đợt sóng lòng trùng điệp, càng khiến cho nỗi buồn dằng dặc và mênh mông.
Kết hợp với đó là cái nhìn từ xa đến gần, càng thu vào trong tâm tư của Kiều nỗi cô đơn, tâm trạng sầu nhớ cùng với nỗi lo sợ về tương lai phía trước.
Trên đây là bài viết soạn bài Kiều ở lầu Ngưng Bích chi tiết nhất của GiaiNgo. Hy vọng kiến thức này hữu ích cho quá trình học tập của bạn. Hẹn gặp lại ở bài viết sau!