Hai đứa trẻ là tình cảm xót thương của Thạch Lam đối với cuộc sống của những người dân lao động nghèo khổ. Đồng thời là sự cảm thông, trân trọng trước mong ước về một cuộc sống tươi sáng hơn. Mời các bạn đọc của GiaiNgo đến với soạn bài Hai đứa trẻ để hiểu rõ hơn về tác phẩm này nhé!
Trước khi soạn bài Hai đứa trẻ, chúng ta hãy tìm hiểu đôi nét về tác giả, hoàn cảnh ra đời và bố cục của tác phẩm.
Tác giả Thạch Lam (1910 – 1942), tên thật là Nguyễn Tường Vinh (sau đổi là Nguyễn Tường Lân). Ông sinh ra tại Hà Nội, trong một gia đình nhà Nho gốc quan lại.
Thạch Lam có quan niệm văn chương lành mạnh, tiến bộ. Đặc biệt, ông có biệt tài về truyện ngắn.
Các truyện ngắn của ông thường không có chuyện, chủ yếu khai thác thế giới nội tâm của nhân vật. Văn của Thạch Lam trong sáng, giản dị mà thâm trầm, sâu sắc.
Các tác phẩm chính: tập truyện ngắn Gió đầu mùa (1937), Nắng trong vườn (1938), Sợi tóc (1942), tiểu thuyết Ngày mới (1939), tập tiểu luận Theo dòng (1941), Tập tùy bút Hà Nội băm sáu phố phường (1943),…
Truyện ngắn Hai đứa trẻ là một trong những truyện ngắn đặc sắc của Thạch Lam, in ở tập Nắng trong vườn. Cũng như nhiều truyện ngắn khác của ông, Hai đứa trẻ có sự hòa quyện của hai yếu tố: hiện thực và lãng mạn trữ tình.
Để có thể soạn bài Hai đứa trẻ một cách đầy đủ, sâu sắc, trước hết chúng ta hãy tìm hiểu về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm này.
Tác giả Thạch Lam sinh ra ở huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Đây là một vùng huyện quê với những con người lao động chân chất, nghèo khổ.
Với tính cách nhạy cảm trước những vấn đề của cuộc sống, ông luôn trăn trở, xót xa cho những số phận nghèo đói, cơ cực của người dân lao động. Trong quãng thời gian sống ở đây, ông thấu hiểu được phần nào cuộc sống khốn khổ của những người dân nghèo nơi đây.
Chính vì lý do đó, Hai đứa trẻ được ra đời với những cảm xúc tinh tế, nhạy cảm, đầy rung động. Tác phẩm thể hiện khát vọng của ông về một cuộc sống tươi sáng, người dân không phải chịu cảnh cơ cực, vất vả trước cuộc sống.
Bố cục bài Hai đứa trẻ được chia làm ba phần:
Để nắm rõ nội dung và soạn bài Hai đứa trẻ, chúng ta hãy đến với phần tóm tắt của tác phẩm này:
Hai chị em Liên và An được mẹ giao cho trông coi một cửa hàng tạp hoá nhỏ tại một phố huyện nghèo. Trước đây, gia đình Liên và An sống ở Hà Nội. Do cha bị mất việc nên cả nhà phải chuyển về sống ở quê.
Hằng ngày, Liên quan sát những gì xảy ra xung quanh. Liên thấy những đứa trẻ nhà nghèo bên chợ đi nhặt những thứ có thể dùng được do người đi chợ bỏ lại. Liên chứng kiến cuộc sống vất vả, nghèo túng của mẹ con chị Tí (ngày mò cua bắt ốc, tối về bán hàng nước), của gia đình bác xẩm, của bà cụ Thi, của bác phở Siêu,…
Cũng như nhiều người dân lam lũ tại phố huyện, hai chị em Liên và An vừa bán hàng vừa trông chờ chuyến tàu đêm từ Hà Nội về, ầm ầm lăn bánh qua phố huyện rồi khuất dần, im tiếng trong trời đêm. Và khi chuyến tàu đã qua, hai chị em Liên đi vào giấc ngủ, yên tĩnh như đêm ở trong phố, tịch mịch và đầy bóng tối.
Sau đây, mời các bạn đọc giả cùng đến với phần soạn bài Hai đứa trẻ một cách đầy đủ và chi tiết nhất.
Cảnh vật trong truyện được miêu tả trong thời gian và không gian như thế nào?
Trả lời:
Không gian được miêu tả trong truyện
Trong tác phẩm là khung cảnh nơi một phố huyện nghèo trước Cách mạng tháng Tám với những chi tiết thơ mộng, chứa chan tình cảm (“một buổi chiều êm ả như ru”). Đây là một không gian thực.
Ngoài ra, trong truyện còn đề cập đến không gian hồi tưởng của chị em Liên – đó là không gian cuộc sống gia đình Liên và An còn ở Hà Nội; và không gian mở tưởng – nơi Hà Nội xa xăm, tấp nập, sáng rực, huyên náo và hạnh phúc.
Thời gian được miêu tả trong truyện
Thời gian là một buổi chiều tàn, có tiếng trống thu không, ếch nhái kêu ran ngoài đồng; ở chợ mọi người đang chuẩn bị ra về sau buổi buôn bán. Tiếp theo đó là bóng tối của màn đêm bao phủ “một đêm tối tịch mịch”.
“Cảnh vật xơ xác, vương vãi trên đất những thức rác rưởi, vỏ thị, vỏ bưởi, lá nhãn… lũ trẻ thì tranh nhau nhặt nhạnh, bòn mót.”
Thạch Lam miêu tả cuộc sống và hình ảnh những người dân phố huyện ra sao?
Cuộc sống của phố huyện vào buổi chiều thật tẻ nhạt, khi chợ vãn lúc này chỉ còn rác và hình ảnh hai chị em Liên và An, những hình ảnh đèn thắp sáng nhỏ trong quán của Liên thấp thoáng hiện lên.
Lúc này con người xuất hiện chỉ là điểm tô thêm cho cuộc sống ở nơi đây. Những người còn lại duy nhất lúc này là những người đang bươn chải kiếm sống, những người bán hàng về muộn. Họ đang thu xếp hàng hóa và tranh thủ nói với nhau dăm ba câu chuyện để tiếp tục những câu chuyện dang dở.
Con người phố huyện âm thầm, lạnh lẽo. “Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ”.
→ Cách vật được miêu tả dưới ngòi bút tác giả một cách nhẹ nhàng, đầy thương xót, thấm thía một nỗi buồn. Đó là tình cảm nhân đạo của Thạch Lam.
Phân tích tâm trạng Liên, An trước khung cảnh thiên nhiên và bức tranh đời sống phố huyện.
Ngồi trước cửa hàng, chị em Liên cảm nhận về buổi chiều quê bằng những cảm giác rất riêng, vừa buồn, vừa gắn bó.
An và Liên lặng lẽ quan sát những gì đang diễn ra ở phố huyện với một cảm giác buồn mênh mang. Chúng xót xa, cảm thông chia sẻ với những kiếp người nhỏ nhoi sống lay lắt trong bóng tối cơ cực, đói nghèo mà kì thực chính cuộc sống của chúng cũng buồn tẻ và vô vị như thế.
Liên và An chắc cũng mơ màng nhận ra điều ấy, phải chăng chính vì thế mà đêm nào hai chị em cũng cố thức để đợi chuyến tàu muộn của đêm.
Hình ảnh đoàn tàu trong truyện đã được miêu tả như thế nào? Vì sao chị em Liên và An cố thức để được nhìn chuyến tàu đêm đi qua phố huyện?
Nhà văn đã miêu tả rất chi tiết hình ảnh đoàn tàu đêm đi qua phố huyện:
Hai chị em cố gắng đợi tàu vì:
Anh chị có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả và giọng văn của Thạch Lam?
Nghệ thuật tả cảnh: tài năng quan sát và sự tinh tế trong những trang văn miêu tả đầy chất thơ
Đây là một truyện ngắn miêu tả rất tinh tế sự biến đổi của cảnh vật và diễn biến tâm trạng của nhân vật (nhất là nhân vật Liên). Cách miêu tả này góp phần quan trọng vào việc tạo nên không khí cho tác phẩm.
Giọng văn nhẹ nhàng, điềm tĩnh, khách quan; lời văn bình dị nhưng luôn ẩn hiện một tình cảm xót thương đối với những con người nghèo khổ, phải sống quanh quẩn, lam lũ, tối tăm.
Giọng văn góp phần tích cực vào việc tạo nên một truyện ngắn giàu sắc thái trữ tình và đậm chất thơ.
Qua truyện ngắn Hai đứa trẻ, Thạch Lam muốn phát biểu tư tưởng gì?
Qua bức tranh hiện thực về phố huyện nghèo, nhà văn thể hiện sự cảm thông sâu sắc đối với con người vô danh.
Qua việc tả cảnh kiên trì hàng đêm chờ tàu qua rồi mới dọn hàng, mới đi ngủ của những con người ấy, nhà văn muốn thể hiện một tư tưởng nhân văn.
Chúng ta đã vừa xem xong phần soạn bài Hai đứa trẻ của GiaiNgo. Hi vọng rằng bài viết đã giúp ích cho các bạn trong việc củng cố thêm kiến thức Văn học của mình nhé!