Truyện Kiều của Nguyễn Du từ bao đời nay đã trở thành một kiệt tác trong nền văn học nước nhà. Chúng ta sẽ học được rất nhiều đoạn trích trong kiệt tác ấy khi còn ngồi ở ghế nhà trường. Một trong những trích đoạn mà chúng ta được học đầu tiên đó là Chị em Thúy Kiều.
Qua áng văn của đại thi hào Nguyễn Du, ông đã khắc họa được vẻ đẹp và tài năng của chị em Thúy Kiều. Vậy hãy cùng GiaiNgo soạn bài Chị em Thúy Kiều để biết được những đặc điểm ấy được miêu tả như thế nào bạn nhé!
Trước khi trả lời những câu hỏi trong sgk soạn bài Chị em Thúy Kiều. Thì phần đầu tiên của nội dung soạn bài Chị em Thúy Kiều là tìm hiểu đôi chút về tác giả và tác phẩm các bạn nhé!
Nguyễn Du sinh ngày 3/1/1766 tại Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Ông mất ngày 16/9/1820 tại Huế. Tên tự của ông là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Nguyễn Du cũng từng lấy biệt hiệu là Hồng Sơn Lạp Hộ và Nam Hải Điếu Đồ.
Nguyễn Du là một nhà thơ, nhà văn hóa lớn thời Lê mạt Nguyễn sơ tại Việt Nam. Ông được người Việt kính trọng tôn xưng là Đại thi hào dân tộc. Ngoài ra, ông còn được UNESCO vinh danh là “Danh nhân văn hóa thế giới”.
Quê gốc Nguyễn Du ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Nguyễn Du trải qua thời niên thiếu ở Thăng Long. Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan. Bên cạnh đó, gia đình ông còn có truyền thống về văn học.
Nguyễn Du là người có kiến thức rất sâu rộng. Ông am hiểu văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc. Ông đã để lại cho nền văn học nước nhà một kho tàng văn học. Bao gồm những tác phẩm được ông viết bằng cả chữ Hán và chữ Nôm.
Một số tác phẩm nổi tiếng của đại thi hào Nguyễn Du có thể kể đến như:
Văn chương của Nguyễn Du là sự kết hợp nhuần nhuyễn tinh hoa của ngôn ngữ bác học với tinh hoa của ngôn ngữ bình dân. Ông đã thành công trong việc đưa ngôn ngữ văn học của dân tộc lên một đỉnh cao chói lọi.
Di sản văn hóa mà nhà thơ để lại cho hậu thế không thể không kể đến kiệt tác Truyện Kiều. Chủ nghĩa nhân văn cao cả cùng với những vấn đề Nguyễn Du đặt ra trong Truyện Kiều không phải của một thời đại mà của mọi thời đại, không chỉ là vấn đề của một dân tộc mà của mọi dân tộc.
Để hiểu rõ hơn về kiệt tác này, đặc biệt là đoạn trích Chị em Thúy Kiều. Hãy cùng GiaiNgo tiếp tục soạn bài Chị em Thúy Kiều bạn nhé!
Đoạn trích Chị em Thúy Kiều nằm ở phần đầu của tác phẩm Truyện Kiều. Phần này giới thiệu về gia đình của Thúy Kiều. Trong phần này, Nguyễn Du tập trung khắc họa vẻ đẹp và tài năng tuyệt trần của cả hai chị em Thúy Kiều.
Bố cục của tác phẩm là một phần rất quan trọng để bạn có thể nắm được ý nghĩa của cả bài. Cùng GiaiNgo chia bố cục đoạn trích trong nội dung soạn bài Chị em Thúy Kiều nhé!
Trong phần soạn bài Chị em Thúy Kiều, các bạn có thể chia bố cục đoạn trích thành 4 phần. Cụ thể như sau:
Trong đoạn trích này, Nguyễn Du đã đề cao giá trị con người, tài năng, nhân phẩm. Cùng với đó là khát vọng, là ý thức về thân phận của bản thân.
Ngoài việc tác giả quý trọng cái đẹp và tài năng của con người. Ông còn dùng những từ ngữ ấy để báo hiệu và lo lắng cho số phận của những người tài sắc vẹn toàn. Qua đó, chúng ta còn có thể thấy và cảm nhận được tấm lòng nhân đạo của tác giả dành cho số phận con người.
Qua việc phân tích giá trị nghệ thuật tác phẩm trong phần soạn bài Chị em Thúy Kiều. Chúng ta có thể một phần hiểu được cách thức mô tả của tác giả.
Giá trị nghệ thuật đoạn trích Chị em Thúy Kiều, Nguyễn Du đã sử dụng một vài nghệ thuật như sau:
Hãy tiếp tục soạn bài Chị em Thúy Kiều qua phần luận điểm mà tác giả đã xây dựng bạn nhé!
Trong phần soạn bài Chị em Thúy Kiều ở phần bố cục. Chúng ta đã chia thành 4 phần với nội dung khác nhau. Chúng ta có thể chia đoạn trích Chị em Thúy Kiều thành 4 luận điểm như sau:
Để hiểu rõ hơn về nội dung và ý nghĩa mà tác giả muốn truyền đến người đọc. Thì hãy cùng GiaiNgo trả lời các câu hỏi soạn bài Chị em Thúy Kiều trong sách giáo khoa sau đây nhé!
Hãy tìm hiểu kết cấu của đoạn thơ và nhận xét kết cấu ấy có liên quan như thế nào với trình tự miêu tả nhân vật của tác giả?
Trả lời:
Kết cấu của đoạn thơ như sau:
Nhận xét:
Kết cấu của đoạn thơ có sự liên kết chặt chẽ với trình tự miêu tả nhân vật của tác giả. Tác giả đầu tiên là giới thiệu, khái quát vẻ đẹp của cả hai chị em. Sau đó, mới bắt đầu miêu tả chân dung vẻ đẹp một cách chi tiết của Thúy Kiều và Thúy Vân.
Ngoài ra, để làm nổi bật lên vẻ đẹp của Kiều, tác giả đã chọn miêu tả Vân trước. Từ đó, chúng ta có thể cảm nhận được vẻ đẹp toàn diện của Thúy Kiều.
Cùng GiaiNgo tiếp tục miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân ở câu 2 phần soạn bài Chị em Thúy Kiều bạn nhé!
Những hình tượng nghệ thuật nào mang tính ước lệ khi gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân? Qua những hình tượng ấy, em cảm nhận Thúy Vân có nét riêng về nhan sắc và tính cách như thế nào?
Hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ khi gợi tả vẻ đẹp của Thúy Vân được thể hiện qua hình ảnh như trăng, ngài, hoa, tuyết, ngọc, mây, tuyết. Hình ảnh đó được miêu tả qua 4 câu thơ:
Vân xem trang trọng khác vời Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang Hoa cười, ngọc thốt, đoan trang Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da
Cùng phân tích vẻ đẹp của Thúy Vân trong soạn bài Chị em Thúy Kiều qua 4 câu thơ trên nhé!
Qua những hình tượng này, em cảm nhận được vẻ đẹp sang trọng, quý phái, hài hòa với thiên nhiên của Thúy Vân. Tính cách của Vân cũng bộc tả được sự nết na, thùy mị, phúc hậu và đoan trang.
Những dòng thơ này còn gợi tả được Thúy Vân sẽ có một cuộc đời đầy viên mãn và suôn sẻ.
Hãy tiếp tục cùng GiaiNgo miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều trong soạn bài Chị em Thúy Kiều ở câu 3 bạn nhé!
Khi gợi tả nhan sắc Thúy Kiều, tác giả đã sử dụng hình tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, theo em, có những điểm nào giống và khác Thúy Vân?
Vẻ đẹp của Kiều giống với Thúy Vân ở chỗ tác giả đều dùng nghệ thuật mang tính ước lệ để miêu tả. Nguyễn Du lấy thiên nhiên làm chuẩn mực cho cái đẹp. Từ đó bộc tả được toàn bộ vẻ đẹp hoàn mỹ của hai chị em.
Ngoài ra, những hình tượng ấy cũng mang đến một điềm báo cho số phận của mỗi nhân vật.
Vẻ đẹp của Thúy Kiều khác Thúy Vân ở chỗ là:
Nguyễn Du không tả Kiều từng nét trên khuôn mặt giống như Thúy Vân. Ông chỉ dùng 2 câu đẻ khái quát vẻ đẹp Thúy Kiều đó là :
Kiều càng sắc sảo mặn mà So bề tài sắc lại là phần hơn,
Vẻ đẹp của Kiều sắc sảo, mặn mà. Một nét đẹp tuyệt thế giai nhân. Nguyễn Du đã miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân trước để từ đó đẩy mạnh nhan sắc của Thúy Kiều.
Đặc biệt là việc gợi tả vẻ đẹp của đôi mắt: “làn thu thuỷ” của Kiều. Đôi mắt trong sáng như nước mùa thu, gợi vẻ lanh lợi, sắc sảo hơn người.
Vẻ đẹp của Thúy Vân thì được thiên nhiên nhường nhịn. Còn với Kiều thì nàng có một vẻ đẹp mà khiến cho tạo hóa phải ghen tuông, hờn dỗi (Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh).
Từ những mô tả ấy, chúng ta có thể thấy cuộc đời của Vân và Kiều cũng khác nhau. Thúy Vân sống một cuộc sống bình dị, suôn sẻ. Còn với Kiều, nàng phải sống một cuộc đời gian truân và bất hạnh.
Bên cạnh vẻ đẹp về hình thức, tác giả còn nhấn mạnh những vẻ đẹp nào ở Thúy Kiều? Những vẻ đẹp ấy cho thấy Thúy Kiều là người như thế nào?
Bên cạnh vẻ đẹp hình thức, Nguyễn Du còn nhấn mạnh vẻ đẹp về tài năng và tâm hồn của Kiều. Nó được bộc tả qua các câu thơ sau:
Thông minh vốn sẵn tính trời, Pha nghề thi họa, đủ mùi ca ngâm. Cung thương làu bậc ngũ âm, Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương. Khúc nhà tay lựa nên chương, Một thiên Bạc mệnh, lại càng não nhân.
Qua những câu thơ ấy, chúng ta có thể thấy được Kiều là một người thông minh, hiểu biết. Thúy Kiều am hiểu cầm – kì – thi – họa đạt mức lý tưởng, hiếm có trong nhân gian.
Đặc biệt, Nguyễn Du nhấn mạnh tài đánh đàn của Thúy Kiều ( Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một trương). Từ đó, ông đã gợi tả được một tâm hồn thanh cao và tính cách đa sầu, đa cảm của Kiều qua khúc nhạc “Bạc mệnh” não nhân ấy.
Người ta thường nói: sắc đẹp của Thúy Vân “mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”, còn sắc đẹp của Thúy Kiều “hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” là dự báo số phận hai người. Theo em có đúng không? Vì sao?
Với cách miêu tả của Nguyễn Du, tại sao lại có thể dự báo số phận của hai nhân vật. Cùng GiaiNgo giải đáp trong phần soạn bài Chị em Thúy Kiều này nhé!
Thời xưa, thiên nhiên luôn được xem là chuẩn sắc của cái đẹp. Nguyễn Du mượn vẻ đẹp của thiên nhiên để miêu tả vẻ đẹp mỹ miều của hai chị em.
Khi tả chân dung Thúy Vân, tác giả dùng những từ ngữ nhẹ nhàng như “thua”, “nhường”. Ông miêu tả với một sắc thái vô cùng nhẹ nhàng và đằm thắm. Từ đó, chúng ta có thể cảm nhận được sự phúc hậu, dịu dàng. Với sự nhường nhịn của thiên nhiên, nàng ắt hẳn sẽ có một cuộc sống suôn sẻ và yên bình.
Ngược lại, khi tả Kiều, Nguyễn Du lại dùng “ghen”, “hờn”. Dù nàng mang một vẻ đẹp tuyệt thế giai nhân. Nhưng Nguyễn Du lại dùng sắc thái mạnh mẽ, bộc lộ rõ thái độ đố kỵ, ghen tức của thiên nhiên dành cho vẻ đẹp của Kiều. Với sự đố kỵ ấy, chúng ta có thể dự báo được số phận đầy sóng gió và gian truân của Kiều.
Chúng ta hãy cùng đi đến câu hỏi cuối cùng trong nội dung soạn bài Chị em Thúy Kiều các bạn nhé!
Trong hai bức chân dung Thúy Kiều và Thúy Vân, em thấy bức chân dung nào nổi bật hơn, vì sao?
Trong hai bức chân dung Thúy Kiều và Thúy Vân, em thấy chân dung tả Kiều là nổi bật hơn. Bởi vì:
Trên đây là toàn bộ nội dung soạn bài Chị em Thúy Kiều. Hy vọng qua bài viết này bạn đã có thể hiểu hơn về ý nghĩa và nội dung của đoạn trích Chị em Thúy Kiều.
Xem thêm: Soạn bài Những ngôi sao xa xôi ngữ văn lớp 9 đầy đủ nhất Soạn bài Lục Vân Tiên gặp nạn chương trình Ngữ văn lớp 9 Soạn bài Vào phủ chúa Trịnh sách giáo khoa Ngữ văn lớp 9
Xem thêm:
Hãy tham khảo bài viết này để việc soạn bài Chị em Thúy Kiều của bạn được đầy đủ hơn nhé. Đừng quên theo dõi GiaiNgo mỗi ngày để biết thêm nhiều thông tin hay bạn nhé!