Bài ca ngất ngưởng là một trong những bài thơ nổi tiếng trong tập thơ để đời của Nguyễn Công Trứ. Bài viết dưới đây của GiaiNgo tổng hợp với nội dung soạn bài Bài ca ngất ngưởng chi tiết nhất sẽ là thông tin có ích với nhiều bạn học sinh. Mời các bạn cùng tham khảo nhé!
Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858), tự là Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hi Văn. Ông xuất thân trong một gia đình Nho học, ở huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.
Mặc dù sinh ra và lớn lên trong cuộc sống nghèo khó, Nguyễn Công Trứ thi đỗ giải Nguyên năm 1819 và được bổ làm quan. Ông là người tài năng xuất chúng, tinh thông nhiều lĩnh vực từ văn hóa, kinh tế đến quân sự.
Tuy nhiên, cuộc đời làm quan lại lắm thăng trầm. Ông được thăng chức và giáng chức bất thường.
Nhắc đến sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Công Trứ, hầu hết các tác phẩm của ông hầu hết bằng chữ Nôm và bị thất lạc nhiều. Thơ văn của ông bao hàm nội dung khá phức tạp nhưng tổng quát các tác phẩm xoay quanh chủ đề: chí nam nhi; cái nghèo và thế thái, nhân tình; triết lý hưởng lạc.
Bài ca ngất ngưởng được Nguyễn Công Trứ sáng tác vào năm 1848 khi ông cáo quan về quê nghỉ hưu. Bài thơ là triết lý sống trong suốt cuộc đời, khi còn là một thư sinh hay lúc về hưu.
Bạn nghĩ sao về từ “ngất ngưởng” mà tác giả sử dụng trong bài. Mời bạn tham khảo phần tiếp theo của tài liệu soạn bài Bài ca ngất ngưởng nhé!
Trước khi đi vào phần đọc – hiểu nội dung Bài ca ngất ngưởng, GiaiNgo sẽ chia sẻ cách chia bố cục bài thơ.
Phần 1 (6 câu đầu): Ngất ngưởng trên con đường công danh, sự nghiệp.
Phần 2( 12 câu tiếp theo): Ngất ngưởng trong lối sống, suy nghĩ.
Nhân vật trữ tình trong Bài ca ngất ngưởng là một con người có cá tính ngông, một con người đầy tự tin, yêu thích cuộc sống tự do tự tại, coi thường danh lợi. Con người ấy tự tin vào tài năng bản lĩnh và quan điểm sống của mình để vượt lên trên thói thường cuộc đời để làm điều mình thích.
Dù ngất ngưỡng, ngông ngạo đến đâu, Nguyễn Công Trứ vẫn ý thức được trách nhiệm của mình đối với cuộc đời. Tuy cuộc sống và sự nghiệp có lận đận, ông vẫn một lòng trung thành với triều đình, một lòng với bách tính.
Trong Bài ca ngất ngưởng, từ “ngất ngưởng” được sử dụng mấy lần? Anh chị hãy xác định ý nghĩa của từ “ngất ngưởng” qua văn cảnh sử dụng đó.
Trả lời:
Trong bài thơ, ngoài nhan đề thì có 4 lần tác giả sử dụng từ ngất ngưởngvà mỗi lần lặp lại đều có vai trò nhất định. Trước hết, cần lí giải nghĩa của từ “ngất ngưởng”, đây vốn là từ láy tượng hình, gợi ra thế không vững, lắc lư nghiêng ngả như chực ngã.
Dựa vào văn bản Bài ca ngất ngưởng, anh (chị) hãy giải thích vì sao Nguyễn Công Trứ biết rằng việc làm quan là gò bó, mất tự do (vào lồng) nhưng vẫn ra làm quan.
Nguyễn Công Trứ vẫn quyết định ra làm quan mặc dù ông biết răng việc làm quan gò bó, mất tự do là bởi lẽ:
Ở bài hát nói này, Nguyễn Công Trứ tự kể về mình. Vì sao ông cho mình là ngất ngưởng? Ông đánh giá sự ngất ngưởng của mình như thế nào?
Trong bài hát nói này, Nguyễn Công Trứ đã tự kể về mình, tự thuật, tư đánh giá về bản thân. Giọng điệu tự thuật khẳng khái, đầy cá tính.
Con người Nguyễn Công Trứ hiện lên qua hình ảnh ngất ngưởng: từng làm nên sự nghiệp lớn, tâm hồn tự do phóng khoáng, có sự phá cách về quan niệm sống, vượt qua khuôn sáo khắt khe của lễ giáo phong kiến.
Hãy chỉ ra những nét tự do của thể hát nói so với thơ Đường luật và cho biết ý nghĩa của tính chất tự do đó.
Hát nói có quy định về số câu, về cách chia khổ nhưng Nguyễn Công Trứ vẫn có thể phá cách theo ý muốn của mình để tạo nên một tác phẩm tự do về số câu, số chữ, cách gieo vần, nhịp điệu.
Sự phóng khoáng của thể thơ rất thích hợp với việc truyền tải những quan niệm nhân sinh mới mẻ của tầng lớp nhà nho tài tử khao khát khẳng định mình, bỏ qua sự gò bó của lễ giáo phong kiến.
Theo anh (chị), so với Bài ca phong cảnh Hương Sơn (bài đọc thêm, tr.50), Bài ca ngất ngưởng có sự khác biệt gì về mặt từ ngữ.
Bài viết trên đây của GiaiNgo cung cấp cho các bạn độc giả nội dung soạn bài Bài ca ngất ngưởng. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn nắm chắc được nội dung và soạn bài tốt ở nhà. Tiếp tục theo dõi các bài viết của GiaiNgo nhé!