Soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát chi tiết – Ngữ văn 11

Bài ca ngắn đi trên các là một trong những nội dung thường xuyên xuất hiện trong các đề thi cuối kì. Soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát là một cách tốt nhất để các bạn nắm được trong tâm nội dung tác phẩm. Hãy cùng GiaiNgo soạn và Bài ca ngắn đi trên bãi cát đầy đủ và chi tiết nhất nhé!

Tìm hiểu chung tác giả, tác phẩm

Đôi nét về tác giả Cao Bá Quát

Tác giả

Cao Bá Quát (1809? – 1855) tự là Chu Thần, hiệu là Cúc Đường, Mẫn Hiên. Ông là người làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc quận Long Biên, Hà Nội).

Ông mất trong cuộc khởi nghĩa chống lại chế độ phong kiến nhà Nguyễn. Cao Bá Quát là một nhà thơ tài năng và bản lĩnh, được người đương thời tôn thờ là Thánh Quát.

Nắm rõ thông tin tác giả chính là nội dung cần thiết khi bắt đầu soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát.

Phong cách sáng tác

Thơ văn ông bộc lộ thái độ phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ. Những câu từ của ông chứa đựng tư tưởng khai sáng có tính chất tự phát. Nó còn ngầm phản ánh nhu cầu đổi mới của xã hội Việt Nam trong giai đoạn giữa thế kỉ XIX.

Đây chính là kiến thức tiếp theo bạn cần nắm khi soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát.

Hoàn cảnh ra đời bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát

Tác phẩm được ra đời khi Cao Bá Quát đi thi Hội. Trên đường vào kinh đô Huế và khi ông đi qua các tỉnh miền Trung đầy cát trắng (Quảng Bình, Quảng Trị).

Hình ảnh bãi cát dài, sóng biển, núi là những hình ảnh có thực gợi cảm hứng cho nhà thơ sáng tác bài thơ này.

Soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát

Bố cục bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát

Nắm được bố cục là một điều quan trọng khi soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát. Tác phẩm được chia thành 3 phần chính như sau:

  • Phần 1 (4 câu đầu): hình ảnh đi trên bãi cát và người đi trên bãi cát.
  • Phần 2 (6 câu tiếp theo): tâm trạng suy tư của người đi đường.
  • Phần 3 (còn lại): sự bế tắc của người đi đường.

Giá trị nội dung bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát

Bài thơ thể hiện sự chán ghét của Cao Bá Quát đối với con đường mưu cầu danh lợi tầm thường. Lòng mưu đó đó xuất hiện hầu hết những con người trong xã hội đương thời.

Gần như ai cũng bị ràng buộc bởi vòng luẩn quẩn của danh lợi, của tiền tài, kể cả chính ông cũng buộc lòng phải theo đuổi.

Đây là giá trị mà bạn sẽ hiểu được ngay khi soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát.

Soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát

Giá trị nghệ thuật bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát

Khi soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát, bạn sẽ hiểu được giá trị nghệ thuật ẩn trong tác phẩm.

  • Tác giả sử dụng thể hành (thể thơ cổ), có tính chất tự do, phóng khoáng, không bị gò bó về số câu, độ dài của câu, niêm luật, bằng trắc, vần điệu.
  • Hình ảnh biểu tượng giàu ý nghĩa: Bãi cát dài, người say – tỉnh,…
  • Sử dụng bút pháp đối lập nhuần nguyễn, sáng tạo trong việc dùng điển tích, điển cố.

Soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát

Soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát chương trình chuẩn

GiaiNgo sẽ soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát theo cả hai chương trình chuẩn và nâng cao.

Câu 1 trang 42 sgk Ngữ văn 11 Tập 1

Phân tích ý nghĩa tượng trưng của các yếu tố tả thực hình ảnh người đi trên bãi cát:

  • Con đường công danh, con đường đời vô cùng xa xôi, gian nan và vất vả.
  • Con người đi trên bãi cát vẫn tất tả bước về phía trước vì danh lợi.
  • Cái hào nhoáng của công danh đã làm cho con người bị lôi kéo vào vòng mê muội.

Câu 2 trang 42 sgk Ngữ văn 11 Tập 1

Giải thích nội dung và chỉ ra sự liên kết ý nghĩa của sáu câu thơ trong phần hai:

  • Sáu câu thơ thể hiện tâm trạng chán nản của tác giả trên con đường danh lợi của thực tế xã hội.
  • Con đường danh lợi dù có chông gai, khó khăn nhưng ai cũng bị nó cám dỗ bởi “hơi men” của nó.
  • Tác giả vì thấy rõ được bản chất của con đường này nên tác giả ý thức và khát khao thoát khỏi con đường danh lợi này.

Câu 3 trang 42 sgk Ngữ văn 11 Tập 1

Tâm trạng của lữ khách khi đi trên bãi cát là chán nản và bế tắc.

Tầm tư tưởng của Cao Bá Quát thể hiện qua tâm trạng chán nản và bế tắc này là: lời nhắc nhở, thúc giục mọi người tìm kiếm một lối thoát, một con đường khác để thoát ra khỏi vòng danh lợi càng đi càng “lún” này.

Câu 4 trang 42 sgk Ngữ văn 11 Tập 1

Nhịp điệu bài thơ góp phần diễn tả cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật trữ tình:

  • Tâm trạng nặng trĩu về con đường công danh mà nhà thơ đang đi.
  • Thể hiện sự phản kháng âm thầm với trật tự hiện hành.
  • Lời cảnh báo mọi sự thay đổi tất yếu sẽ xảy ra trong tương lai.

Đây chính là câu hỏi cuối trong phần soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát.

Soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát

Soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát chương trình nâng cao

Đây sẽ là phần soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát theo chương trình nâng cao. Nhưng nội dung trong này vô cùng quan trọng khi ôn tập.

Câu 1 trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Bãi cát dài và con đường cùng trong bài thơ được miêu tả và tượng trưng cho:

  • Hình ảnh bãi cát: dài, mênh mông, vô tận, mịt mù, được bao vây bởi núi, sóng.
  • Hình ảnh con đường: mờ mịt, ghê sợ.
  • Các hình ảnh này tượng trưng cho con đường đời, con đường công danh đầy vất vả, gian truân mà con người đang phải cố gắng vượt qua.

Đây là câu hỏi quan trọng nhưng đa số các bạn khi soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát đều bỏ qua.

Câu 2 trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Hình ảnh người đi đường trong bài được khắc họa nhỏ bé giữa bãi cát mênh mông, rộng dài. Nó biểu hiện tâm sự chán nản của tác giả.

Đây là chi tiết ấn tượng cần chú ý khi soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát.

Câu 3 trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Người đi trên đường có nhiều cách xưng hô như vậy là vì trên con đường công danh ấy không chỉ có mỗi tác giả đang bước đi. Trên đó còn có rất nhiều người đang chịu cảnh bất công như tác giả.

Bài thơ có nhiều câu hỏi, câu cảm thán như vậy để biểu hiện nhưng tư tưởng, tình cảm, tâm sự. Bạn phải cảm nhận được điều này khi soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát.

Câu 4 trang 42 SGK Ngữ văn 11 tập 1

Khái quát về tư tưởng, tình cảm của Cao Bá Quát trong bài thơ:
Bài thơ cho thấy tầm tư tưởng của Cao Bá Quát thể hiện qua tâm trạng chán nản và bế tắc này là lời nhắc nhở, thúc giục mọi người tìm kiếm một lối thoát, một con đường khác để thoát ra khỏi vòng danh lợi càng đi càng “lún” này.

Đây cũng chính là câu hỏi cuối trong phần soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát theo chương trình nâng cao.

Một khi đã soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát theo một cách chi tiết thì sẽ vô cùng dễ dàng cho bạn trong việc nắm vững kiến thức. GiaiNgo đã soạn bài Bài ca ngắn đi trên bãi cát theo cả hai chương trình, bạn hãy tham khảo nhé!