Sổ đỏ và Sổ hồng khác nhau như thế nào? 7 trường hợp không được cấp Sổ đỏ

Sổ đỏ và Sổ hồng luôn là một trong những cái tên khiến mọi người nhầm lẫn nhất. Vậy Sổ đỏ và Sổ hồng khác nhau như thế nào? Hãy để GiaiNgo giúp bạn giải đáp thắc mắc này nhé!

Sổ đỏ là gì?

Sổ đỏ là giấy tờ về quyền sử dụng đất có bìa màu đỏ. Hay nói cách khác, Sổ đỏ chính là cách gọi phổ biến mà người dân dùng để thay cho tên gọi của Giấy chứng nhận như quy định của pháp luật.

Sổ đỏ và Sổ hồng khác nhau như thế nào?

Hiện tại, pháp luật Việt Nam không quy định cụ thể về Sổ đỏ. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu nôm na rằng ở mỗi giai đoạn thì sẽ có các loại giấy liên quan đến quyền sử dụng đất. Các loại Giấy chứng nhận có bìa màu đỏ (Sổ đỏ) như:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở.
  • Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng.

Sổ hồng là gì?

Sổ hồng là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có bìa màu hồng. Tên gọi đầy đủ của loại Sổ này là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Sổ đỏ và Sổ hồng khác nhau như thế nào?

Sổ hồng gồm 02 loại: Sổ hồng theo mẫu cũ (được cấp trước ngày 10/12/2009) và Sổ hồng mới có màu hồng cánh sen. Vì để đồng nhất mẫu Sổ hồng dùng chung cho cả nước nên ngày 10/12/2009, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành mẫu Sổ hồng. Sổ hồng hiện nay mọi người đang dùng có màu hồng cánh sen.

Sổ hồng có giá trị bao nhiêu năm?

Giá trị của Sổ hồng phụ thuộc vào loại đất, mục đích sử dụng đất, công trình xây dựng trên đất. Thời hạn có thể giao động từ 20 năm, 30 năm hay 50 năm.

Dưới đây là một Sổ thời hạn cụ thể cho từng loại đất, cụ thể như sau:

  • Đất để trực tiếp sản xuất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất rừng sản xuất: thời hạn là 50 năm.
  • Đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ, làm cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp; thời hạn sử dụng không quá 50 năm.
  • Đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư, xây dựng các công trình công cộng có mục đích kinh doanh: thời hạn không quá 70 năm.
  • Đất được Nhà nước cho thuê để xây dựng các công trình làm trụ sở làm việc tại Việt Nam của tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao như Đại sứ quán, lãnh sự quán: thời hạn không quá 99 năm.

Sổ đỏ và Sổ hồng khác nhau như thế nào?

Sổ đỏ và Sổ hồng có một vài điểm khác nhau nên dẫn đến tên gọi cũng khác nhau. Chúng ta sẽ phân biệt Sổ hồng và Sổ đỏ dựa vào những tiêu chí sau đây:

Màu sắc: Đây là điều mà mọi người dễ nhận biết nhất. Sổ đỏ có bìa màu đỏ, Sổ hồng có bìa màu hồng.

Tên ghi bên ngoài sổ

  • Sổ hồng: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  • Sổ đỏ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Cơ quan ban hành sổ

  • Sổ hồng: Bộ Xây dựng ban hành.
  • Sổ đỏ: Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.

Sổ hồng và Sổ đỏ cái nào giá trị hơn?

Thực chất, rất khó để biết Sổ hồng và Sổ đỏ Sổ nào giá trị hơn. Bởi vì, về mặt pháp lý thì Sổ đỏ, Sổ hồng đều là chứng thư pháp lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người sử dụng đất, người sở hữu nhà ở. Hai loại Sổ này có giá trị pháp lý như nhau.

Sổ đỏ và Sổ hồng khác nhau như thế nào?

Việc Sổ hồng hay Sổ đỏ có giá trị hơn sẽ phụ thuộc vào giá trị tài sản trên đất hoặc loại đất được ghi trong sổ. Ví dụ như cùng có diện tích 100m2 nhưng đất ở sẽ có giá trị cao hơn đất nông nghiệp. Hay đất ở ngoài đường quốc lộ, thành phố sẽ có giá trị cao hơn đất ở nông thôn.

Điều kiện được cấp Sổ đỏ

Điều kiện cấp Sổ đỏ tùy từng trường hợp sẽ có các điều kiện khác nhau. Người ta sẽ dựa vào nguồn gốc đất, tình trạng sử dụng đất để đặt ra điều kiện đối với mỗi thửa đất.

Trường hợp 1: Cá nhân, hộ gia đình có một trong những giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất thì sẽ được cấp Sổ đỏ khi: đất đó được sử dụng ổn định, lâu dài; không tranh chấp với ai và không bị nhà nước thu hồi.

Trường hợp 2: Cá nhân, hộ gia đình không có những giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất. Cá nhân, hộ gia đình sẽ được cấp Sổ đỏ nếu sử dụng đất trước ngày 01/7/2014; được UBND cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp và không vi phạm pháp luật về đất đai.

Những trường hợp không được cấp Sổ đỏ

Nếu như cá nhân, hộ gia đình đáp ứng đủ các điều kiện được cấp Sổ đỏ thì khi yêu cầu cơ quan Nhà nước sẽ tiến hành cấp Sổ đỏ cho bạn. Tuy nhiên, cũng có một Sổ trường hợp không được cấp Sổ đỏ. Cụ thể như sau:

  • Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Sổ đỏ.
  • Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
  • Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
  • Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng.
  • Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Sổ đỏ nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý.
  • Tổ chức, UBND cấp xã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng gồm đường giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khí; đường dây truyền tải điện, truyền dẫn thông tin; khu vui chơi giải trí ngoài trời; nghĩa trang, nghĩa địa không nhằm mục đích kinh doanh.

Nên mua nhà có Sổ đỏ hay Sổ hồng?

Như đã nói ở trên, Sổ hồng và Sổ đỏ có giá trị pháp lý như nhau nên chúng tôi không thể đưa ra lời khuyên cho bạn là nên mua nhà có Sổ đỏ hay Sổ hồng. GiaiNgo nghĩ rằng điều bạn cần quan tâm khi mua nhà là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó có giá trị pháp lý hay không?

Sổ đỏ và Sổ hồng khác nhau như thế nào?

Nếu như bạn mua một ngôi nhà có Sổ hồng nhưng khi mua xong bạn mới phát hiện ra ngôi nhà đó không phải chính chủ. Vậy bây giờ bạn có cầm trên tay Sổ hồng cũng đâu có ý nghĩa gì. Do đó, chúng ta đừng nên quan niệm Sổ nào có giá trị hơn mà hãy quan tâm đến tính pháp lý của loại giấy tờ đó.

Hy vọng với những trao đổi ở trên các bạn đã có thể phân biệt được Sổ đỏ và Sổ hồng khác nhau như thế nào? Hãy theo dõi GiaiNgo để thu thập thêm nhiều thông tin thú vị nữa nhé!