Để vận hành tốt hệ thống máy tính, nhiều người thường chú trọng tới RAM và ROM. Trong bài này, mời bạn cùng GiaiNgo tìm lời giải cho câu hỏi ROM là gì và cách sử dụng ROM hiệu quả nhé!
ROM là bộ nhớ của máy tính và có nhiệm vụ lưu trữ lại dữ liệu khi máy bị tắt nguồn. Vậy nên sau khi tắt máy, ROM đã lưu lại những chương trình để có thể bắt đầu cho việc khởi động máy tính lần tiếp theo.
Khi máy tính khở động, bộ nhớ ROM sẽ giúp các chương trình và ứng dụng trong máy tính chạy nhanh hơn. Nếu không có ROM chắc chắn máy tính của bạn sẽ chạy rất yếu.
ROM giúp máy tính của bạn khởi động và hoạt động bình thường. Đồng thời, ROM có chức năng đánh thức các hoạt động của máy. Bộ nhớ ROM giúp cho máy tính của bạn không xảy ra lỗi gì trong quá trình khởi động
ROM sẽ kết nối với CPU truy xuất các mã của các bộ phần cấu thành hoạt động của máy, xem chúng có gặp vấn đề gì không. Các dữ liệu được lưu trên ROM đã được dành riêng cho phần cứng. Vì thế, bạn không cần phải thay đổi thường xuyên mà chỉ cần nhập để tương ứng với các phần cứng khác trên máy tính.
Mọi chương trình máy tính được lưu trữ có thể sử dụng một dạng lưu trữ không khả biến (dữ liệu của nó được lưu trữ lại khi bị ngắt nguồn). Để lưu trữ chương trình ban đầu chạy khi máy tính được bật hoặc bắt đầu thực thi (một quá trình được gọi là Khởi động “bootstrapping” hoặc “booting”).
Tương tự như vậy, mọi máy tính đặc biệt đều cần một số dạng bộ nhớ ROM có thể thay đổi. Để ghi lại các thay đổi về trạng thái của nó khi thực thi.
Do ROM không thể sửa đổi, nên nó chỉ phù hợp để lưu trữ dữ liệu. ROM đã được sử dụng trong nhiều máy tính để lưu trữ các bảng tra cứu để đánh giá các hàm toán học và logic.
Hiện nay có 4 loại ROM phổ biến là PROM, EPROM, EAROM và EEPROM. Mỗi loại sẽ có chức năng và nhiệm vụ khác nhau.
Cụ thể:
RAM (Random Access Memory) là một trong những bộ phận của phần cứng máy tính. RAM được biết đến là bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên. Đồng thời, RAM còn giúp xử lý các thông tin, dữ liệu, chương trình, hệ điều hành,…
RAM là bộ phận quan trọng của máy tính, giúp việc truy xuất và khởi chạy của máy tính được nhanh hơn. Khi tắt máy tính đột ngột thì bộ nhớ RAM sẽ không lưu lại bất cứ dữ liệu nào.
Sự khác nhau giữa RAM và ROM về thiết kế
Khả năng lưu trữ của RAM và ROM
Hình thức hoạt động của RAM và ROM
Sự khác nhau giữa RAM và ROM về tốc độ
Khả năng ghi chép dữ liệu
ROM điện thoại là bộ nhớ hay dung lượng điện thoại. ROM điện thoại có vai trò lưu trữ nhiều tệp tin, bao gồm video, bài hát, ảnh và phần mềm hệ thống,…
Hiện tại, hầu hết các điện thoại thông minh đều được trang bị ROM lớn 16GB, 32GB, 64GB; hoặc thậm chí 128GB, 256GB, 512GB.
ROM là bộ nhớ trong – bộ nhớ chỉ đọc. ROM không có chức năng ghi và chứa các chương trình giúp máy tính khởi động. Khác với RAM, ROM giữ lại nội dung ngay cả khi tắt máy tính.
Người dùng nên chọn điện thoại có bộ nhớ lớn phù hợp với kinh tế của bản thân nhất để đem lại khả năng lưu trữ tốt về sau.
Điện thoại có ROM 16GB
Điện thoại có ROM 16GB hiện đang là mức dung lượng gần như thấp nhất (trừ một vài sản phẩm có RAM 8GB và hiếm gặp). Sau khi trừ các phần bộ nhớ hệ thống thì bộ nhớ khả dụng còn lại khá thấp. Buộc người dùng phải thường xuyên dọn dẹp hệ thống; cũng như chơi game nặng kém hiệu quả.
Điện thoại có ROM 32GB
Điện thoại có ROM 32GB là mức dung lượng khá lý tưởng cho những bạn đam mê chụp ảnh. Với điều kiện người dùng không dùng quá nhiều ứng dụng trên thiết bị để tiết kiệm tối đa bộ nhớ.
Điện thoại có ROM 64GB
Ở mức bộ nhớ 64GB, máy đáp ứng được các tác vụ đa nhiệm trên những ứng dụng nặng; có đủ dung lượng để tải các ứng dụng hay game trên vài GB.
Điện thoại có ROM 128GB trở lên
Hiện có những sản phẩm trang bị bộ nhớ 128Gb, 256GB hay thậm chí là 512GB và 1TB. Không quá khó để bắt gặp các thiết bị có bộ nhớ 128GB trên những sản phẩm cận cao cấp.
Điện thoại có bộ nhớ ở mức này phù hợp với những bạn thường xuyên chơi các tựa game nặng; thích chụp ảnh, quay video và trực tiếp chỉnh sửa trên cùng một thiết bị.
Với nội dung bài viết này đã giúp bạn nhận biết được ROM là gì, sự khác nhau giữa RAM và ROM. GiaiNgo mong rằng sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn và đừng quên cập nhật các bài viết mới nhé.