Quán Thế Âm Bồ Tát là ai? Truyền thuyết, tiểu sử, cuộc đời

Là một trong những vị Phật được thờ phụng phổ biến nhất tại Việt Nam, hình ảnh Quán Thế Âm Bồ Tát không còn xa lạ với những người theo đạo tôn giáo này. Có thể nói hiện thân của Ngài chính là sự bình an, may mắn và sự thiện lành. Cùng GiaiNgo khám phá thông tin Quán Thế Âm Bồ tát là ai và những điều ít ai biết về vị Phật này nhé!

Quán Thế Âm Bồ Tát là ai?

Quán Thế Âm Bồ Tát là ai?

Quán Thế Âm Bồ Tát là một vị Bồ Tát, là hiện thân cho tấm lòng từ bi của tất các các chư Phật. Ngài xuất hiện trong tôn giáo cũng như văn hóa mang với hiện thân cả nam và nữ.

Hình ảnh của Quán Thế Âm Bồ Tát chính là hình tượng đực trưng cho sự từ bi và trí tuệ. Hình ảnh của Ngài mang đậm biểu tượng của tình thương. Hiện, Ngài luôn được người đời tôn kính bởi chính hạnh nguyện từ bi, luôn ban vui, cứu khổ,…

Quán Thế Âm Bồ Tát là ai

Ý nghĩa tên gọi Quán Thế Âm Bồ Tát

Quán Thế Âm trong tên gọi Quán Thế Âm Bồ Tát có nghĩa là sự quán chiếu, suy xét và lắng nghe âm thanh của khắp cõi thế gian. Có nhiều quan niệm về nguồn gốc tên gọi Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát. Cụ thể:

  • Theo Phẩm Phổ môn trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa: Tên gọi Quán Thế Âm Bồ Tát bắt nguồn từ chính hạnh nguyện từ bi luôn cứu khổ, cứu nạn chúng sanh.
  • Trong Bát Nhã Tâm kinh, khị vị Bồ Tát Quán Tự Tại  tự quán chiếu thâm sâu vào mình, giác ngộ được nhiều điều. Sau là Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát.

Cụ thể cái tên Phật giáo dùng từ Bồ Tát có ý nghĩa thể hiện rằng Ngài rất là cao cả.

Ý nghĩa tên gọi Quán Thế Âm Bồ Tát

Truyền thuyết Quán Thế Âm Bồ Tát

Dưới đây là những thông tin liên quan đến truyền thuyết cũng như sự tích Quan Thế Âm Bồ Tát mà GiaiNgo đã tổng hợp được:

Quán Thế Âm Bồ Tát trước đây từng có kiếp làm con đầu lòng của vị vua Vô Tránh Niệm. Người con ấy tên là Bất Huyến Thái Tử.

Trong thời gian thống trị thiên hạ của mình, nhà Vua nhận ra rằng đạo Phật chính là “chơn chánh” nên ông phát tâm sắm lễ vật cúng dường Phật và chúng Tăng trong nhiều tháng liên tiếp.

Truyền thuyết Quán Thế Âm Bồ Tát

Lúc này, con của vua là Bất Huyến Thái Tử cũng hết lòng vâng lời phụ vương. Người luôn một lòng thành kính, trân trọng và chu đáo trong những lần cúng dường đến Phật và đại chúng.

Bất Huyến Thái Tử luôn nguyện nhiều điều để trở thành Phật. Đức Bảo Tạng Như Lai sau khi nghe được lời nguyện ấy nên đã hoàn thành ước nguyện của Bất Huyến Thái Tử. Người đặt tên hiệu cho Bất Huyến Thái Tử là Quan Thế Âm.

Về sau, đến khi mạng chung, Bất Huyến Thái Tử hay Quan Thế Âm thọ sanh ra nhiều đời khát. Trải qua đời đời kiếp kiếp vẫn giữ nguyên vẹn bổn nguyện, cố gắng tu hành, cầu đạo Bồ Đề, làm hạnh Bồ Tát,…

Hồng danh của Quán Thế Âm Bồ Tát

Trong mỗi kinh, hình ảnh Quán Thế Âm Bồ Tát hóa thân với những hồng danh khác nhau.

Trong Kinh Đại bi Tâm Đà La Ni

Quán Thế Âm lúc này đã thành Phật với hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn.

Vì nguyện lực đại bi nên Ngài mới hiện thân thành Bồ Tát, lấy danh hiệu là Quán Thế Âm. Ngài trụ ở giới Ta Bà. Đồng thời làm thị giả trợ tuyên pháp chánh pháp cho Đức Phật A Di Đà ở Tây Phương Cực Lạc.

Trong Kinh Bi Hoa hay Kinh Địa Bi Liên Hoa

Trước khi thành Quán Thế Âm Bồ Tát, ngài là Thái Tử Bất Huyền (Bất Huyền Thái Tử, Bất Huyến Thái Tử)).

Lúc này, Bồ Tát Quán Thế Âm được Đức Phật Bảo Tạng thọ ký tặng. Sau khi nhập niết bàn, Quán Thế Âm Bồ Tát là người tiếp quản chánh pháp và cõi Cực Lạc. Thành Phật hiệu là:

  • Biến Xuất Nhất Thiết Quang Minh Công Đức Sơn Vương Như Lai
  • Ứng Cúng
  • Chánh Biến Tri
  • Minh Hạnh Túc
  • Thiện Thệ
  • Thế Gian Giải
  • Vô Thượng Sĩ
  • Điều Ngự Trượng Phu
  • Thiên Nhân Sư
  • Phật
  • Thế Tôn

Hồng danh của Quán Thế Âm Bồ Tát

Trong Kinh Bát Nhã Ba-La-Mật

Trong Kinh này, Quán Tự Tại Bồ Tát chính là Quán Thế Âm Bồ Tát.

Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa

Vị Bồ Tát khi nghe âm thanh của chúng sanh xưng hô danh hiệu mình thì ngay lập tức xuất hiệu để cứu khổ. Trong kinh có nhắc đến Quán Thế Âm Bồ Tát có đến 32 ứng hóa hiện thân:

  1. Thân Phật
  2. Bích Chi (Duyên Giác)
  3. Thanh Văn
  4. Phạm Vương
  5. Đế Thích
  6. Đại Tự Tại Thiên
  7. Đại Tự Tại
  8. Thiên Đại tướng Quân
  9. Tỳ Sa Môn
  10. Tiểu Vương
  11. Trưởng giả
  12. Cư sĩ
  13. Tể quan
  14. Bà-la–môn
  15. Tỳ Kheo
  16. Tỳ Kheo Ni
  17. Ưu-bà-tắc
  18. Ưu-bà-di
  19. Phụ nữ
  20. Đồng nam
  21. Đồng nữ
  22. Thiên
  23. Long
  24. Dạ xoa
  25. Càn-thát-bà
  26. Ca-lâu-la
  27. A-tu-la
  28. Khẩn-na-la
  29. Ma-hầu-la-già
  30. Nhân
  31. Phi nhân
  32. Thần chấp Kim Cang

Theo đó, cũng có 33 hóa thân khác của Quán Âm. Những hóa thân này dựa vào tư tưởng hóa độ lục đạo, kết hợp tín ngưỡng dân gian của Nhật và Trung tạo thành.

Các hồng danh của Quán Thế Âm Bồ Tát là:

  • Dương Liễu Quán Âm
  • Long Đầu Quán Âm
  • Trì Kinh Quán Âm
  • Viên Quang Quán Âm
  • Du Hý Quán Âm
  • Bạch Y Quán Âm
  • Liên Ngọa Quán Âm
  • Lang Kiến Quán Âm
  • Thí Dược Quán Âm
  • Ngư Lam Quán Âm
  • Đức Vương Quán Âm
  • Thủy Nguyệt Quán Âm
  • Nhất Diệp Quán Âm
  • Thanh Cảnh Quán Âm
  • Uy Đức Quán Âm
  • Diên Mạng Quán Âm
  • Chúng Bảo Quán Âm
  • Nham Hộ Quán Âm
  • Năng Tĩnh Quán Âm
  • A Nậu Quán Âm
  • Vô Úy Quán Âm
  • Diệp Y Quán Âm
  • Lưu Ly Quán Âm
  • Đa La Quán Âm
  • Cáp Lỵ Quán Âm
  • Lục Thời Quán Âm
  • Phổ Bi Quán Âm
  • Mã Lang Phụ Quán Âm
  • Hiệp Chưởng Quán Âm
  • Nhất Như Quán Âm
  • Bất Nhị Quán Âm
  • Trì Liên Quán Âm
  • Sái Thủy Quán Âm

Sự linh ứng của Quán Thế Âm Bồ Tát

Quán Thế Âm Bồ Tát là hiện thân của đại từ đại bi, hết lòng cứu khổ, cứu nạn cho chúng sanh. Tấm lòng này cao cả như một người mẹ thương con mà không có ngôn từ nào kể xiết với tất cả hạnh nguyện bao la, không giới hạn.

Sự linh ứng của Quán Thế Âm Bồ Tát

Vì vậy, nếu bạn tin vào điều này, chắc chắn sẽ cảm nhận được sự linh ứng của Quán Thế Âm Bồ Tát. Khi bạn thành tâm niệm danh hiệu đức Quan Thế Âm Bồ Tát. Ngài có thể trợ duyên đến bạn.

Cùng với đó bạn cần phải siêng năng thực hành những lời Phật dạy, tu tập bố thí cúng dường, phát nguyện từ thiện đến mọi người xung quanh,…

Cách niệm Phật Quán Thế Âm Bồ Tát/Niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát

Quán Thế Âm Bồ Tát là hiện thân của sự hiền từ, cứu rỗi mọi khổ nạn của chúng sanh, giúp cho chúng sanh có cuộc sống bình an và hạnh phúc.

Để niệm Phật Quán Thế Âm Bồ Tát hữu nghiệm thì bạn cần phải tuân thủ các nguyên tắc khấn niệm danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát như sau:

  • Cầu xin điều gì thì cần phải phù hợp với nhân quả. Điều này có nghĩa là để hái được quả ngọt, bạn phải hành trì, hướng thiện, cúng dường,… tự chăm sóc, bón cây để đạt được thành quả mình mong muốn.
  • Mọi việc làm cần phải hợp với nhân quả. Mỗi chúng ta cần nên học cách tích lũy phước báu cho chính mình và cả thế hệ con cháu đời sau.
  • Phải có niềm tin vào luật nhân quả. Có như vậy may mắn mới có thể tìm đến bạn. Quán Thế Âm Bồ Tát luôn cân bằng với mọi chúng sanh. Vì thế nếu bạn gieo nhân tốt ắt sẽ được cầu Phật thành ý nguyện. Và trường hợp ngược lại.

Cách niệm Phật Quán Thế Âm Bồ Tát

Nghi thức đọc kinh Phật tại nhà Quán Thế Âm Bồ Tát

Khi đọc kinh Phật Quán Thế Âm Bồ Tát tại nhà. Bạn cần chú ý một số nội dung như sau:

  • Trước khi tụng: Nên rửa tay, súc miệng sạch sẽ, y phục trang nghiêm.
  • Khi quỳ, đứng: Giữ tư thế ngay thẳng.
  • Khi lạy, quỳ: Giữ thân mình đoan nghiêm.
  • Miệng khi tụng: Đọc kinh với âm lượng vừa đủ nghe.

Nghi thức đọc kinh Phật tại nhà Quán Thế Âm Bồ Tát

12 đại nguyện của Quán Thế Âm Bồ Tát là gì?

Quán Thế Âm Bồ Tát có 12 đại nguyện. Mỗi một đại nguyện đều chứa đựng công đức vô lượng.

12 đại nguyện đó như sau:

Nguyện thứ nhất: Khi thành Bồ Tát (Quán Âm Bồ Tát đệ nhất nguyện):

Danh hiệu tôi tự tại Quán Âm

Viên thông thanh tịnh căn trần

Nơi nào đau khổ tầm thanh cứu liền

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát

Nguyện thứ hai: Không nài gian khổ (Quán Âm Bồ Tát đệ nhị nguyện):

Nguyện một lòng cứu độ chúng sanh

Luôn luôn thị hiện biển đông

Vớt người chìm đắm khi giông gió nhiều

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát

Nguyện thứ ba: Ta bà ứng hiện (Quán Âm Bồ Tát đệ tam nguyện):

Chốn u minh nhiều chuyện khổ đau

Oan gia tương báo hại nhau

Nghe tiếng than thở mau mau cứu liền

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát

Nguyện thứ tư: Hay trừ yêu quái (Quán Âm Bồ Tát đệ tứ nguyện):

Bao nhiêu loài ma quỷ gớm ghê

Độ cho chúng hết u mê

Dứt trừ nguy hiểm không hề nhiễu nhương

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát

Nguyện thứ năm: Tay cầm dương liễu (Quán Âm Bồ Tát đệ ngũ nguyện):

Nước cam lồ rưới mát nhân thiên

Chúng sanh điên đảo đảo điên

An vui mát mẻ ưu phiền tiêu tan

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát

Nguyện thứ sáu: Thường hành bình đẳng (Quán Âm Bồ Tát đệ lục nguyện):

Lòng từ bi thương sót chúng sanh

Hỉ xả tất cả lỗi lầm

Không còn phân biệt sơ thân mọi loài

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát

12 đại nguyện của Quán Thế Âm Bồ Tát

 Nguyện thứ bảy: Dứt ba đường dữ (Quán Âm Bồ Tát đệ thất nguyện):

Chốn ngục hình ngạ quỷ súc sanh

Cọp beo thú dữ vây quanh

Quán Âm thị hiện chúng sanh thoát nàn

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát

Nguyện thứ tám: Giải thoát tù lao (Quán Âm Bồ Tát đệ bát nguyện):

Tội nhân bị trói hành hình rồi lại khảo tra

Thành tâm lễ bái thiết tha

Quán Âm phù hộ thoát ra nhẹ nhàng

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát

Nguyện thứ chín: Làm thuyền Bát Nhã (Quán Âm Bồ Tát đệ cửu nguyện):

Giúp cho người vượt khúc lênh đênh

Bốn bề biển khổ chông chênh

Quán Âm độ hết an nhiên niết bàn

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát

Nguyện thứ mười: Tây Phương tiếp dẫn (Quán Âm Bồ Tát đệ thập nguyện):

Vòng hoa thơm, kỹ nhạc lọng vàng

Tràng phan, bảo cái trang hoàng

Quán Âm tiếp dẫn đưa đường về tây

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát

Nguyện thứ mười một: Di Đà thọ ký (Quán Âm Bồ Tát đệ đệp thập nhất nguyện)”

Cảnh tây phương tuổi thọ không lường

Chúng sanh muốn sống miên trường

Quán Âm nhớ niệm tây phương mau về

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát

Nguyện thứ mười hai :Tu hành tinh tấn (Quán Âm Bồ Tát đệ thập nhị nguyện):

Dù thân này tan nát cũng đành

Thành tâm nỗ lực thực hành

Mười hai câu nguyện độ sanh đời đời

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát

Lợi ích niệm Quán Thế Âm Bồ Tát

Dưới đây là những lợi ích khi niệm Quán Thế Âm Bồ Tát mà bạn nên biết:

  • Không còn tính tham trong người.
  • Không còn những sân giận.
  • Không còn những si mê.
  • Không sợ bản thân bị đọa vào 3 đường ác nhờ một lòng hướng thiện.
  • Cứu bạn vượt qua bệnh tật không cứu chữa được.
  • Không còn chịu đau khổ.
  • Cầu con được toại ý nguyện.
  • Luôn cảm thấy tâm hồn bình an.
  • Có năng lực giúp phá trừ các nghiệp chướng.Được toại như sở nguyện.
  • Không còn chịu quả báo đau khổ trong các con đường ác.
  • Không sợ ác quỷ, tà thần,… làm hại hay tổn thương đến bạn.
  • Được các vị thiện thần bảo vệ.
  • Được sanh về cõi Phật trong mười phương.
  • Được giải trừ oan gia trái chủ từ nhiều đời trước.
  • Nhận được công đức vô lượng.

Lợi ích niệm Quán Thế Âm Bồ Tát

Hình ảnh Quán Thế Âm Bồ Tát đẹp nhất

Bên dưới là những hình ảnh Quán Thế Âm Bồ Tát đẹp nhất, bạn có thể lưu về máy để ngắm hoặc đổi ảnh đại diện nhé!

Hình số 1:

Quán Thế Âm Bồ Tát là ai? Truyền thuyết, tiểu sử, cuộc đời

Hình số 2:

Hình ảnh Quán Thế Âm Bồ Tát đẹp

Hình số 3:

Hình ảnh Quán Thế Âm Bồ Tát đẹp nhất

Hình số 4:

Hình ảnh Quán Thế Âm Bồ Tát

Hình số 5:

Ảnh Quán Thế Âm Bồ Tát đẹp nhất

Hình số 6:

Hình ảnh Quán Thế Âm Bồ Tát đẹp nhất

Câu hỏi thường gặp

Quán Thế Âm Bồ Tát có phải là thật không?

Ngài Quán Thế Âm Bồ Tát là hiện thân của Bồ Tát với danh hiệu Quán Thế Âm và trụ ở cõi Ta Bà. Ngài cũng làm thị giả cho Đức Phật A Di Đà ở cõi Tây Phương Cực Lạc.

Quán Thế Âm Bồ Tát là nam hay nữ?

Theo quan niệm của số đông ở Trung Quốc và Việt Nam, Quán Thế Âm Bồ Tát được được tạo hình dưới dạng là một nữ nhân.

GiaiNgo tin rằng với những thông tin trên, bạn đã tích lũy cho mình được nhiều thông tin hay và thú vị. Việc biết được Quán Thế Âm Bồ Tát là ai và những thông tin xoay quanh Ngài sẽ giúp bạn thêm yêu, tin tưởng và Ngài hơn.