Portfolio là tổng hợp toàn bộ dự án mà ứng viên đã từng tham gia thực hiện. Hay có thể nói, portfolio chính là một bảng tóm tắt thành tích của bạn. Thông tin của portfolio thể hiện năng lực, kỹ năng, kinh nghiệm của ứng viên qua quá trình học tập, làm việc. Portfolio được nhà tuyển dụng chú ý bởi đây là tài liệu giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan nhất về khả năng của ứng viên.
Vì vậy, với thắc mắc portfolio là gì; bạn có hiểu đơn giản đây chính là thứ tạo nên ưu điểm của bạn so với các ứng viên khác.
Trong tài chính, portfolio nghĩa là danh mục đầu tư. Danh mục đầu càng đặc biệt thì portfolio càng có ý nghĩa quan trọng. Bởi vì các hoạt động đầu tư tài chính lớn nhất thường xảy ra ở các quỹ đầu tư, huy động vốn từ các thị trường chứng khoán lớn.
Business portfolio được xem là thuật ngữ thông dụng nhất trong kinh doanh. Theo nghĩa Tiếng Việt, business portfolio được xem là danh mục đầu tư kinh doanh. Business portfolio có nghĩa bao hàm cả portfolio là gì trong tài chính. Nhưng nhìn chung, chúng đều là những từ ngữ chỉ danh mục, hạng mục trong làm ăn.
Như đã lý giải portfolio là gì, thì một bộ portfolio chính hiệu sẽ chứa những thông tin làm nổi bậc thành tích của bạn; cụ thể như sau:
CV là viết tắt của “Curriculum Vitae”. CV thường được dịch là sơ yếu lý lịch, nhưng bản chất CV là bản tóm tắt những thông tin về trình độ học vấn, kinh nghiệm. Nhìn chung, rất có nhiều người thắc mắc CV và portfolio là gì. Có thể nói, chúng vẫn là một “tập hợp giấy” các thông tin liên quan đến công việc và con người của bạn.
Dựa vào những khái niệm đặc trưng, chúng ta sẽ phần nào nhận ra được sự khác biệt giữa CV và portfolio là gì. Về cơ bản, CV chính là bản tóm tắt về bản thân, kỹ năng, kinh nghiệm và thành tích của ứng viên. Còn portfolio có thể lặp lại rất ngắn gọn thông tin cá nhân và tập trung vào nhấn mạnh về những kết quả bạn đã đạt được.
Bạn chỉ nên dùng portfolio doanh nghiệp muốn hiểu rõ hơn về năng lực của ứng viên. Vì xét cho cùng, đây không phải là một phần bắt buộc trong hồ sơ xin việc. Sẽ có những cá nhân không có portfolio.
Thông thường, portfolio được sử dụng trong lĩnh vực thiết kế, quảng cáo, truyền thông, Nhà hàng – Khách sạn,… Bởi những ngành nghề này làm việc theo dự án, chiến dịch, việc thể hiện qua Portfolio sẽ dễ dàng, đầy đủ và chi tiết hơn. Nên tốt nhất bạn nên tiếp cận với những nhà tuyển dụng này bằng các portfolio in ấn, PDF, video,…
Có 3 mẹo chính mà GiaiNgo sẽ mách nhỏ cho bạn để thiết kế portfolio chuẩn xịn.
Bạn không nên đưa mọi thông tin, chi tiết lên giao diện portfolio chính, chỉ cần vài bức ảnh thể hiện, cùng các dòng tiêu đề là đủ. Loại bỏ các dự án mà bạn không tự hào hoặc nghĩ rằng chúng không đủ tốt. “Tốt khoe, xấu che” bạn nhé!
Thông thường, các portfolio cần có khoảng từ 10 đến 20 dự án khác nhau. Không nên quá ít nhưng đồng thời không nên quá nhiều khiến người xem đánh mất đi sự tập trung vào những dự án bạn muốn họ xem nhất.
Ông bà ta từng nói “nói có sách, mách có chứng” và portfolio cũng vậy. Bạn cũng nên đưa các thông tin quan trọng lên các dự án để người xem có thể hiểu hơn về quy trình thiết kế, mục tiêu, đề bài của khách hàng cũng như những người đã tham gia triển khai cùng bạn. Ngoài ra, bạn cũng nên đưa ra các đánh giá mức độ thành công của dự án nữa nhé.