Phí trước bạ là thuật ngữ được nhiều người biết đến. Xuất hiện trong các vấn đề mua bán và chuyển nhượng một vài loại tài sản. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về phí trước bạ. Vậy phí trước bạ là gì? Khi nào cần phải nộp phí trước bạ? GiaiNgo sẽ cùng bạn tìm hiểu.
Trước bạ là một từ ngữ phổ biến được sử dụng trong các ngành thương mại, luật,… Trước bạ được hiểu là sự đăng kí quyền sở hữu đối với một số loại tài sản nhất định theo quy định của pháp luật.
Lệ phí trước bạ là lệ phí được áp dụng cho những người nhận tài sản thông qua việc chuyển nhượng, mua bán, cho tặng hay thừa kế. Họ có nghĩa vụ phải kê khai tài sản và nộp cho cơ quan thuế trước khi sử dụng tài sản. Giá trị tài sản được tính theo giá trị thị trường lúc đóng thuế trước bạ là căn cứ để cơ quan thuế thu lệ phí.
Những đối tượng phải chịu lệ phí trước bạ: nhà, đất, phương tiện vận tải bao gồm cả đường bộ và đường thủy, phương tiện vận chuyển; Đánh bắt thủy hải sản, súng săn, súng dùng để thi đấu thể thao, tập luyện,… Dựa theo từng loại tài sản khác nhau mà mức lệ phí trước bạ sẽ khác nhau.
Lệ phí trước bạ trong tiếng Anh là Registration Fee. Lệ phí này được hiểu như là khoản thu phí của Nhà nước đối với các cá nhân, tổ chức trước khi muốn sử dụng một tài sản nào đó. Lệ phí trước bạ thường xuyên được sử dụng khi mua xe máy, ô tô, sổ đỏ.
Lệ phí trước bạ ô tô là khoản lệ phí bắt buộc phải nộp cho cơ quan thuế khi người dùng đăng kí quyền sở hữu một chiếc ô tô cũ hay mới. Mức lệ phí trước bạ ô tô được áp dụng cho cả ô tô cũ và mới. Mức lệ phí sẽ thay đổi tùy vào nơi đăng kí xe ô tô.
Trước khi muốn đưa vào sử dụng một chiếc ô tô mới hoặc đã qua sử dụng. Người đăng kí sử dụng ô tô phải có nghĩa vụ nộp thuế cho cơ quan thuế. Loại thuế này được gọi là lệ phí trước bạ ô tô.
Cách tính lệ phí trước bạ đối với ô tô mới
Lệ phí trước bạ = giá tính phí trước bạ x mức thu phí trước bạ theo tỉ lệ (%)
Trong đó mức thu phí trước bạ sẽ tùy theo từng địa phương và từng loại xe như sau:
Cách tính lệ phí trước bạ với ô tô đã qua sử dụng
Lệ phí trước bạ = (giá niêm yết x giá trị còn lại của ô tô) x 2% (mức thu phí của ô tô đã qua sử dụng)
Trong đó giá trị còn lại của ô tô được xác định như sau:
Giá tính lệ phí trước bạ là giá chuyển nhượng quyền sử dụng tài sản thực tế do người nộp thuế kê khai. Giá tính lệ phí trước bạ sẽ do Bộ Tài chính ban hành tương ứng với từng loại tài sản như xe máy, nhà đất,… và mức thu lệ phí trước bạ theo tỉ lệ (%).
Giá tính lệ phí trước bạ là giá thực bao gồm cả thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt được ghi trên hóa đơn bán hàng.
Theo điều 3 Nghị định 140/2016/NĐ-CP về phí trước bạ đưa ra rằng các cá nhân, tổ chức có tài sản thuộc đối tượng chịu phí trước bạ phải nộp phí khi:
Cách tính lệ phí trước bạ là để đo lường số tiền lệ phí trước bạ mà người sở hữu tài sản phải nộp cho cơ quan thuế trước khi đưa tài sản vào sử dụng. Lệ phí trước bạ được tính như sau:
Lệ phí trước bạ = giá tính lệ phí trước bạ x mức thu lệ phí trước bạ
Trong đó, mức thu lệ phí trước bạ sẽ được xác định tỉ lệ dựa trên giá trị tài sản tính lệ phí trước bạ, cụ thể đối với các tài sản như sau:
Người phải đóng phí trước bạ là các cá nhân, tổ chức có tài sản thuộc đối tượng chịu lệ phí trước bạ. Khi cá nhân hay tổ chức nhận chuyển nhượng quyền sử dụng tài sản thì họ là người có trách nhiệm kê khai và nộp phí trước bạ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Quy định tại Điều 9 Nghị định số 140/2016/NĐ-CP, trường hợp nộp hồ sơ điện tử, tổ chức, cá nhân phải dùng chứng thư số hoặc mã xác thực giao dịch điện tử để xác thực gửi hồ sơ. Tờ khai lệ phí trước bạ được lập thành 02 bản theo Mẫu số 01 và hồ sơ khai lệ phí trước bạ theo quy định tại Nghị định về lệ phí trước bạ.
Sau đây là những trường hợp được miễn đóng lệ phí trước bạ theo điều 9 Nghị định 140/2016/NĐ-CP:
Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã hiểu rõ hơn về phí trước bạ là gì? Khi nào phải đóng phí trước bạ? Hãy theo dõi GiaiNgo mỗi ngày để biết được thêm nhiều thông tin bổ ích nhé.