Tại Việt Nam, việc phân tích SWOT là một trong 5 bước tạo thành chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp. Vậy Phân tích SWOT là gì? cách phân tích SWOT như thế nào? Bài viết dưới đây của GiaiNgo sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này nhé.
SWOT là một mô hình tập hợp tất cả các yếu tố phân tích môi trường bên ngoài và yếu tố nội bộ trong kinh doanh của doanh nghiệp. SWOT được tập hợp, viết tắt của 4 chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (thế mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (thách thức).
Bốn yếu tố trên kết hợp lại với nhau tạo thành một ma trận SWOT hoàn hảo.
Phân tích Swot là một trong 5 bước tạo lên chiến lược sản xuất kinh doanh cho một doanh nghiệp. Phân tích SWOT là một khâu cơ bản trong xây dựng phát triển định hướng doanh nghiệp. Hiểu một cách dễ hiểu thì việc phân tích SWOT là việc mà chúng ta phải đi tìm hiểu về 4 yếu tố trong mô hình SWOT. Tùy từng dự án cụ thể mà chúng ta sẽ đưa ra được những mô hình phân tích SWOT khác nhau.
Phân tích SWOT là một khâu không thể thiếu trong quá trình hoạch định chiến lược kinh doanh. Phân tích tốt ma trận SWOT giúp doanh nghiệp chuyển những khó khăn trước mắt thành các cơ hội khác nhau, từ đó giúp doanh nghiệp tốt hơn vượt qua những khó khăn lúc đầu.
Đối với trường hợp các doanh nghiệp mới thành lập, những doanh nghiệp trẻ đang muốn phát triển từng bước tạo lập uy tín, thương hiệu cho riêng mình một cách chắc chắn và bền vững. Thì việc sử dụng ma trận SWOT là điều vô cùng cần thiết.
Một bản phân tích SWOT có thể giúp chúng ta liệt kê rõ ràng và chi tiết nhất. Các điểm mạnh nhất, những yếu điểm yếu cần khắc phục, biết cách nắm lấy cơ hội từ bên ngoài và phòng ngừa những thách thức đang ở phía trước từ đó mở ra nhiều cơ hội mới.
Một số ưu điểm của việc phân tích SWOT trong doanh nghiệp:
Đi kèm với những ưu điểm thì việc phân tích SWOT cũng mang lại một số nhược điểm sau:
Việc các doanh nghiệp luôn phải phân tích mô hình SWOT vì một bản phân tích SWOT có thể giúp bạn gạch đầu dòng những điểm mạnh nhất mà bạn có. Bạn sẽ tự nhận biết được những yếu điểm bạn cần khắc phục, nắm lấy cơ hội từ bên ngoài và phòng ngừa những thách thức.
Khi bạn dành thời gian để phân tích SWOT, doanh nghiệp của bạn chắc chắn sẽ tạo dựng được những chiến lược và đề xuất cần thiết khi kết hợp các yếu tố S-W-O-T.
Đó là những nền móng mà công ty cần để phát triển định hướng trong tương lai. Vì vậy sử dụng SWOT là điều gần như bắt buộc đối các doanh nghiệp thực sự muốn phát triển.
Có 4 thành tố chính trong mô hình SWOT:
S – Strengths: hay nói cách khác là điểm mạnh, điểm nội trội mà bạn có khi so sánh với các đối thủ. Cũng có thể hiểu một cách dễ hiểu đó là lợi thế của riêng doanh nghiệp bạn đang có mà đối thủ không có. Đây là một bước rất quan trọng, nếu không đánh giá chính xác sẽ dễ dẫn đến nhiều bước đi sai lầm về sau gây tổn hay nhiều thứ.
W – Weaknesses: hay còn gọi là điểm yếu, điểm yếu chính là những thứ mà bạn còn yếu kém, thiếu sót. Điểm yếu sẽ cản trở bạn trên con đường đạt được mục tiêu và dự định trong tương lai. Muốn thành công thì phải tìm cách khắc phục những điều này.
O – Opportunities: là việc tìm ra những tác động từ môi trường bên ngoài nào hỗ trợ được bạn trong việc kinh doanh. Nói cách khác đó là những cơ hội mới mở ra hỗ trợ hay giúp đỡ được doanh nghiệp của bạn trong tương lai.
T – Threats: là việc tìm ra những yếu tố bên ngoài nào gây khó khăn cho việc phát triển kinh doanh của bạn. Nếu tìm ra được những yếu tố đó thì có nghĩa là bạn đã tìm ra được những nguy cơ. Cũng chính là những thứ bạn sẽ phải đối mặt trong tương lai. Sau khi tìm ra nguy cơ, cần đề ra phương án giải quyết những nguy cơ đó.
Xác định SWOT là cực kỳ quan trọng. Nó quyết định việc để đạt được mục tiêu thì chúng ta cần những gì. Dưới đây là một số trường hợp ứng dụng phân tích SWOT:
Thông thường sơ đồ SWOT được trình bày dưới dạng ma trận 4 ô vuông tượng trưng cho 4 yếu tố chính. Tuy nhiên bạn cũng có thể liệt kê các ý cho từng mục dưới dạng danh sách. Cách trình bày như thế nào tùy mỗi người.
Sau khi thảo luận, thống nhất phiên bản SWOT hoàn chỉnh nhất, liệt kê các ý trong 4 yếu tố theo thứ tự ưu tiên nhiều nhất cho đến ít ưu tiên nhất:
Strength – Thế mạnh: Hãy thử đặt câu hỏi để mở rộng yếu tố đầu tiên: Điểm mạnh, bằng cách liệt kê những câu hỏi xoay quanh thế mạnh của doanh nghiệp như sau:
Weakness – Điểm yếu: Quá tự tin vào điểm mạnh của mình sẽ trở thành yếu điểm cho doanh nghiệp, khi doanh nghiệp không thể nhìn ra những thiếu sót cần thay đổi. Những câu hỏi gợi ý cho việc tìm ra điểm yếu:
Opportunity – Cơ hội: Doanh nghiệp bạn có một đội marketing mạnh, đã xây dựng được một số người tiêu dùng thân quen nhất định. Đó chính là lợi thế, cơ hội. Những ý tưởng mới, những cách thực hiện làm mới hơn nữa về đội ngũ marketing đó lại là một cơ hội khác sẽ mở ra cho doanh nghiệp bạn. Cơ hội có thể đến từ:
Threat – Rủi ro: Yếu tố cuối cùng của phân tích SWOT là Threat – Thách thức, rủi ro hay các mối đe dọa. Nói dễ hiểu thì chung quy là tất cả mọi thứ có thể gây rủi ro đến khả năng thành công hoặc tăng trưởng của doanh nghiệp của bạn. Rủi ro này có thể bao gồm những yếu tố như đối thủ cạnh tranh mới nổi, thay đổi về luật pháp, rủi ro trong xoay chuyển tài chính.
Hi vọng, thông qua những chia sẻ hữu ích trên của GiaiNgo. Các bạn đã có thể hiểu hơn về SWOT là gì, cũng như có thể sử dụng, phân tích SWOT một cách hiệu quả nhất. Đừng quên theo dõi GiaiNgo để cập nhật thông tin mới nhất mỗi ngày nhé!