Nếu bạn đang đi làm thì hẳn là khái niệm về OT không còn xa lạ. Nhất là với ai làm trong lĩnh vực dịch vụ hiếu khách. Vậy OT là gì? Cách tính OT ra sao sẽ được GiaiNgo giúp bạn tìm câu trả lời trong bài viết sau!
OT là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Over Time”. Dịch ra tiếng Việt có nghĩa là ngoài giờ, tăng ca.
OT thường gặp ở các công ty làm về lĩnh vực công nghệ thông tin, đặc biệt là mảng lập trình. Nhân viên thường phải làm thêm giờ để hoàn thành công việc khi mà dự án gần đến ngày cuối, gần ngày bàn giao mà công việc chưa xong.
Lương OT là khoản tiền được nhận thêm sau mỗi giờ làm việc ngoài giờ hành chính, quy định của các công ty, doanh nghiệp. Thông thường mức lương OT được nhận sẽ cao hơn mức lương thông thường.
OT (Operational Technology), tạm dịch là “Công nghệ vận hành”. Được định nghĩa như một hệ thống các phần mềm và phần cứng nhằm quản lý/giám sát các thiết bị vật lý, máy móc, cũng như quy trình và các phân đoạn sản xuất trong quá trình vận hành của doanh nghiệp. Từ trước tới nay, kiến trúc OT chủ yếu hoạt động trên một cơ sở hạ tầng riêng và biệt lập.
Thêm một thuật ngữ khác mà bạn cần biết về OT. OT trong game có nghĩa là: khi bạn đang bị Boss đánh, 1 người khác có tổng sát thương lên Boss nhiều hơn bạn, thì Boss sẽ chuyển hướng đánh người khác.
OT trong Kpop là viết tắt tiếng Anh của từ One True, dịch theo nghĩa đen có nghĩa là “một sự thật”. OT thường khi kèm với một con số phía sau để chỉ số lượng thành viên mà bạn tin tưởng, chọn yêu thương trong một nhóm nhạc.
Ví dụ như: BTS có 7 thành viên và bạn là một ARMY theo chủ nghĩa OT7, có nghĩa là bạn yêu thương cả 7 thành viên, với bạn BTS sẽ luôn là đẹp nhất khi 7 người bên nhau.
OT trong lập trình là từ viết tắt của cụm từ “Over Time” trong tiếng Anh được dịch là: ngoài giờ, tăng ca.
Từ này thường được gặp nhất ở các công ty về lĩnh vực công nghệ thông tin đặc biệt là mảng lập trình. Khi những dự án gần đến ngày cuối, gần ngày bàn giao mà công việc chưa xong thì đòi hỏi nhân viên cần phải làm tăng cường để hoàn thành công việc.
OT (over time) trong nhân sự nghĩa là làm thêm giờ. Ngoài khung giờ làm việc theo quy định thì khoảng thời gian người lao động làm thêm gọi là overtime, hay gọi nôm na là tăng ca. OT là tình trạng khá phổ biến ở nhiều doanh nghiệp khi bị trễ deadline, đặc biệt trong lĩnh vực nhà hàng – khách sạn.
Thời gian tăng ca được quy định rất rõ ràng. Cụ thể như sau:
Số giờ làm thêm trong ngày được pháp luật quy định là không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày. Nếu người lao động làm việc bình thường 8 giờ 1 ngày thì tăng ca không được quá 4 giờ.
Đối với các đơn vị tính thời gian làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường + số giờ làm thêm trong 1 ngày không được vượt 12 tiếng.
Sau đây GiaiNgo sẽ cùng tìm hiểu cách tính tiền lương OT. Cách tính tiền lương làm thêm giờ được quy định như sau trong điều 104 – Luật lao động:
Trường hợp người lao động làm thêm giờ ban ngày:
Trường hợp người lao động làm thêm giờ ban đêm:
Tiền lương làm thêm giờ = [Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường x mức ít nhất 150%/ 200%/ 300% + Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 30% + 20% x Tiền lương giờ tương ứng của ban ngày] x Số giờ làm thêm vào ban đêm.
Không trả lương OT hay trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương mà doanh nghiệp đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện sẽ bị sử phạt theo các mức:
Theo tính chất công việc, sẽ có một thời gian bạn sẽ phải làm việc thêm giờ để hoàn thành công việc và hoàn thành chỉ tiêu. Nhưng nó nên xuất hiện trong một thời gian ngắn, sau đó bạn cần được nghỉ ngơi hợp lý để lấy lại năng lượng và tinh thần. Nếu tình trạng làm việc quá giờ diễn ra liên tục, bạn sẽ gặp phải nhiều nguy hiểm:
Hy vọng bài viết trên đây giúp bạn hiểu rõ hơn về OT là gì, cũng như những điều bạn cần biết về OT. Hãy cùng theo dõi GiaiNgo để cập nhật những thông tin mới thú vị nhé!