NPV là gì? Cách tính chỉ số NPV như thế nào? Ưu và nhược điểm của NPV là gì? Tất cả sẽ được GiaiNgo bật mí trong bài viết dưới đây. Độc giả cùng theo dõi với GiaiNgo nhé!
NPV là giá trị hiện tại ròng, được viết tắt từ cụm từ net present value. Điều này có nghĩa là giá trị tại thời điểm hiện tại của toàn bộ dòng tiền dự án trong tương lai được chiết khấu về hiện tại.
Chỉ số NPV được sử dụng trong ngân sách vốn và lập kế hoạch đầu tư. Việc làm này nhằm mục đích phân tích lợi nhuận của một dự án nào đó hay một khoản đầu tư dự kiến.
Phương pháp NPV xuất phát từ ý tưởng tiền trong hiện tại có giá trị cao hơn tiền trong tương lai. Do nó bị ảnh hưởng từ các yếu tố lạm phát và thu nhập các khoản đầu tư thay thế có thể thực hiện được trong khoảng thời gian. Nói một cách dễ hiểu hơn, một đồng tiền kiếm được trong tương lai sẽ không có giá trị bằng một đồng tiền ở hiện tại.
Ví dụ về NPV: Công ty của bạn đang cân nhắc mua một chiếc xe tải có giá trị khoảng 700 triệu đồng. Thời gian sử dụng dự kiến là 7 năm, sau đó sẽ thanh lý. Ước tính mỗi năm chiếc xe này sẽ mang về cho công ty 150 triệu đồng. Tỷ suất chiết khấu (theo chi phí lãi vay ngân hàng) là 10%.
Như vậy ở ví dụ này người ta sẽ dùng phương pháp tính giá trị hiện tại ròng NPV để phân tích khoản mục đầu tư cơ bản này. Từ đó sẽ giúp công ty đưa ra quyết định có nên mua chiếc xe tải này không.
Những ý nghĩa của NPV sẽ được GiaiNgo bật mí ngay dưới đây:
Nếu chỉ số NPV dương thì nó mang ý nghĩa đầu tư này sẽ có thể thêm giá trị cho công ty, dự án có thể được chấp nhận.
Nếu chỉ số NPV âm có nghĩa là đầu tư này có thể làm giảm giá trị công ty, dự án này nên bỏ qua.
Nếu chỉ số NPV bằng không, có nghĩa là đầu tư này không làm tăng cũng không làm mất đi giá trị cho công ty.
Dưới đây là công thức tính NPV:
Trong đó:
NPV là một công cụ khá hữu ích để đánh giá tiềm năng của một dự án. Mong rằng qua bài viết trên của GiaiNgo bạn có thể nắm được NPV là gì và cách tính toán chỉ số giá trị hiện tại ròng. Đừng quên để lại bình luận ở bên dưới nhé! Chúc độc giả cuối tuần thật vui vẻ!