Sự ra đời của NATO đánh dấu cột mốc lớn trong lịch sử thế giới. Vậy NATO là gì? Nếu bạn còn đang thắc thì mời bạn theo dõi nội dung bài viết này của GiaiNgo.
NATO là Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, viết tắt của cụm từ North Atlantic Treaty Organization. Đây là một liên minh quân sự dựa trên Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương được ký kết vào ngày 4/4/1949.
Khối NATO liên kết các quốc gia như Hoa Kỳ và Canada và một số nước ở châu Âu hình thành khối quân sự – chính trị lớn nhất thế giới.
Khối quân sự NATO ra đời nhằm mục đích chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Vì lúc này, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa đang trên đà phát triển rất mạnh ở châu Âu.
Chính vì vậy, khi khối quân sự NATO ra đời sẽ dẫn đến việc các nước cộng sản thành lập khối Warszawa để làm đối trọng.
Bên cạnh những câu hỏi như NATO là gì, khối quân sự NATO ra đời nhằm mục đích gì thì nội dung về đặc điểm của NATO là gì cũng rất quan trọng mà bạn không thể bỏ lỡ.
Đặc điểm của NATO là:
NATO gồm 30 nước. Để tìm hiểu kỹ hơn về NATO là gì thì không thể bỏ qua danh sách các quốc gia mà GiaiNgo tổng hợp bên dưới đây.
Xem thêm: Tổng thống Ukraina là ai? Tiểu sử Volodymyr Zelensky gây bất ngờ Putin là ai? Tiểu sử Putin – Tổng thống vĩ đại nhất nước Nga
Xem thêm:
Sau khi đã tìm hiểu NATO là gì, chúng ta cùng trả lời những câu hỏi đang nóng trên MXH về NATO nhé.
Ukraine vẫn chưa là thành viên của NATO do ông Yanukovych – Tổng thống Ukraine năm 2010 mong muốn không liên kết.
Trước đây vào năm 2008, Ukraine đã nộp đơn xin tham gia NATO nhưng cuối cùng NATO cũng đã từ chối nêu mốc thời gian cụ thể để kết nạp.
Khi Viktor Yanukovych lên làm tổng thống, ông đã từ chối để Ukraine gia nhập NATO. Đến 2/2014, khi ông đã rời khỏi đất nước, Ukraine và các nhà lãnh đạo nước này tiếp tục ưu tiên gia nhập NATO.
Quyết định này được sự ủng hộ của công chúng với tư cách thành viên của khối tăng đều đặn trong những năm qua.
Tuy nhiên vào năm 2022, tình trạng bất ổn đang diễn ra giữa Nga – Ukraine khiến một số thành viên NATO trong đó có Pháp và Đức đã phản đối việc để Ukraine gia nhập.
Điều này khiến việc Ukraine gia nhập vẫn chưa thành hiện thực.
Nga không gia nhập NATO và EU vì những lý do sau:
Lợi ích toàn cầu của Nga xung đột với lợi ích của NATO và EU
Thủ tướng Putin nhấn mạnh rằng nước Nga sẽ phải thay đổi tuy nhiên mọi sự thay đổi phải nhằm để tiến lên. Ông khẳng định những thay đổi đó phải cẩn thận không được để sai lầm mà Nga giống như giai đoạn vào những năm 90 của thế kỷ XX.
Trước đây, Nga là một cường quốc, là một trong hai cực của thế giới thời kỳ chiến tranh lạnh. Hiện nay, có quá nhiều vấn đề mà Nga cần phải giải quyết để khôi phục lại vị thế của mình.
Mặc dù vậy, các nước phương Tây không thể coi thường vì Nga vẫn là một cường quốc quân sự.
Nếu Nga gia nhập NATO thì mơ ước khôi phục vị trí siêu cường quốc coi như kết thúc. Khi đến với NATO, địa vị của Nga chỉ còn là một nước châu Âu lớn ngang hàng với Anh, Đức, Pháp.
Thủ tướng Putin khẳng định thứ họ cần là một nước Nga vĩ đại. Với vị thế lúc này, Nga là nước kém hơn Mỹ bởi vì Mỹ có tổ chức quân sự mạnh và có ảnh hưởng nhất thế giới.
Và Nga sẽ phải phụ thuộc vào Mỹ khi gia nhập NATO. Putin nhận định nước Nga có đủ khả năng tự đảm bảo an ninh quốc gia cho mình.
Trong lĩnh vực quốc phòng xuất hiện mâu thuẫn hệ tư tưởng
Người Nga không tiện nói ra bí mật quân sự của mình với NATO, nhất là về tiềm lực hạt nhân. Trong khi đó quan, các thành viên gia nhập NATO đều phải có minh bạch trong hoạt động quân sự – quốc phòng.
Đây là điều Nga khó chấp nhận nhất.
Phương hại đến CSTO
Nga là một thành viên của CSTO (Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể). Nếu trở thành thành viên của NATO, Nga sẽ không còn trong Tổ chức CSTO nữa.
Trước đây, Nga có vai trò tích cực trong CSTO. Chính vì vậy người đứng đầu CSTO cho rằng, việc Nga gia nhập NATO là vô nghĩa.
Còn về EU, nhà lãnh đạo Nga nhận định rằng trước khi thực hiện kết nạp thêm các thành viên mới thì các nước trong khu vực này giải quyết vấn đề nợ công.
Tổng thống Putin cũng cho biết, nước Nga sẽ tiếp tục hợp tác với NATO và EU trong những lĩnh vực mà hai bên cùng quan tâm.
Nga lo ngại việc NATO mở rộng sang phía Đông vì nếu NATO duy trì chính sách mở cửa sang phía Đông thì sẽ đóng cánh cửa với Nga, điều này sẽ khiến Moskva coi là đối đầu trực tiếp.
Trong một bản ghi nhớ của Bộ Ngoại giao Mỹ vào năm 1990 có đoạn là ở bối cảnh hiện tại, NATO và Mỹ không được lợi ích gì khi khối quân sự này kết nạp các nước Đông Âu.
Tuy nhiên kể từ năm 1990, NATO đã trải qua 5 vòng mở rộng để kết nạp một số nước từng thuộc Liên Xô và Tổ chức Hiệp ước Warsaw.
Ngoài ra, NATO đã bác bỏ quan điểm của tổng thống Putin và cho rằng phần lớn diện tích nước Nga hướng ra Thái Bình Dương. Nhưng trên thực tế, hầu hết dân cư Nga tập trung tại khu vực gần với châu Âu.
Cảm ơn quý bạn đọc đã tìm hiểu nội dung bài viết NATO là gì? Tại sao Ukraine vẫn chưa là thành viên của NATO? cùng GiaiNgo. Nếu thấy thông tin này hữu ích, đừng ngại like và share nó đến bạn bè nhé.