Mood là gì? Cách tránh tụt mood là gì?

Trong âm nhạc, trong các bài đăng trên các trang mạng xã hội thường xuất hiện từ mood. Vậy mood là gì? Hãy để GiaiNgo giúp bạn trả lời câu hỏi này nhé!

Mood là gì?

Mood là gì?

Mood là từ có thể dùng để chỉ tâm trạng. Thường thì từ mood để biểu thị cảm xúc không quá mãnh liệt, chỉ là vui hoặc buồn. Chẳng hạn như “in a merry mood” (tâm trạng vui vẻ). Mood có thể kéo dài vài giờ hoặc thậm chí là vài ngày.

mood là gì

Tụt mood là gì?

Tụt mood là từ ghép để diễn tả những hội chứng chán nản, buồn rầu. Chẳng còn năng lượng hay sức lực gì. Nếu ghép tụt mood thì nghe cũng vần hơn, dễ nói hơn so với tụt feeling. Vì vậy mà người ta hay dùng tụt mood.

Ngoài việc đối với việc diễn tả trạng thái của chủ quản thì tụt mood còn có thể bày tỏ về một quan điểm nào đó.

mood là gì

Tăng mood là gì?

Tăng mood chỉ sự thay đổi tâm trạng từ bình thường sang good mood hoặc từ tụt mood lên trạng thái bình thường. Tăng mood đơn giản là tâm trạng đi lên. Tâm trạng được cải thiện so với ban đầu. Tăng mood còn được dùng để chỉ tâm trạng phấn chấn, vui vẻ, náo nhiệt.

mood là gì

Good mood là gì?

Good mood được hiểu là tâm trạng tốt, hay là vui vẻ, phấn chấn, có hứng thú, nhiệt huyết, tràn đầy năng lượng. Good mood là tâm trạng tích cực diễn ra trong con người, từ tâm trạng tích cực đó người ta sẽ suy nghĩ tích cực và làm điều tích cực.

mood là gì

Bad mood là gì?

Bad mood có nghĩa là xuống mood hay tụt mood. Bad mood và tụt mood có nghĩa tương đồng. Khi mà bạn đang rơi vào tình trạng “tôi không có tâm trạng để làm gì cả” thì đó là bạn đang bad mood.

Low mood là gì?

Low mood hiểu theo nghĩa tiếng Anh sẽ là tâm trạng thấp. Low mood cũng có nghĩa giống với bad mood. Low mod diễn tả việc chán nản không muốn làm gì trong một khoảng thời gian nhất định. Thường khi rơi vào tình trạng low mood chúng ta thường cảm thấy tiêu cực, chán nản.

mood là gì

High mood là gì?

High mood đối nghịch với low mood, diễn tả sự hứng chí, phấn khích của bản thân với mọi sự việc xung quanh. Thường khi high mood chúng ta có tâm trạng tích cực diễn ra trong con người, từ tâm trạng tích cực đó người ta sẽ suy nghĩ tích cực và làm điều tích cực.

Vì sao giới trẻ ngày nay hay dùng từ mood?

Sau đây là một số lí do lí giải cho việc vì sao từ mood lại được giới trẻ thường xuyên sử dụng như vậy, cùng GiaiNgo theo dõi nhé.

Ý nghĩa thú vị

Trước tiên, không thể không công nhận yếu tố thú vị, sáng tạo trong ngữ nghĩa. Bằng cách ghép 1 từ tiếng Việt vào từ tiếng Anh có sẵn, chúng ta đã có 1 từ lóng mới với ý nghĩa thú vị, mang tính tượng hình cao.

Hơn nữa, nếu như bạn thử dịch trong bất cứ trường hợp này, từ tụt mood cũng rất có ý nghĩa. Chúng ta có thể dùng nó trong giao tiếp thân mật hằng ngày, những status trên mạng.

Thuận miệng

Từ “tụt mood” khi đọc lên có vần tương đồng. Vì thế, khiến người ta cảm thấy thuận miệng. Vì thế, việc sử dụng từ lóng này phổ biến cũng là điều dễ hiểu.

mood là gì

Trào lưu phổ biến trên mạng xã hội

Khi mà một từ lóng xuất hiện, nó sẽ nhanh chóng được chia sẻ, lan truyền như 1 trào lưu. Đó là chưa kể với sự phát triển của mạng xã hội như hiện nay, điều này lại càng dễ diễn ra hơn.

Nguyên nhân tụt mood là gì?

Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tụt mood

Là người nhạy cảm

Có một số người sinh ra đã nhạy cảm sẵn rồi. Những điều tiêu cực dù chỉ là một chút thôi cũng sẽ ảnh hưởng không tốt đến cảm xúc của họ. Chỉ chừng ấy thôi cũng đã khiến họ tự ái và luôn ở trong trạng thái cạn kiệt năng lượng.

Luôn tự cho mình kém cỏi

Trái ngược với những bạn biết khả năng của mình là hạn chế nhưng vẫn cố gắng thử sức mình đến đâu thì đến. Bên cạnh đó lại có những bạn luôn cho rằng bản thân mình kém cỏi thực sự dù làm gì đi nữa thì cũng thất bại thôi. Đó cũng chính là lí do khiến bản thân họ hay tụt mood.

Luôn đố kỵ với người khác

Thay vì ngưỡng mộ thì người ta lại đố kỵ với người khác. Điều này dần dần hình thành trong bản thân chúng ta những suy nghĩ tiêu cực làm tụt mood.

mood là gì

Stress vì cuộc sống, vì công việc

Stress cũng là một nguyên nhân khá phổ biến khiến cho nhiều bạn tụt mood. Công việc dồn dập, ôn thi căng thẳng, tình yêu chênh vênh, gia đình không hạnh phúc,…

Thiếu tình cảm và mất định hướng

Các bạn trẻ, đặc biệt là độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi, có nhiều bạn thường bị tụt mood vì không có định hướng cho bản thân. Họ thường chán chường và mất đi cái ý chí mà trước đây họ đã ước mình trở thành những nhân vật tầm cỡ, những người thành công như thế nào.

Cách tránh tụt mood là gì?

GiaiNgo sẽ đưa ra những cách nhằm giúp các bạn tránh rơi vào tình trạng tụt mood qua bài viết dưới đây, cùng theo dõi nhé.

Luôn giữ tinh thần lạc quan trong cuộc sống

Lời khuyên tốt nhất dành cho bạn đó là hãy luôn nghĩ đến những điều tốt đẹp thì những vấn đề mà bạn gặp phải sẽ dễ dàng giải quyết hơn rất nhiều.

Xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp

Tâm trạng con người luôn thay đổi. Những mối quan hệ tốt đẹp là cách giúp cho bạn không cảm thấy mình bị bỏ rơi, không cảm thấy cô đơn khi gặp những khó khăn trong cuộc sống. Khi bị tụt mood hãy tìm người nói chuyện bởi chia sẻ luôn là cách để nhẹ lòng.

Tạo dựng thói quen tốt cho bản thân

Ngày nay, thời đại kinh tế thị trường, có quá nhiều áp lực đặt lên vai bạn, nỗi lo cơm áo gạo tiền. Chính vì thế, các bạn trẻ rất dễ bị stress căng thẳng mệt mỏi, chán nản và tụt mood.

Quan trọng là sau những khó khăn đó, mỗi người phải biết tự rèn luyện và thay đổi bản thân để bắt nhịp với cuộc sống. Và quan trọng là không để trạng thái tụt mood đó ngự trị quá lâu trong bạn.

Cấu trúc và cách dùng của từ mood trong câu tiếng Anh

Theo từ điển Oxford có đến 4 cách dùng của từ mood:

  • Cách dùng đầu tiên: Mood được dùng để chỉ cách mà bạn cảm thấy trong một thời gian xác định, có thể gọi tắt là trạng thái cảm xúc. Công thức: In the mood for doing something. Ví dụ: I’m in the mood for working all night.
  • Cách dùng thứ 2: Mood được sử dụng để chỉ một giai đoạn của việc trở nên giận dữ hay mất kiên nhẫn. Ví dụ: I wonder why he’s in such a mood today.
  • Cách dùng thứ 3 và thứ 4: Mood được sử dụng để chỉ cách mà mọi người cảm nhận hay bầu không khí chung ở tập thể. Ngoài ra, còn chỉ một tập hợp các dạng động từ hoặc thể loại từ chỉ sự sai khiến, mệnh lệnh, câu hỏi, mong muốn, điều kiện. Ví dụ: The mood of the meeting was distinctly pessimistic.

Mood là một khái niệm mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Bạn có thấy thú vị không? Giờ thì bạn đã biết mood là gì rồi phải không. Hãy theo dõi GiaiNgo để thu thập thêm nhiều thông tin bổ ích hơn nhé!