Mâm cỗ ngày Tết đã trở thành hình ảnh đặc trưng trong tâm trí mỗi người con đất Việt. Đây là dịp để gia đình sum vầy, cùng nhau thưởng thức những món ăn yêu thích và trao bao hy vọng về một năm mới bình an. Cùng GiaiNgo tìm hiểu các món ăn Tết Việt Nam phổ biến nhất trong bài viết dưới đây nhé.
Người miền Bắt vào mỗi dịp Tết thường sẽ có xu hướng chọn những món ăn cổ truyền được chế biến tinh tế, thơm ngon. Cùng điểm qua một số món ăn Tết Việt Nam khu vực này nhé.
Gói bánh chưng ngày Tết đã trở thành một phong tục phổ biến ở miền Bắc vào mỗi dịp Tết đến xuân sang. Món ăn này được chế biến từ những nguyên liệu như gạo nếp loại một, thịt heo, hành, đậu xanh,… Bánh được nấu trên bếp lửa trong nhiều giờ liền, mang đến hương vị mềm dẻo và thơm ngon cho người thưởng thức.
Một trong những món ăn truyền thống Việt Nam ngày Tết miền Bắc bạn nhất định không nên bỏ qua đó chính là giò thủ. Thịt sau khi được giã nhuyễn, nêm nếm gia vị vừa ăn sẽ được buộc chặt bằng lạc giang và mang đi hấp. Thịt thành phẩm thường sẽ được ăn kèm với củ kiệu, sự kết hợp hoàn hảo mang đến cho người dùng hương vị khó quên.
Thịt đông được xem là một trong những món ăn đặc trưng của miền Bắc Bộ. Chúng được làm từ những nguyên liệu dễ dàng tìm kiếm như thịt heo, gà, bì heo và gia vị. Tất cả sau khi được thái nhỏ và ninh nhừ sẽ cho vào tủ lạnh tạo thành từng miếng thịt đông bắt mắt, thơm ngon.
Một loại đặc sản thường xuyên xuất hiện trên mâm cỗ ngày Tết ở miền Bắc đó chính là món nem rán thơm ngon. Nguyên liệu chính của món ăn này gồm hai thành phần chính là thịt heo băm nhỏ và mộc nhĩ. Nem rán khi ăn sẽ cho cảm nhận thơm béo của lớp nhân bên trong và lớp vỏ giòn tan.
Đây là một món ăn truyền thống của người miền Bắc, thường sẽ được tạo hình thành khuôn bánh vừa ăn. Hương vị này gây thương nhớ cho nhiều người bởi vị thanh mát, mềm dẻo tan chảy trong miệng. Thông thường với món bánh này, mọi người sẽ có xu hướng thưởng thức cùng với chè sen hoặc chè xanh. Sự hòa quyện này hứa hẹn sẽ tạo nên một cảm giác khó quên.
Những ngày xuân đầu năm mới, tiết trời miền Bắc thường sẽ có đặc trưng lạnh khô. Do đó, những món ăn nóng hổi như canh hoặc súp sẽ được rất nhiều gia đình ưu ái chế biến. Trong đó canh bóng thả mang hương vị thanh mát, nóng hổi sẽ giúp cơ thể bạn cảm thấy thoải mái và ấm cúng hơn.
Món ăn ngày Tết Miền Trung thường khá đa dạng và phong phú với nhiều hương vị khác nhau. Cùng GiaiNgo tìm hiểu một số món ăn phổ biến trong mâm cỗ ngày Tết miền Trung nhé.
Một trong những món ăn đặc trưng của Tết miền Trung vào ngày đầu năm mới đó chính là nem chua. Món ăn được gói từ thịt heo sống, lên men tự nhiên bằng một số loại gia vị như ớt, tiêu, riềng,… Sau đó được treo trên gác bếp để khói làm chín từ sớ thịt. Khi ăn thường sẽ được nướng chín lại bằng lửa và thưởng thức kèm lá ổi, tươi ớt và bia hoặc rượu.
Nếu món ăn ngày Tết Việt Nam miền Bắc có bánh chưng thì mâm cỗ ngày Tết ở miền Trung không thể nào thiếu bánh tét. Chúng được gói thành hình trụ, bên trong lớp lá chuối xanh mướp sẽ có nếp, thịt heo và đỗ xanh. Khi ăn có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau như ăn trực tiếp, chiên giòn, hấp nóng,…
Trong danh sách những món ăn Tết Việt Nam miền Trung, dưa món đã trở thành hình ảnh quen thuộc trong căn bếp của mỗi gia đình. Món ăn này được chế biến từ đa dạng các nguyên liệu khác nhau như cà rốt, củ kiệu, củ cải, ớt, dưa leo,… Để có thể bảo quản món ăn được lâu nhất, nên bảo quản món ăn trong ngăn lạnh nhé.
Vào những ngày đầu năm mới, hầu hết trong căn bếp của mỗi gia đình miền Trung đều sẽ có món thịt ngâm mắm thơm ngon. Nguyên liệu chính của món ăn có thể là thịt bò hoặc thịt heo. Sau khi sơ chế sạch sẽ, chúng được mang đi ngâm với nước mắm nấu đường với tỉ lệ nhất định. Món ăn này thường sẽ được ăn cùng bánh tráng rau xanh, bánh tét, cơm trắng,…
Tôm chua là món ăn có nguồn gốc từ Huế, đến nay đã dần phổ biến khắp các tỉnh miền Trung. Món ăn này được chế biến khá cầu kỳ từ nhiều nguyên liệu khác nhau như riềng, tỏi, ớt, khế,… Món ăn này hứa hẹn sẽ giúp mâm cỗ ngày Tết đẹp mắt, kích thích vị giác hơn.
Trở thành nét đẹp ẩm thực đặc trưng trong mâm cỗ ngày Tết Việt Nam miền Trung, xôi đậu xanh đã trở thành món ăn quen thuộc, hiệu hữu ở mọi mâm cúng giao thừa. Xôi sau khi nấu chín sẽ cho hương vị thơm dẻo của nếp, hòa quyện với đó là sự bùi bùi từ hạt đậu. Không cần sao sang hay mỹ vị, món ăn này vẫn được nhiều người “vét sạch” vào mỗi dịp Tết.
Gợi ý cuối cùng trong danh sách những món ăn Tết Việt Nam miền Trung đó chính là gà luộc. Gà được nuôi thả vườn cho hương vị dẻo dai, béo ngậy và thơm ngọt. Mọi người thường sẽ có xu hướng ăn món này kèm với muối tiêu, hành tây, rau răm. Bên cạnh đó, chúng còn được biến tấu thành một số món nộm như: nộm đu đủ, nộm cà rốt,…
Có không ít người cho rằng, món ăn Tết Việt Nam miền Nam chính là sự kết hợp hài hòa giữa ẩm thực nhiều miền. Vậy, đặc trưng cỗ Tết khu vực này có gì nổi bật?
Nếu miền Trung chỉ có độc nhất món bánh tét mặn thì đến với miền Nam vào mỗi dịp Tết, bạn sẽ được thưởng thức đa dạng các loại bánh như mặn, ngọt, chay. Ngoài ra, món ăn này cũng có một số điểm nổi bật hơn như màu sắc đa dạng, lớp nhân nhiều và dày,…
Trong mâm cỗ ngày Tết miền Nam, thịt kho tàu đã trở thành hình ảnh quen thuộc được rất nhiều người yêu thích. Nguyên liệu cơ bản để tạo nên món ăn này đó chính là thịt heo ba chỉ, trứng vịt, nước cốt dừa. Món ăn sau khi ninh nhiều giờ sẽ được bảo quản trong ngăn lạnh và thưởng thức dần.
Theo quan niệm của những người miền Nam, canh khổ qua là món ăn mang hàm ý cầu mong xua tan đi khó khăn, cực khổ trong năm cũ. Từ đó đón chào một năm mới bình an và thuận lợi. Khổ qua sau khi làm sạch sẽ được nhồi thịt hoặc chả vào bên trong và nấu trong thời gian từ 30 đến 45 phút. Sau đó thêm rau thơm và thưởng thức trọn vẹn vị thanh ngọt của món ăn.
Đến với mâm cỗ miền Nam, lạp xưởng là món ăn quen thuộc và không thể thiếu vào mỗi dịp Tết đến xuân sang. Món ăn mang màu sắc đỏ tươi mới, gợi sự liên tưởng về những điều may mắn và tài lộc. Khi ăn sẽ cho cảm giác béo thơm và cuốn hút.
Ngày xưa, chả lụa là món ăn chỉ có vua chúa mới được phép thưởng thức. Nhờ vào sự lưu truyền và gìn giữ, đến này chúng là trở thành món ăn được nhiều gia đình yêu thích và thưởng thức vào mỗi dịp Tết. Món chả lụa được chế biến từ thịt giã mịn, trộn lẫn với gia vị vừa ăn. Sau đó sẽ được mang đi gói trong lớp lá chuối và nấu chín.
Một món ăn khá hấp dẫn và phổ biến trong mâm cỗ ngày Tết tại miền Nam đó chính là dưa giá. Món ăn này thường sẽ được ăn kèm cùng với thịt luộc, heo mắm, lạp xưởng,… Hương vị chua cay, giòn nhẹ sẽ giúp kích thích vị giác, tăng độ tươi ngon cho món ăn.
Trên đây là tổng hợp một số món ăn Tết Việt Nam phổ biến và được nhiều gia đình ưu ái chế biến nhất. Hy vọng quý bạn đọc sẽ yêu thích bài viết này của GiaiNgo và không quên nhấn share để thông tin này đến được với nhiều độc giả hơn.