Module là gì? Khái niệm của module trong các lĩnh vực

Bạn hay bắt gặp từ module ở các lĩnh vực như giáo dục, tin học, điện tử,… Thế nhưng bạn chưa biết module là gì. Nội dung hôm nay của GiaiNgo sẽ gỡ rối giúp bạn về thuật ngữ này nhé!

Module là gì?

Module là những đơn vị nhỏ phối hợp với nhau để tạo nên một tổng thể lớn. Các module sẽ liên kết với nhau để có thể hoàn thiện tổng thể. Mỗi module sẽ đảm nhận một chức năng riêng, vai trò riêng để giúp tổng thể hoạt động tốt nhất.

Ví dụ về module:

Trong một doanh nghiệp sẽ có những phòng ban hoặc bộ phận khác nhau. Chẳng hạn như phòng tài chính, nhân sự, kinh doanh, IT,… Các phòng này đảm nhận những nhiệm vụ và chức năng khác nhau.

Lúc này, mỗi phòng như vậy sẽ được gọi là 1 module. Toàn bộ các module này hoạt động và liên kết với nhau để tạo thành một công ty vững mạnh.

Module là gì?

Module là gì trong các lĩnh vực?

Module là gì trong giáo dục?

Trong giáo dục, module là một chương trình hay kế hoạch dạy học. Ngoài ra, module có thể là phương pháp dạy học độc lập hoặc hoàn chỉnh nhằm mục đích phục vụ cho học sinh, sinh viên.

Mỗi module có thể chứa mục tiêu dạy học, nội dung dạy học,  phương pháp dạy học. Bên cạnh đó, module còn có cả hệ thống các công cụ đánh giá kết quả,…

Module là gì?

Module là gì trong toán học?

Trong toán học, module là hệ thống số học dành cho số nguyên. Tại số học module, các con số được viết bao quanh lấy nhau thành nhiều vòng tròn cho đến khi chạm đến giá trị đích.

Module là gì trong tiếng anh?

Trong tiếng Anh module có nghĩa là đơn vị đo. Dưới đây là một số từ liên quan đến module được dùng thông dụng:

  • Algebra module: Mô-đun đại số.
  • Derived module: Mô-đun dẫn xuất.
  • Differential module: Mô-đun vi phân.
  • Free module: Mô-đun tự do.
  • Representative module: Mô-đun đại diện.

Module là gì trong tin học?

Trong tin học, module là thành phần đảm nhận một nhiệm vụ nào đó trong dự án hay một hệ thống cụ thể. Module có vai trò rất quan trọng giúp cho máy tính có thể hoạt động hiệu quả nhất.

Module là gì trong thiết kế website?

Trong thiết kế website, module là một thành phần có chức năng cụ thể được người lập trình tạo ra. Điều này nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu sử dụng và làm việc của bộ phận IT.

Mỗi website sẽ gồm nhiều module khác nhau như module tìm kiếm, module tin tức, module sản phẩm,… Từng module sẽ đảm nhận, xử lý một chức năng riêng biệt. Khi kết hợp các module lại với nhau sẽ tạo nên một website hoàn chỉnh.

Module là gì?

Module là gì trong phần mềm?

Trong phần mềm, module là một thành phần giữ một nhiệm vụ cụ thể nào đó. Đối với phần mềm Software thì module được xem như một compiled. Module trong phần mềm được hiểu là một đơn vị có khả năng thực hiện chức năng riêng biệt của nó.

Module là gì trong điện tử?

Trong điện tử, module chính là các linh kiện điện tử. Chẳng hạn như transistor, tụ điện hay cuộn cảm,… Những linh kiện này đảm nhận một chức năng riêng. Đồng thời, nó được gắn kết trên một bo mạch nhằm thực hiện một chức năng nhất định nào đó.

Module là gì?

Module là gì trong kiến trúc xây dựng?

Trong kiến trúc xây dựng, module là một đơn vị đo quy ước. Nó có chức năng đo lường, điều chỉnh kích thước ở bộ phận kết cấu, kiến trúc của một công trình, dự án. Ở lĩnh vực này, module giúp các bộ phận liên kết và cùng nhau làm việc.

Vì sao phải chia nhỏ module?

Lý do chia nhỏ module sẽ được GiaiNgo bật mí trong phần nội dung dưới đây:

Chia nhỏ module giúp chúng ta quản lý công việc dễ dàng hơn

Ví dụ khi thực hiện thiết kế website, có rất nhiều công việc phức tạp cần phải thực hiện. Nếu bạn không chia nhỏ các chức năng thành từng module thì sẽ không biết bắt đầu công việc từ đâu.

Đôi khi bạn còn bỏ sót một số chức năng, công việc quan trọng khi không chia nhỏ module. Vì vậy, bạn nên chia nhỏ module để quản lý công việc dễ dàng hơn.

Dễ dàng cập nhật website

Nếu không chia website ra thành từng module, bạn sẽ gặp khó khăn khi cập nhật hay chỉnh sửa một chức năng nào đó. Vì thế, việc chia nhỏ từng module sẽ giúp bạn cập nhật dễ dàng mà vẫn đảm bảo website hoạt động bình thường.

Module là gì?

Dễ dàng phân chia công việc

Khi thiết kế một website lớn, bạn sẽ cần hỗ trợ từ những thành viên khác. Với cách chia nhỏ các module, các thành viên trong nhóm sẽ biết chính xác công việc của mình là gì. Từ đó, bạn dễ dàng giám sát, quản lý và đánh giá kết quả cuối cùng.

Hi vọng những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn biết được module là gì. Bạn có thể share bài viết này của GiaiNgo để mọi người biết rõ hơn về thông tin này nhé! Hẹn gặp bạn ở những bài viết sau.