Lợi nhuận ròng đối với dân kinh tế là một thuật ngữ rất quen thuộc, sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên đôi khi khái niệm cũng như cách tính lợi nhuận ròng vẫn bị nhầm lầm. Cùng GiaiNgo đi vào chi tiết lợi nhuận ròng là gì nhé!
Lợi nhuận ròng, còn được gọi là thu nhập ròng hoặc lãi ròng là thước đo lợi nhuận của một liên doanh sau khi hạch toán tất cả các chi phí và thuế. Đó là lợi nhuận thực tế và bao gồm các chi phí hoạt động được loại trừ khỏi lợi nhuận gộp.
Lợi nhuận ròng là số tiền còn lại sau khi thanh toán đi tất cả các chi phí của một doanh nghiệp. Thực tế, tính lợi nhuận ròng có thể rất phức tạp trong các tổ chức lớn. Bởi vì cần phân loại, phân bổ doanh thu và chi phí đúng với phạm vi, cũng như nội dung làm việc cụ thể
Tuy nhiên, định nghĩa về thuật ngữ này có thể khác nhau. Ví dụ tại Mỹ, lợi nhuận ròng được kết hợp với thu nhập ròng hoặc có thể là lợi nhuận sau thuế.
Lợi nhuận ròng = Tổng doanh thu của doanh nghiệp – (10% VAT + 30% chi phí hoạt động) – 20% thuế thu nhập doanh nghiệp.
Trong đó:
Bên cạnh đó, các chuyên gia kinh tế tìm được cách tính lợi nhuận ròng đó là: chỉ cần lấy 0.48 nhân với tổng doanh thu doanh nghiệp.
Ví dụ: Tổng doanh thu của doanh nghiệp A là 400 triệu đồng.
Suy ra Lợi nhuận ròng = 0.48×400 = 192 triệu đồng
Yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng là chi phí hoạt động của doanh nghiệp với mức dao động khoảng 5%. Vì vậy nếu giảm mức chi phí hoạt động xuống thấp nhất thì tương tự với việc lợi nhuận ròng của doanh nghiệp sẽ được tăng lên và ngược lại.
Lợi nhuận ròng có vai trò quan trọng đối trong lĩnh vực kinh doanh, doanh nghiệp; cụ thể:
Giúp chủ doanh nghiệp biết được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp
Các con số hiện trên bảng tính lợi nhuận ròng đóng vai trò rất lớn trong việc xác định hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận sau thuế chính là thước đo phản ánh việc các cổ đông quyết định có tiếp tục đầu tư vào hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp hay không.
Phục vụ nghiên cứu kế hoạch kinh doanh
Thông tin các chỉ số lợi nhuận trên tổng doanh thu cho các nhà đầu tư thấy được doanh nghiệp đang phát triển hay đang gặp bất lợi trên thương trường. Bảng báo cáo trong một kỳ kinh doanh các con số từ lợi nhuận ròng ngày càng cao.
Điều đó chứng tỏ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng tiến triển tốt. Từ đó, những cổ đông sẽ có thêm nhiều sự tin tưởng hơn vào doanh nghiệp.
Giúp chủ doanh nghiệp dễ dàng vay vốn
Vai trò rất quan trọng của lợi nhuận ròng đó là việc phục vụ quá trình vay vốn, kêu gọi đầu tư. Đối với những doanh nghiệp có quy mô lớn thì sẽ cần phải đi kêu gọi vốn đầu tư nhiều hơn. Do đó, lợi nhuận sau thuế sẽ là một trong những cơ sở để các nhà đầu tư cân nhắc có cho doanh nghiệp vay vốn hay không.
Lợi nhuận ròng có thể được tính theo nhiều cách khác nhau nhau. Dưới đây là một số cách tính lợi nhuận ròng phổ biến nhất hiện nay:
Thứ nhất, ảnh hưởng đến việc nội bộ công ty
Vì lợi nhuận ròng là phần tiền cuối cùng mà người sở hữu công ty hoặc các cổ đông được phép sử dụng, nó sẽ phản ánh việc kinh doanh của công ty đó có tốt hay không? Với công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần, khoản lợi nhuận ròng sẽ là phần để các cổ đông xem xét liệu có nên tiếp tục để người này, người kia quản trị công ty hay không?
Thứ hai, phục vụ cho việc nghiên cứu, đầu tư
Trong quá trình đánh giá một công ty có “khỏe” hay không, các nhà phân tích sẽ nhìn phần tỷ lệ lãi ròng trên tổng doanh thu, nếu tỉ lệ đó càng lớn chứng tỏ công ty ngày càng phát triển, kinh doanh có lãi. Từ đó mọi người sẽ tin tưởng đầu tư vào công ty hơn.
Thứ ba, giúp công ty dễ dàng vay vốn hơn
Hiển nhiên với một công ty lớn nghĩa là tiền sở hữu của họ phải nhiều, từ đó các ngân hàng sẽ lấy khoản đó làm chứng minh, sự tín nhiệm để quyết định tiếp tục cho doanh nghiệp vay hay không? Như vậy chúng ta đã hiểu lợi nhuận ròng có tầm quan trọng như thế nào đối với 1 doanh nghiệp.
Hy vọng rằng bài viết lợi nhuận ròng là gì của GiaiNgo có thể giúp ích cho những bạn đang kinh doanh; có ý định đầu tư bắt đầu kinh doanh trong tương lai. Hoặc đơn giản giúp công việc của những nhân viên kế toán trở nên dễ dàng hơn nhờ việc hiểu rõ kiến thức về lợi nhuận ròng. Theo dõi GiaiNgo để không bỏ lỡ bất cứ thông tin mới nhất nào nhé!