Bất cứ doanh nghiệp cũng cần phải thực hiện việc tính lợi nhuận gộp để tính được lãi suất cũng như nắm bắt lợi nhuận hiệu quả trong quá trình kinh doanh của mình. Vậy lợi nhuận gộp là gì? Làm sao tính được lợi nhuận gộp? là những câu hỏi khi muốn tìm hiểu về kinh doanh. Bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây của GiaiNgo để giải đáp những thắc mắc xung quanh vấn đề này nhé!
Lợi nhuận gộp là lợi nhuận của một công ty sau khi trừ các chi phí sản xuất sản phẩm, nhân công, các chi phí liên quan để tạo ra sản phẩm hoặc chi phí liên quan đến việc cung cấp dịch vụ của công ty.
Lợi nhuận gộp hay doanh thu thuần có chung một tên tiếng Anh là Gross Profit. Nó thường xuất hiện trong các bảng sao kê thu nhập và báo cáo của công ty. Lợi nhuận gộp dùng để đánh giá độ kinh doanh hiệu quả công ty, xem xét biến đổi hoặc biến động liên quan đến sản lượng sản xuất.
Lợi nhuận gộp luôn bị chi phối bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Vậy nên, khi so sánh hai doanh nghiệp hoạt động cùng lĩnh vực phải so sánh kỹ lưỡng trên nhiều phương diện.
Tỷ suất lợi nhuận gộp (Gross Profit Margin) là một chỉ số được sử dụng để đánh giá mô hình kinh doanh và sức khỏe của doanh nghiệp. Nó số tiền còn lại từ doanh thu sau khi trừ đi giá vốn hàng bán trên một đơn vị giá vốn. Nói đơn giản thì nó là hệ số ở dạng phần trăm khi chia lợi nhuận gộp cho tổng doanh thu.
Tỷ suất lợi nhuận gộp là công cụ để so sánh công ty của bạn với công ty đối thủ hoặc giá trị trung bình của ngành một cách nhanh nhất. Bên cạnh đó nó cũng được sử dụng để so sánh tình trạng hiện tại với hiệu suất làm việc trước đây của công ty bạn.
Lợi nhuận gộp là tiêu chí để đánh giá độ hiệu quả hoạt động của công ty trong việc sử dụng lao động và vật tư của họ trong sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ trong một khoảng thời gian nhất định.
Số liệu tính toán cả lợi nhuận gộp dựa trên nhiều yếu tố biến đổi khác nhau. Có nghĩa là mức chi phí dao động dựa theo mức sản lượng và bao gồm các yếu tố như:
Một trong những ý nghĩa quan trọng của việc tính lợi nhuận gộp là giúp doanh nghiệp đánh giá chính xác được hiệu quả sử dụng lao động hoặc vật tư sản xuất. Từ đó rút ra những kinh nghiệm trong việc giảm thiểu rủi ro cho các nhà đầu tư.
Thứ hai, dựa vào lợi nhuận gộp, doanh nghiệp có thể thực hiện các thay đổi tích cực hơn cho công ty của mình. Khi nhận thấy chi phí sản xuất gần bằng hay cao hơn doanh thu thu về thì doanh nghiệp nên điều chỉnh bằng cách giảm giá vốn sản xuất hoặc mở rộng hoạt động tiếp thị để tăng doanh thu.
Thứ ba, lợi nhuận gộp rất hữu ích khi dùng để so sánh các doanh nghiệp trong một ngành. Doanh nghiệp nào có tỉ suất lợi nhuận gộp cao hơn chứng tỏ doanh nghiệp đó có lãi hơn và kinh doanh hiệu quả hơn.
Công thức xác định lợi nhuận gộp là: Lợi nhuận gộp = Doanh thu bán hàng – Giá vốn bán hàng (COGS)
Ví dụ: Doanh thu của một doanh nghiệp là 400 triệu. Giả sử rằng chi phí vật tư là 40 triệu, chi phí trả cho nhân viên là 160 triệu. Vậy lợi nhuận gộp sẽ là 400 – (40 + 160) = 200 triệu.
Từ đó suy ra công thức tính tỷ suất lợi nhuận gộp là: Tỷ suất lợi nhuận gộp (%) = Lợi nhuận gộp / Doanh thu
Lấy ví dụ như trên ta sẽ tính được tỷ suất lợi nhuận gộp là 200 / 400 = 50% Có nghĩa là trong 1 triệu doanh thu của công ty đó có 500 ngàn lợi nhuận gộp.
Lưu ý: Lợi nhuận gộp khác với lợi nhuận hoạt động. Lợi nhuận hoạt động là phần lợi nhuận của công ty trước khi lãi và thuế được tính vào. Lợi nhuận hoạt động được tính bằng cách trừ chi phí hoạt động từ lợi nhuận gộp.
Có rất nhiều người cho rằng lợi nhuận gộp và thu nhập ròng là giống nhau. Tuy nhiên hai khái niệm này hoàn toàn khác nhau, điển hình là:
Thu nhập ròng:
Lợi nhuận gộp:
Với những thông tin mà GiaiNgo cung cấp hy vọng bạn sẽ hiểu được lợi nhuận gộp là gì cũng như những điều liên quan đến thuật ngữ này. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo nhé!